Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đề xuất đăng kiểm xe máy, Hà Nội có giảm được ô nhiễm không khí?

Thứ ba, 10:02 15/10/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí trên địa bàn TP Hà Nội là khí thải từ phương tiện cá nhân, đặc biệt trong đó là gần 5,7 triệu xe máy. Do vậy tổ chức này đề nghị cần thiết lập hệ thống kiểm tra chất lượng khí thải xe máy.

Đề xuất đăng kiểm xe máy, Hà Nội có giảm được ô nhiễm không khí? - Ảnh 1.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã đến mức báo động, trong đó xe máy được coi là một trong nhưng thủ phạm chính. Ảnh: PV

Một số nước đã áp dụng

Mới đây, hội thảo về "ô nhiễm không khí tại Hà Nội – giải pháp nào từ phía chính quyền và người dân" do Sở TN&MT Hà Nội tổ chức vừa qua đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ dư luận. Tại đây, TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam nêu quan điểm: Một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí trên địa bàn TP Hà Nội là khí thải từ phương tiện cá nhân, đặc biệt trong đó là gần 5,7 triệu xe máy.

Theo TS Hoàng Dương Tùng, thời gian qua TP Hà Nội cùng các sở ngành liên quan đưa ra nhiều giải pháp để hạn chế nguồn thải ô nhiễm không khí, trong đó có giải pháp giảm số lượng xe máy, hạn chế phương tiện cá nhân và tăng cường phương tiện giao thông công cộng.

Đóng góp ý kiến về giải pháp, TS Hoàng Dương Tùng đề nghị thành phố nên phối hợp với các nhà sản xuất thiết lập hệ thống kiểm tra chất lượng khí thải xe máy - giải pháp đã được nhiều thành phố lớn trên thế giới áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam đề nghị, quá trình kiểm tra, nếu phát hiện nguồn khí thải vượt ngưỡng cho phép thì chủ xe đó phải bỏ tiền ra sửa chữa. Khi nào xe máy đạt tiêu chuẩn thì mới được lưu thông trong nội thành.

Ngoài ra, TS Hoàng Dương Tùng cũng đề xuất TP Hà Nội nên lập một số vùng, trong đó quy định nếu xe máy đạt tiêu chuẩn khí thải, đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật mới được đi vào. "Đó không phải kinh nghiệm do tôi nghĩ ra mà một số nước họ đã làm và việc này hoàn toàn có thể áp dụng ở thành phố Hà Nội", ông Tùng chia sẻ.

Đồng tình với ý kiến của Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, ông Mai Trọng Thái, Chi Cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường Hà Nội (Sở TN&MT) đề xuất, quá trình sửa chữa, bảo hành, bảo trì, các hãng dùng máy đo khí thải xe máy, sau đó mới dán tem công nhận chiếc xe đó đảm bảo quy chuẩn, không gây ô nhiễm mới cho tham gia giao thông.

Theo ông Thái, chính việc kiểm tra, dán tem xe máy đạt quy chuẩn tham gia giao thông như vậy là hành động bảo vệ môi trường của người dân. Ông Thái cho rằng, việc bảo vệ môi trường xuất phát từ những việc làm rất nhỏ từ mỗi cá nhân, nhưng có ý nghĩa lớn với xã hội.

"Quan trọng là người dân phải làm gì"

Đề xuất đăng kiểm xe máy, Hà Nội có giảm được ô nhiễm không khí? - Ảnh 2.

TS Hoàng Dương Tùng đề nghị Hà Nội nên phối hợp với các nhà sản xuất thiết lập hệ thống kiểm tra chất lượng khí thải xe máy.

Liên quan đến trách nhiệm của người dân, phát biểu tại hội thảo, TS Nguyễn Văn Khải, nguyên Trưởng phòng Sensor của Viện Kỹ thuật quân sự Việt Nam cho rằng: "Quan trọng là người dân phải làm gì".

"Trồng cây xanh, tại sao không phát động toàn dân mà chỉ mỗi nhà nước làm?. Ví dụ như phát động tất cả các trường trồng phượng vĩ, mùa hè thì che nắng, mùa đông rụng lá để có ánh nắng cho các cháu ngồi chào cờ buổi sáng", ông Khải nói.

Theo TS Nguyễn Văn Khải, không thể có giải pháp xử lý đồng loạt như nhau. Ô nhiễm ở nhà máy A khác, nhà máy B khác, chỗ rửa xe khác, chỗ khách sạn khác... nên phải có giải pháp cho từng khu dân cư, từng cơ sở sản xuất, từng cơ sở dịch vụ... Cần xác định nguồn gây ô nhiễm là cái gì để đưa ra giải pháp cụ thể với từng đối tượng.

TS Nguyễn Văn Khải cũng nhấn mạnh, dù các thiết bị đo có khác nhau, nhưng tất cả đều thể hiện rằng trời mưa thì nồng độ bụi ô nhiễm giảm hơn, do vậy, Hà Nội nên tăng cường trở lại hoạt động rửa đường để giảm thiểu bụi.

Liên quan đến tình hình ô nhiễm không khí vượt ngưỡng cho phép, có thể tác động xấu đến sức khỏe con người, trong đó có nguồn phát thải chính từ phương tiện giao thông, đa số ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý đều cho rằng, xu hướng tất yếu là chuyển dịch sang xe chạy điện. Việc sử dụng xe điện không chỉ thể hiện sự văn minh mà đã đến lúc xem là việc sống còn để bảo vệ môi trường sống của chính mình và cộng đồng.

Theo PGS.TS Tạ Cao Minh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và sáng tạo công nghệ (ĐH Bách khoa Hà Nội), xe điện tại Việt Nam trong tương lai sẽ là xu hướng tất yếu: "Việt Nam là xã hội phụ thuộc rất nhiều vào xe máy nên việc bỏ xe máy là điều khó khăn. Ví dụ như các ngõ ngách không thuận tiện cho việc đi ô tô thì xe máy lại làm được điều này và nhiều người thích sự cơ động của xe máy. Có chăng sẽ chỉ bỏ xe máy chạy xăng truyền thống và thay bằng xe máy điện. Vì thế, thị trường xe máy điện tại Việt Nam rất tiềm năng và khổng lồ".

Ông Nguyễn Đông Phong, quyền Giám đốc Trung tâm kiểm soát khí thải (Cục Đăng kiểm Việt Nam) cũng cho rằng, việc sử dụng xe dùng nhiên liệu sạch nói chung, xe điện nói riêng là điều nên khuyến khích. Xe điện không phát thải trực tiếp ra môi trường các khi độc hại (CO, HC, NOX…) ảnh hưởng đến sức khỏe cho con người như xe lắp động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Ông Phong nói: "Trên toàn cầu đang có xu hướng rất lớn phát triển xe điện, xe tự lái, xe sử dụng năng lượng sạch. Đã có nhiều nước tuyên bố lộ trình không nghiên cứu phát triển tiếp các động cơ đốt trong truyền thống trên xe hơi nữa. Việc phát triển xe máy điện hay xe máy nói chung cũng cần cân nhắc xu hướng của thế giới. Tại các nước phát triển thường không khuyến khích phát triển xe máy chạy xăng/dầu vì vấn đề ô nhiễm môi trường".

Tuy nhiên theo ông Phong, khi xây dựng lộ trình sử dụng xe điện sẽ cần chú ý giải quyết hai vấn đề cơ bản là an toàn về cháy nổ và xử lý rác thải ắc quy, pin. "Theo kinh nghiệm ở một số nước, họ quản lý rất chặt chẽ đối với ắc-quy, pin thải đi. Nhà sản xuất phải có trách nhiệm thu hồi lại các ắc-quy, pin không còn sử dụng để xử lý tập trung theo quy định".

Cuối cùng theo ông Phong, cần có các chính sách khuyến khích sử dụng xe điện để đổi các xe sử dụng nhiên liệu truyền thống sang xe nhiên liệu sạch. Bên cạnh đó cần tăng cường truyền thông để thay đổi thói quen sử dụng phương tiện xăng dầu của người dân…

Trong năm 2017-2018, Hà Nội đã triển khai chương trình vận động tuyên truyền người dân không sử dụng bếp than tổ ong, đổi bếp than cũ lấy bếp sử dụng nguyên liệu thân thiện môi trường. Hiện, chương trình đang được thí điểm tại quận Hoàn Kiếm, lượng bếp than tổ ong trên địa bàn quận đã giảm gần 70%. Thành phố đang nghiên cứu lộ trình, áp dụng chế tài nếu người dân cố tình không chuyển đổi. Dự kiến đến cuối năm 2020 không còn tình trạng sử dụng bếp than tổ ong trên địa bàn thành phố.


 Nhóm Phóng Viên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ sạt lở vùi lấp nhiều công nhân ở Hà Tĩnh: Đại diện chủ đầu tư lý giải nguyên nhân

Vụ sạt lở vùi lấp nhiều công nhân ở Hà Tĩnh: Đại diện chủ đầu tư lý giải nguyên nhân

Thời sự - 5 phút trước

Theo đại diện chủ đầu tư, vụ sạt lở xảy ra là do thiên tai, không phải do sự cố thi công.

Kẻ hiếp dâm cụ bà 75 tuổi bị khởi tố

Kẻ hiếp dâm cụ bà 75 tuổi bị khởi tố

Pháp luật - 19 phút trước

GĐXH - Qua nhà bà L. chơi, thấy nạn nhân ở nhà một mình, Bảo dùng vũ lực để thực hiện hành vi hiếp dâm. Toàn bộ sự việc được camera an ninh ghi lại.

10 ngư dân Quảng Bình mất tích trên biển: Những người vợ trắng đêm chờ chồng về

10 ngư dân Quảng Bình mất tích trên biển: Những người vợ trắng đêm chờ chồng về

Đời sống - 20 phút trước

Đến nay vẫn chưa tìm thấy tung tích 10 ngư dân mất tích sau vụ 4 tàu cá gặp nạn trên biển, những người phụ nữ đã khóc cạn nước mắt chờ tin chồng.

Hà Nội sẵn sàng cho hơn 200.000 học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10

Hà Nội sẵn sàng cho hơn 200.000 học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10

Giáo dục - 37 phút trước

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội năm nay học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10 đều đạt con số trên 100.000.

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Xã hội - 9 giờ trước

Ngày 7-5, lãnh đạo phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) xác nhận vừa có vụ việc học sinh lớp 6 rơi lầu trên địa bàn.

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Dự án cống hóa mương Kẻ Khế chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội dù đã được phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động", trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, nguồn nước đục ngầu gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Nhận cuộc gọi từ người tự xưng là công an, bà P bị đưa vào “bẫy” và mất 15 tỷ đồng.

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - "Đổi chai nhựa, vỏ sữa lấy sen đá" là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức người dân về thói quen phân loại rác tại nguồn, hạn chế rác thải ra môi trường.

Top