Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dấu hiện sớm nam giới bị ung thư tinh hoàn

Thứ năm, 16:20 12/09/2013 | Sống khỏe

Giai đoạn đầu của ung thư tinh hoàn thường không có dấu hiệu gì đặc biệt. Tuy nhiên nếu chú ý người bệnh có thể tự phát hiện những dấu hiệu bất thường. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, hiệu quả điều trị sẽ tốt, vẫn đảm bảo khả năng sinh sản.

Giai đoạn đầu của ung thư tinh hoàn thường không có dấu hiệu gì đặc biệt. Tuy nhiên nếu chú ý người bệnh có thể tự phát hiện những dấu hiệu bất thường. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, hiệu quả điều trị sẽ tốt, vẫn đảm bảo khả năng sinh sản.

Triệu chứng của ung thư tinh hoàn thường có các biểu hiện: Có u nhỏ không đau ở vùng tinh hoàn, tinh hoàn to hơn bình thường, đau bên trong tinh hoàn, ngực và núm vú nam giới to hơn bình thường, có cảm giác nằng nặng ở bìu, gai sốt và hơi đau ở vú,… Nếu được phát hiện sớm thì đối với thể ung thư tinh hoàn thường gặp nhất là ung thư tuyến tinh và tỷ lệ chữa khỏi có thể gần 100%. Tuy nhiên nếu không được điều trị sớm, các tế bào ung thư có thể lan rộng ra các cơ quan gần đó vì thế việc phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường rất quan trọng.

Để có thể phát hiện sớm ung thư tinh hoàn, cách tốt nhất là nên chú ý tự kiểm tra tinh hoàn thường xuyên như sau:

- Kiểm tra vùng tinh hoàn ngay sau khi tắm bằng nước ấm, nước ấm làm giãn bìu, da vùng bìu đang mềm giúp dễ phát hiện bất thường ở tinh hoàn. Đặc biệt chú ý đến kích cỡ, độ lớn của tinh hoàn. Tinh hoàn bình thường của người trưởng thành chỉ to bằng ngón tay cái của người đó, không đau, mặt nhẵn.

Dấu hiện sớm nam giới bị ung thư tinh hoàn 1
Khám và tư vấn cho bệnh nhân tại Viện Chuyên khoa Nam học và hiếm muộn Hà Nội. Ảnh: TL

- Dùng 2 tay nhẹ nhàng đưa đi đưa lại các viên tinh hoàn. Kiểm tra xem có u bướu gì bất thường không. Sờ nắn nhẹ tinh hoàn xem có thấy đau, có u nhỏ hay không nhẵn thì nên đi khám. Nên cảnh giác với những cục nhỏ dưới da như mụn cơm trước hoặc dọc theo tinh hoàn.

- Nếu tinh hoàn bị sưng, có u cục cứng dù nhỏ cũng cần được thầy thuốc chuyên khoa tiết niệu và sinh dục khám. Nếu chẩn đoán xác định ung thư tinh hoàn, tùy mức độ bệnh các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Cách điều trị thông thường là phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn bị bệnh, hóa trị để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, để lại tinh hoàn lành, do đó vẫn đảm bảo khả năng tình dục và sinh sản.

Đối với những người có nguy cơ cao như: Những người ở trong gia đình có tiền sử ung thư tinh hoàn; Tinh hoàn ẩn không di chuyển xuống bìu trong tuổi thiếu niên; Bị chấn thương tinh hoàn; Viêm tinh hoàn do quai bị sau tuổi dậy thì; Những người làm việc trong điều kiện nhiệt độ quá nóng như thợ mỏ, lái xe đường dài,… cần thường xuyên kiểm tra tinh hoàn và khám nam khoa định kỳ để phát hiện sớm ung thư tinh hoàn.

Theo Bác sĩ Vũ Minh
SKĐS
 
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

Sống khỏe - 11 giờ trước

Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 12 giờ trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Top