Hà Nội
23°C / 22-25°C

Để không bị bệnh viêm dạ dày tấn công bạn, chỉ cần nhớ công thức 7 "không"

Thứ tư, 10:00 06/12/2017 | Sống khỏe

Viêm dạ dày được xem là một trong những căn bệnh phổ biến nhất về sức khỏe dạ dày và cũng là căn bệnh có nhiều người mắc ở mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Sau đây là những lời khuyên bạn nên thử áp dụng, công thức 7 "KHÔNG"

1. Không để tâm trạng căng thẳng kéo dài

Căng thẳng thần kinh lâu dài có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh thực vật thông qua vỏ não, làm cho niêm mạc dạ dày co thắt, công năng dạ dày bị rối loạn, pepsin và axit dạ dày tiết ra quá mức, dẫn đến viêm và loét dạ dày.

Các kết quả lâm sàng cho thấy, những người lo lắng kéo dài và trầm cảm, tỷ lệ mắc viêm loét dạ dày và tá tràng là cao hơn rất rõ ràng.

2. Không để mệt mỏi quá mức

Dù là lao động trí óc hay lao động chân tay đều cần phải có mức độ, không nên để bản thân rơi vào tình trạng lao động quá sức. Trong điều kiện sức khỏe này, cơ thể không cung cấp đủ máu đến các cơ quan tiêu hóa, gây rối loạn bài tiết dạ dày, dẫn đến tất cả các loại bệnh dạ dày có thể xảy ra.

3. Không áp dụng chế độ ăn uống mất cân bằng

Ăn uống mất cân bằng có thể gây hại lớn đến dạ dày. Nếu ăn quá ít, để đói bụng, dạ dày bài tiết acid dạ dày và pepsin có thể dễ dàng làm hỏng dạ dày, dẫn đến viêm, loét dạ dày cấp tính và mãn tính.

Ngược lại, ăn quá nhiều gây ra sự giãn nở dạ dày quá mức, thức ăn tích tụ trong dạ dày quá lâu, có nguy cơ gây viêm loét dạ dày cấp tính và mãn tính. Thậm chí, nếu dạ dày giãn nở quá nhanh còn có thể bị hiện tượng thủng dạ dày.

4. Không uống rượu quá mức

Uống quá nhiều rượu, cồn trong rượu có thể gây ra phù nề niêm mạc, chảy máu, loét và thậm chí làm tổn thương dạ dày.

Thường xuyên uống rượu còn gây hại cho gan, gây xơ gan do rượu, viêm tụy. Những tổn thương này sẽ dẫn đến thiệt hại cho dạ dày tăng lên.

5. Không hút thuốc

Hút thuốc có thể gây ra co mạch niêm mạc dạ dày, làm cho chất tổng hợp prostaglandin trong niêm mạc dạ dày giảm. Prostaglandin là một yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày, nó sẽ làm giảm chấn thương cho niêm mạc dạ dày.

Hút thuốc sẽ kích thích tiết acid dạ dày và pepsin, vì vậy, việc hút thuốc được cho là nguyên nhân gây ra nhiều rắc rối cho dạ dày.

6. Không ăn trước khi đi ngủ

Duy trì thói quen ăn trước khi đi ngủ không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, mà còn kích thích tiết axit dạ dày, gây nguy cơ loét dạ dày.

7. Không lạm dụng thuốc

Có nhiều loại thuốc nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ làm hỏng niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm dạ dày ăn mòn, loét và viêm dạ dày xuất huyết.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 54 phút trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Sống khỏe - 2 giờ trước

"3 - 7 tuổi là giai đoạn vàng để phục hồi chức năng bàn chân bẹt với mức độ thành công cao nhưng điều này không có nghĩa rằng, người trên 7 tuổi đã hết cơ hội" – Đó là chia sẻ của Ths. BS Vũ Thị Hằng, chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka.

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ nghi ngờ cơn đau lưng của anh đó là triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu cơ tim nhưng anh vẫn từ chối điều trị và không muốn kiểm tra thêm.

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

Sống khỏe - 4 giờ trước

Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp, có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng đau quặn bụng phải đi cấp cứu.

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Bên cạnh chế độ nghỉ ngơi và tập luyện riêng biệt cho người bị chấn thương dây chằng chéo trước, chế độ dinh dưỡng sẽ giúp nhanh phục hồi.

Đau họng do đâu?

Đau họng do đâu?

Sống khỏe - 11 giờ trước

Đau họng là triệu chứng thường gặp, rất nhiều người chủ quan dẫn đến bệnh tái phát liên tục. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Trước khi phát bệnh, người bệnh chơi game trên điện thoại liên tục trong thời gian khá lâu kèm nhiều động tác mạnh như lắc, giật mạnh cổ...

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhồi máu cơ tim cấp là một tình trạng cấp cứu nguy hiểm khi dòng máu đến tim bị giảm đột ngột và đòi hỏi được can thiệp y tế sớm nhất có thể.

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Một nữ sinh viên đã sốc nặng khi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ 1 bất thường trên cổ.

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng chống đuối nước cho trẻ em

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng chống đuối nước cho trẻ em

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Đuối nước là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 1 đến 14 tuổi. Mỗi năm, tại Việt Nam có gần 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước.

Top