Đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử của Bộ Công thương có điểm gì mới mà người bán hàng nào cũng phải biết?
GĐXH - Bộ Công Thương vừa đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử. Trong đó, người bán phải cung cấp tên, mã số định danh và mã số thuế thu nhập cá nhân trong giao dịch.

Theo Bộ Công Thương, hiện nhiều nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) chưa định danh và xác thực điện tử đối với người bán, dẫn đến việc khó kiểm soát chính xác thông tin về người bán.
Kiểm soát người bán trên các nền tảng TMĐT vẫn đang là thách thức với cơ quan quản lý nhà nước. Đặc biệt, với người bán ở nước ngoài, Bộ Công Thương cho biết, hiện chưa có cơ chế hiệu quả để quản lý và thu thuế từ các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ vào Việt Nam, dẫn đến thất thu ngân sách và khó khăn trong việc bảo vệ người tiêu dùng.
Ngoài ra, hàng hóa nhập khẩu qua kênh TMĐT khó kiểm soát về chất lượng, an toàn thực phẩm, gây nguy hại cho người tiêu dùng.
Trong trường hợp các nền tảng này không tuân thủ pháp luật Việt Nam thì cũng chưa có cơ chế, cơ sở pháp lý để ngăn chặn hay yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian hỗ trợ TMĐT như logistics, thanh toán... ngưng hợp tác.

Bộ Công Thương vừa đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử. Trong đó, người bán phải cung cấp tên, mã số định danh và mã số thuế thu nhập cá nhân trong giao dịch.
Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước cũng không nắm được một người bán hoạt động trên bao nhiêu nền tảng, dẫn tới khó khăn trong việc truy vết và xử lý vi phạm khi chưa có quy định chặt chẽ về việc xác minh và lưu trữ thông tin người bán.
Vì vậy, công tác điều tra và xử lý vi phạm trong giao dịch thương mại điện tử trở nên phức tạp. Các cơ quan chức năng khó truy vết kho hàng hoặc đối tượng bán hàng khi có vi phạm vì không có cơ chế định danh điện tử cũng như kiểm tra, giám sát toàn diện, các nền tảng thương mại điện tử có thể bị lạm dụng để thực hiện các hoạt động gian lận hoặc trốn thuế.
Trong khi đó, theo Bộ Công Thương, người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến đang gặp khó khăn vì thiếu minh bạch thông tin sản phẩm, dịch vụ và thông tin của người bán như địa chỉ, điện thoại liên hệ hay các phương tiện khác.
Thậm chí trong đơn hàng nhận được cũng không có thông tin về người bán. Đồng thời, cơ chế giải quyết tranh chấp trên môi trường trực tuyến chưa hiệu quả, khiến người tiêu dùng ít được bảo vệ khi quyền, lợi ích bị xâm phạm.
Trong nhiều trường hợp, người mua hàng và người bán không giải quyết được mâu thuẫn phát sinh trong quá trình giao dịch nhưng lại không có cách nào để liên hệ với chủ quản nền tảng số trung gian để khiếu nại hoặc không có công cụ để thực hiện khiếu nại trực tuyến hoặc trực tiếp.
Bởi vì các nền tảng này ít công khai thông tin cụ thể mà thường sử dụng số tổng đài, gây khó khăn cho người tiêu dùng.
Do đó, Bộ Công Thương cho rằng cần thiết tăng cường quản lý hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới. Vì vậy, trong dự thảo luật đã đưa ra thêm các biện pháp quản lý, trong đó quy định rõ về các hình thức hoạt động thương mại điện tử, các chủ thể tham gia, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, đẩy mạnh phân cấp phân quyền.
Theo dự thảo Tờ trình, người thực hiện livestream hoặc những người tư vấn bán hàng hóa, dịch vụ thuộc các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cũng được quy định cụ thể.
Còn với người bán trên nền tảng số trung gian TMĐT phải thực hiện định danh theo quy định về định danh và xác thực điện tử trước khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời, cung cấp thông tin cho nền tảng trung gian về tên, địa chỉ, mã số định danh và mã số thuế thu nhập cá nhân.
Đối với hoạt động TMĐT biên giới phải xin cấp phép với Bộ Công Thương và thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam hoặc chỉ định đại diện theo ủy quyền của mình là pháp nhân tại Việt Nam. Đồng thời phải có trách nhiệm xác thực người bán nước ngoài và bồi thường người mua khi có vi phạm trên nền tảng.
Theo Bộ Công Thương, mặc dù Nghị định 85 đã đưa ra những quy định cơ bản về điều kiện áp dụng cho các chủ thể cung cấp dịch vụ TMĐT xuyên biên giới tại thị trường Việt Nam, nhưng các quy định này vẫn chưa đủ mạnh mẽ và hiệu quả. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều nền tảng TMĐT xuyên biên giới hoạt động tại Việt Nam mà chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý chính thức.
Hơn nữa, các quy định pháp lý đối với TMĐT xuyên biên giới hiện tại nhìn chung còn "nhẹ nhàng" hơn so với các quy định áp dụng cho các chủ thể có hoạt động đầu tư chính thức tại thị trường trong nước, gây ra sự thiếu công bằng trong môi trường cạnh tranh.

Chung cư, bất động sản thổ cư không không còn hàng tồn quá 6 tháng

Kích tiêu dùng nội địa, 'giải quyết' việc làm cho hàng trăm lao động
Bảo vệ người tiêu dùng - 7 giờ trướcGĐXH - Mở rộng địa giới hành chính thông qua chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện sẽ làm tăng đáng kể quy mô dân số, lao động tại mỗi địa phương. Điều này cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với vấn đề phát triển hạ tầng thương mại, đáp ứng tiêu dùng bền vững.

Công khai sản xuất nước giặt giả gắn thương hiệu D-nee, Hygiene, Tauau, một doanh nghiệp ở Hưng Yên bị phạt 180 triệu đồng
Bảo vệ người tiêu dùng - 8 giờ trướcGĐXH - Ngày 17/7, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cho biết, vì công khai sản xuất nước giặt giả mang thương hiệu D-nee, Hygiene, Tauau và nhiều sản phẩm tẩy rửa khác, công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ H.V đã bị xử phạt hành chính, mức 180 triệu đồng.

Đề xuất giao dịch vàng từ 20 triệu đồng/ngày trở lên qua tài khoản chưa hết 'nóng', lại thêm đề xuất giao dịch vàng bằng phương tiện điện tử
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Một số ngân hàng thương mại đề xuất cần có quy định cụ thể về việc giao dịch mua, bán vàng bằng phương tiện điện tử.

Xử phạt tiểu thương công khai bày bán hàng thời trang 'thượng lưu' giả mạo nhãn hiệu
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - UBND TP Đà Nẵng vừa có Quyết định xử phạt 102,5 triệu đồng, buộc tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Gucci, Chanel, Christian Dior, Dior, Bottega Veneta, Celine giả.

Giao dịch vàng từ 20 triệu đồng/ngày trở lên qua tài khoản: Nhà đầu tư vẫn nhiều trăn trở
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng vừa được công bố. Theo đó, NHNN chính thức bổ sung quy định giao dịch vàng từ 20 triệu đồng trong ngày trở lên buộc thanh toán qua tài khoản ngân hàng (không dùng tiền mặt).

Gần 200 con lợn bị nhiễm Dịch tả châu Phi nhưng tài xế ô tô vẫn ngang nhiên vận chuyển tiêu thụ trong đêm
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Ngày 14/7, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, lực lượng chức năng vừa chặn đứng gần 200 con lợn dương tính với Dịch tả châu Phi tại Phú Thọ, khi tài xế ô tô đang vận chuyển, lưu thông trên đường.

Gửi tiết kiệm 6 tháng hay 1 năm: Ngân viên ngân hàng giàu kinh nghiệm đưa ra lời khuyên chính xác
Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trướcGĐXH - Nhân viên ngân hàng lâu năm phân tích tỉ mỉ, đưa lời khuyên chính xác để tiền sinh lời cao nhất chứ không hẳn là 6 tháng hay 1 năm.

17 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe thuộc diện thu hồi giấy công bố
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcGĐXH - Ngày 11/7, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, đơn vị vừa ban hành nhiều Quyết định về việc thu hồi hiệu lực số Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố đối với một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Hà Nội: Cửa hàng kinh doanh xe điện Trung Hiếu công khai kinh doanh số lượng lớn xe máy điện giả nhãn hiệu
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcGĐXH - Ngày 11/7, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cho biết, đơn vị vừa chuyển giao toàn bộ hồ sơ vụ việc kinh doanh xe máy điện có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIJA cho Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội tiếp tục xác minh, làm rõ hành vi vi phạm.

Hà Nội yêu cầu thu hồi triệt để lô thuốc điều trị bệnh tâm thần phân liệt do không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trướcGĐXH - Ngày 10/7, Sở Y tế Hà Nội vừa phát đi thông báo về việc thu hồi lô thuốc Viên nén Plotex (Levosulpiride 25mg) trên địa bàn Hà Nội.

Phát hiện kho chứa hơn 47.000 loại mỹ phẩm nhập lậu, liên kết với hàng trăm tài khoản TikTok
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Ngày 9/7, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cho biết, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện một kho hàng chứa hơn 47.000 sản phẩm mỹ phẩm vi phạm, vận hành bằng phần mềm nước ngoài, liên kết với hàng trăm tài khoản TikTok và nguồn hàng từ Trung Quốc, cho thấy dấu hiệu buôn lậu xuyên biên giới tinh vi qua thương mại điện tử.