ĐBQH lo ngại tình trạng "tay không bắt giặc" tại dự án đầu tư nước sạch
GiadinhNet - ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, đối với việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ các dự án đầu tư, phải có thủ tục được kiểm soát, tránh tình trạng "tay không bắt giặc".
Đề xuất vào danh mục kinh doanh có điều kiện
Thảo luận tại hội trường Quốc hội về Luật Đầu tư (sửa đổi), nhiều đại biểu cho rằng nên đưa kinh doanh nước sạch vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bởi nước nước sạch là loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống con người và phát triển kinh tế - xã hội.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp nước sạch phải chịu sự kiểm soát của Nhà nước nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trong cấp nước sạch cho người dân và cũng là đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các đơn vị kinh doanh đầu tư lĩnh vực cấp nước sạch.

Nhà máy nước sạch Sông Đuống. Ảnh DT.
Nêu ý kiến về vấn đề này, đại biểu Trần Văn Tiến (đoàn Vĩnh Phúc) cho rằng nên rà soát một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục cho phù hợp với thực tiễn, ví dụ mục 221 kinh doanh dịch vụ khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. Thiết nghĩ chỉ kinh doanh nước sạch mới thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, còn khai thác nước phục vụ tưới tiêu nông nghiệp thì không thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Trong khi đó, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP Hồ Chí Minh) nêu quan điểm, sản xuất kinh doanh nước sạch không thấy trong danh mục có điều kiện.
Đại biểu cũng nhấn mạnh: "Trước tình hình trong nước và quốc tế, chúng tôi đề nghị khi thiết lập các điều kiện cho các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện chúng ta phải xem xét rất kỹ. Có những ngành, nghề chúng ta phải hạn chế chuyển nhượng ở bên ngoài Việt Nam. Có những ngành, nghề chúng ta phải hạn chế người nước ngoài sở hữu. Hạn chế có nghĩa là không cho họ đa số và mức sở hữu của người nước ngoài.
Ví dụ như vấn đề kinh doanh nước sạch, ở những đô thị lớn thì đây là vấn đề an ninh rất hệ trọng. Liệu chúng ta có nên đưa vào kinh doanh có điều kiện và một trong những điều kiện đó là không cho chuyển nhượng ra bên ngoài Việt Nam. Nhà đầu tư vào đây thì có thể chuyển nhượng qua lại".
Nêu quan điểm của mình, đại biểu Nguyễn Thị Xuân Thu (đoàn Khánh Hòa) lại phân tích rằng, nước sạch là loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống con người và phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp nước sạch phải chịu sự kiểm soát của Nhà nước nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trong cấp nước sạch cho người dân và cũng là đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các đơn vị kinh doanh đầu tư lĩnh vực cấp nước sạch.
"Điều này càng cần thiết hơn khi vừa qua nguồn nước do Viwasupco bị kẻ xấu đầu độc nguồn nước mặt, gây ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn người dùng nước ở nhiều quận, huyện ở Hà Nội", địa biểu Xuân Thu nhấn mạnh.
Đặc biệt, đại biểu Xuân Thu cũng lấy ví dụ cụ thể: "Nếu ai đã từng ở Hà Nội vào những năm 70-80 của thế kỷ trước sẽ thấy cảnh người dân xếp hàng rồng rắn chờ lấy nước, đi tắm nhờ, giặt nhờ ở các khu công cộng hoặc ở nhà người thân thì sẽ rất bất bình khi thấy lại cảnh này được lặp lại ở Thủ đô ở thế kỷ XXI này".
Đại biểu cũng cho rằng đây là một lĩnh vực mà Nhà nước cần quản lý chặt chẽ và phải đưa hẳn là một ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, không coi việc kinh doanh, khai thác tài nguyên nước là ngành, nghề có điều kiện đã là đủ. Khái niệm "tài nguyên nước" và "kinh doanh tài nguyên nước" bao gồm rất nhiều loại hình khác nhau, như nước ngầm, nước mặt, nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiêu dùng…
Kiểm soát việc chuyển nhượng, tránh "tay không bắt giặc"
Nêu quan điểm của mình, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) cho rằng, việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ các dự án đầu tư, chúng ta phải có thủ tục được kiểm soát, tránh tình trạng "tay không bắt giặc".
"Ngay trong buổi sáng, tôi nhận được thông tin đã có 5 nhà đầu tư người Thái Lan nắm quyền kiểm soát, vừa tham gia Hội đồng quản trị, vừa tham gia Ban kiểm soát của Nhà máy nước sông Đuống. Chúng ta xem nhà đầu tư thực sự có phải để làm dự án kinh doanh phục vụ cho nhân dân theo đúng tư cách của nhà kinh doanh không hay chỉ để thực hiện động tác kiếm lợi nhuận, sau đó dồn lại rủi ro cho người khác, đặc biệt rủi ro có thể đến với nhân dân hay không", đại biểu đoàn Bến Tre nhấn mạnh.
Trong khi đó, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, bản thân ông không phản đối việc cho tư nhân tham gia vào sản xuất và kinh doanh nước sạch và cũng không đề xuất phải cấm việc chuyển nhượng vốn.
"Chúng tôi chỉ muốn nói, nước sạch trong một số tình huống, nhất là đối với các đô thị lớn nó trở thành một vấn đề an ninh. Ở một số quốc gia khi nó là vấn đề an ninh người ta sẽ thiết kế luật để ngăn chặn những giao dịch chuyển nhượng có tác động đến an ninh quốc gia", đại biểu Nghĩa nhấn mạnh.
Lê Bảo

2 sinh viên bị đuối nước, tử vong thương tâm khi đi tắm hồ ở Hà Nội
Đời sống - 33 phút trướcGĐXH - Sáng 20/5, có 3 sinh viên của một trường đại học trên địa bàn TP Hà Nội trong lúc rủ nhau đi tắm hồ tại huyện Thạch Thất thì không may xảy ra đuối nước. Sự việc khiến 2 nạn nhân tử vong, 1 người khác may mắn được cứu sống.

Lý do bất ngờ khi 2 thanh niên đi xe máy lạng lách, đánh võng chặn đầu ô tô
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - Tại cơ quan công an, hai nam thanh niên khai nhận, do có mâu thuẫn với anh H. trong việc thanh toán tiền hàng nên Đ.V.C và L.M.Đ điều khiển xe máy đã có hành vi tạt đầu, chặn ô tô trên đường.

Cảnh báo gấp: Hàng triệu người đang dùng Android đang bị mã độc mới tấn công, nguy cơ mất sạch tài khoản ngân hàng
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Người dùng Android đang trở thành mục tiêu tấn công của một biến thể mã độc mới nguy hiểm, ngụy trang dưới lớp vỏ ứng dụng AI "DeepSeek". Hàng loạt ngân hàng phát đi cảnh báo khẩn cấp. Nếu không cảnh giác, bạn có thể “bay màu” tài khoản chỉ trong vài giây.

Top con giáp bứt phá ngoạn mục nửa cuối 2025, số dư tài khoản tăng vùn vụt
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Bước vào nửa cuối năm 2025, những con giáp sau được dự đoán có vận tài chính chuyển biến rõ rệt, từ thu nhập đến công việc.

Nguyễn Thúc Thùy Tiên khai gì tại cơ quan công an?
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Hoa hậu Thùy Tiên thừa nhận: "Là người nổi tiếng thì trách nhiệm của mình sẽ rất là lớn, mọi người sẽ vì mình mà mua sản phẩm rất nhiều...".

Vào cua tốc độ cao, xe máy đối đầu xe khách khiến một người tử vong ở Tuyên Quang
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Xe máy di chuyển với tốc độ cao, khi đến khúc cua đã lấn hẳn sang làn đường ngược chiều sau đó tông thẳng vào đầu xe khách từ hướng ngược lại. Vụ tai nạn khiến người điều khiển xe máy tử vong tại chỗ.

'Xẻ thịt' bãi biển kinh doanh trái phép
Xã hội - 4 giờ trướcGĐXH - Tình trạng người dân chiếm dụng bãi biển kinh doanh trái phép gia tăng, trong khi chính quyền địa phương chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả từ đầu, gây ảnh hưởng đến mỹ quan và trải nghiệm du lịch.

Chính phủ đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh
Thời sự - 5 giờ trướcChính phủ đề xuất bỏ hình phạt tử hình và thay bằng phạt tù chung thân không xét giảm án tại 8/18 tội danh có khung hình phạt tử hình ở Bộ luật Hình sự hiện hành.

Hoa hậu Thùy Tiên có thể đối mặt hình phạt 5 năm tù
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Theo luật sư, với tội danh đang bị khởi tố, Hoa hậu Thùy Tiên có thể đối mặt với hình phạt tới 5 năm tù. Tất cả số tiền thu lợi bất chính sẽ bị tịch thu và sung công quỹ.

Mưa lớn lại sắp trút xuống miền Bắc?
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo từ ngày 20-22/5, thời tiết Hà Nội và nhiều nơi Bắc Bộ nắng và nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 35 độ C. Đến cuối tuần có mưa dông mạnh và mở rộng toàn miền.

Ô tô bất ngờ bốc cháy khi lưu thông đến trước bến xe ở Huế
Thời sựGĐXH - Ô tô con khi lưu thông đến trước bến xe Nguyễn Hoàng (TP Huế) bất ngờ bốc cháy. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ nhanh chóng có mặt để khống chế.