Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đề nghị lập Ban chỉ đạo chống khủng bố đến cấp tỉnh

Thứ tư, 09:46 22/05/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Ngày 21/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 2 của kỳ họp thứ 5 với một số dự luật quan trọng như Luật Phòng cháy, chữa cháy (sửa đổi); Luật Phòng, chống khủng bố; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). Trong đó, dự án Luật Phòng, chống khủng bố nhận được nhiều ý kiến đại biểu.

Đề nghị lập Ban chỉ đạo chống khủng bố đến cấp tỉnh 1

Chiến sĩ Đoàn độc công 113 thực hiện bài tập chống khủng bố Ảnh: TTXVN.

Nên lập Ban chỉ đạo

Về dự án Luật Phòng, chống khủng bố, Chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa trình bày báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) giải trình, tiếp thu, chỉnh lý. Ông Khoa cho biết, ở Việt Nam, tuy chưa xảy ra khủng bố do tổ chức khủng bố quốc tế thực hiện, nhưng đã phát hiện một số âm mưu tiến hành khủng bố của phản động người Việt lưu vong và phát hiện một số đối tượng khủng bố quốc tế làm thủ tục nhập cảnh vào nước ta.

Theo báo cáo của UBTVQH, đa số ý kiến cho rằng việc thành lập các Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống khủng bố hoạt động thường xuyên mà không phải chỉ khi cần thiết là phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong đó, một số ý kiến đề nghị thành lập các BCĐ phòng, chống khủng bố hoạt động thường xuyên ở hai cấp (cấp quốc gia và cấp tỉnh); một số ý kiến đề nghị duy trì BCĐ phòng, chống khủng bố ở một số bộ, ngành hoạt động như hiện nay. UBTVQH cho rằng, cần thiết phải có BCĐ này theo hướng: BCĐ quốc gia do Chính phủ thành lập; BCĐ cấp tỉnh do UBND cấp tỉnh thành lập. Đối với bộ, ngành Trung ương, chỉ khi thực sự cần thiết theo chức năng, nhiệm vụ được giao thì bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ mới thành lập BCĐ thuộc bộ, ngành mình. Tất cả các BCĐ đều hoạt động kiêm nhiệm.

Về lực lượng chống khủng bố, ông Nguyễn Kim Khoa cho biết, nhiều ý kiến cho rằng, không nên thành lập lực lượng chuyên trách, mà nên giữ phương thức tổ chức như hiện nay là giao nhiệm vụ cho một số đơn vị để huấn luyện, đồng thời tăng cường trang bị, phương tiện, vũ khí cho các lực lượng hiện có để sẵn sàng làm nhiệm vụ, vì nếu thành lập lực lượng chuyên trách sẽ phát sinh thêm bộ máy gây tốn kém, không phù hợp với tình hình thực tế.
 
Xác định rõ quyền, trách nhiệm

Theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của UBTVQH, không ít ý kiến nhận xét dự thảo Luật Phòng chống khủng bố quy định về trách nhiệm, quyền hạn của người chỉ huy chống khủng bố là quá lớn và chưa chặt chẽ, dễ tạo ra sơ hở dẫn đến lạm dụng quyền hạn, vi phạm pháp luật. UBTVQH xin chỉnh lý theo hướng: Khi được cấp có thẩm quyền phân công thì người chỉ huy chống khủng bố có nhiệm vụ, quyền hạn tham mưu, đề xuất, chỉ huy thực hiện và trong trường hợp khẩn cấp thì được phép áp dụng một số biện pháp đặc biệt mà không làm ảnh hưởng tới chính trị, ngoại giao, xâm phạm đến tính mạng của người khác…

Các đại biểu đa số đồng ý với việc thành lập BCĐ phòng, chống khủng bố, đồng thời cũng có nhiều góp ý bổ sung. Đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) nói: “Quân đội là lực lượng có đầy đủ các điều kiện phòng, chống khủng bố, tuy nhiên, dự án luật còn quy định khá chung chung về vai trò của quân đội, của Bộ Quốc phòng; Quan hệ với Bộ Công an và các bộ khác chưa rõ. Đề nghị ghi quân đội là 1 trong 2 lực lượng nòng cốt chống khủng bố”.

Đại biểu Phạm Hồng Hương (Hải Dương) cho rằng, cần xác định rõ cấp có thẩm quyền ghi trong luật để phát huy hết trách nhiệm, đảm bảo tính kịp thời, không loại trừ trường hợp “sợ trách nhiệm” mà đùn đẩy cho nhau. Đại biểu Phạm Trường Dân (Quảng Nam) góp ý: “Nên  thành lập BCĐ phòng, chống khủng bố. BCĐ này cần tách bạch, không liên quan đến BCĐ phòng chống tội phạm, vì khủng bố liên quan đến an ninh quốc gia. Ngoài ra, còn thiếu nội dung tạm thời đình chỉ các hoạt động công cộng đông người ở nơi xảy ra khủng bố hoặc có nguy cơ. Riêng đại biểu Nguyễn Công Hồng (Đồng Nai) lại cho rằng chưa nên thành lập BCĐ phòng chống khủng bố, mà chỉ cần bố sung chức năng cho BCĐ phòng, chống tội phạm quốc gia.

Ngày hôm nay (22/5), Quốc hội thảo luận ở tổ về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước năm 2012; Việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2013; Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011.
 

Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 khẳng định: “Việc giữ nguyên tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm tiếp tục khẳng định mục tiêu, con đường xây dựng và phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã hội, bảo đảm tính ổn định, tránh việc phải thay đổi về quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên các văn bản, giấy tờ. Hơn nữa, trải qua 37 năm, tên gọi này đã trở nên quen thuộc đối với nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế”.

Việt Nguyễn
daohuyenthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 3 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 4 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 5 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 5 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 6 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 7 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top