Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đi tiểu đêm nếu có 4 dấu hiệu này cần được khám sớm

Thứ sáu, 18:59 08/12/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Một người khỏe mạnh thường đi tiểu khoảng 8 lần/ngày, trong đó có 7 lần vào ban ngày và 1 lần vào ban đêm. Nếu nhiều hơn số này bạn cần điểu chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt để giảm áp lực cho thận.

Uống mật ong pha thêm thứ này thì cả mùa đông không lo bệnh tật, nhất là người hay bị cảm lạnh, cảm cúm, đau xương khớp!Uống mật ong pha thêm thứ này thì cả mùa đông không lo bệnh tật, nhất là người hay bị cảm lạnh, cảm cúm, đau xương khớp!

GĐXH - Mật ong và quế khi được kết hợp cùng nhau sẽ là một phương thuốc có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.

Nước tiểu được bài tiết ra khỏi cơ thể hằng ngày và đây là một hiện tượng sinh lý bình thường. Thông thường, một người khỏe mạnh sẽ đi tiểu khoảng 8 lần/ngày, trong đó có 7 lần vào ban ngày và 1 lần vào ban đêm với lượng nước tiểu mỗi lần tương đương 300 ml. Nếu người trưởng thành phải tiểu tiện nhiều lần vào ban đêm gây gián đoạn giấc ngủ, thì được gọi là hội chứng tiểu đêm.

Đi tiểu đêm nếu có 4 dấu hiệu này cần được khám sớm - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiểu đêm nhiều lần, cụ thể như:

- Do sinh lý: Trước khi đi ngủ lại uống nhiều nước, uống trà đặc, uống bia, ăn các thực phẩm lợi tiểu như dưa hấu, đu đủ, cháo loãng...

- Do yếu tố thần kinh: Stress, căng thẳng, mất ngủ thậm chí có thể trở thành thói quen tiểu đêm.

- Do cơ teo nhẽo: Người cao tuổi có cơ teo nhẽo, bàng quang co bóp yếu làm giảm khả năng giữ nước tiểu ở bàng quang.

- Bệnh tiết niệu sinh dục: Bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới hoặc bệnh sa tử cung ở nữ giới cũng gây đi tiểu đêm nhiều lần.

- Bệnh nội tiết và bệnh tim mạch: Người bệnh bị đái tháo đường, đái tháo nhạt, suy tim... cũng là nguyên nhân tiểu đêm nhiều lần.

- Rối loạn chức năng thận: tuổi cao làm giảm khả năng cô đặc nước tiểu đồng thời chức năng thận và bàng quang suy yếu cũng gây đi tiểu đêm nhiều lần.

Theo các chuyên gia y tế, khi xuất hiện tình trạng đi tiểu đêm, cần điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt. Nếu không cải thiện được tình trạng bệnh, tốt nhất bạn nên đi khám sớm để tìm hướng xử lý. 

4 dấu hiệu tiểu đêm cần được khám sớm

Đi tiểu quá 7 lần/ngày và hơn 2-3 lần/đêm

Theo các chuyên gia, những dấu hiệu báo bệnh ban đầu bạn không nên bỏ qua là: tiều nhiều hơn 7 lần/ngày và hơn 2-3 lần/đêm. Nếu bạn đã điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học rồi mà không cải thiện được tình hình thì nên đi khám sớm để tìm nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng nếu để lâu sẽ là gánh nặng cho thận của bạn.

Nước tiểu màu vàng sẫm/màu đỏ

Vi khuẩn, virut có thể xâm nhập và gây tổn thương đến đường tiết niệu, gây bệnh trong đường tiết niệu làm cho nước tiểu chuyển sang màu vàng đục, nặng hơn là màu đỏ.

Theo các chuyên gia, khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ kèm theo cảm giác đau và nóng rát khi đi tiểu. Còn khi nước tiểu có màu đỏ là có hiện tượng tiểu ra máu. Lúc đó, bạn cần đi kiểm tra ngay đề phòng hiện tượng do chấn thương, bệnh về thận hay ung thư, sưng tấy hay nhiễm khuẩn thận và các nguyên nhân khác.

Nước tiểu nổi bọt

Nếu bọt nước tiểu khá lớn hoặc lớn bé không giống nhau và tan đi nhanh chóng thì không nên lo lắng nhưng nếu thấy trên bề mặt của nước tiểu có một tầng bọt nổi lên, không tan ra, điều này có thể là biểu hiện của viêm thận thời kỳ đầu hoặc cảnh báo về bệnh viêm tiền liệt tuyến.

Nước tiểu nặng mùi

Trước tiên, bạn cần kiểm tra lại đồ ăn hay uống bạn đã dùng như món măng tây. Một số người có enzym làm phân hủy măng tây thành một hỗn hợp có mùi nồng dễ nhận ra trong 20 tới 30 giây sau khi ăn. Như vậy không có vấn đề đáng lo ngại. Cà phê cũng có thể khiến nước tiểu có mùi, nhất là khi bạn bị thiếu nước.

Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTI) cũng có thể khiến nước tiểu có mùi hôi. Nếu có dấu hiệu các bệnh nhiễm khuẩn đường tiểu khác như cảm giác rát khi tiểu tiện, sốt hay nước tiểu vẩn đục, hãy đi khám ngay. 

Đi tiểu đêm nếu có 4 dấu hiệu này cần được khám sớm - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

7 món ăn bài thuốc điều trị tiểu đêm hiệu quả từ đông y

Bài 1: Hoàng kỳ 30g, thục địa 30g, thịt gà 500g, gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi, hầm mềm. Ăn cái, uống thang, bỏ bã thuốc. Công dụng bổ tỳ vị, khí huyết, cải thiện chứng tiểu đêm.

Bài 2: Kim anh tử 20g, bàng quang lợn 1 cái, gia vị vừa đủ, hầm chín ăn hàng ngày. Hoặc: kim anh tử 6g hãm uống thay trà hàng ngày. Công dụng cố tinh khí, chỉ niệu

Bài 3: Ích trí nhân 12g, ruột gà trống, gia vị vừa đủ,nấu canh ăn hàng ngày. Công dụng chữa tiểu tiện nhiều lần và tiểu tiện không tự chủ.

Bài 4: Chim sẻ 5 con, gạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ. Nấu cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: tráng dương ích tinh, làm ấm lưng gối và chỉ niệu.

Bài 5: Khiếm thực 50g, gạo tẻ 100g, nấu cháo, thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng cố thận, bổ tỳ, chỉ niệu.

Bài 6: Bạch quả sao vàng, tán bột mịn, uống mỗi ngày 6g với nước ấm; Công dụng: liễm phế khí, trị chứng tiểu đêm nhiều lần.

Bài 7: Bầu dục lợn làm sạch, thái miếng, khiếm thực 50g, gia vị vừa đủ, đun chín, ăn trong ngày. Công dụng: chữa thận hư, tỳ yếu, ăn uống kém, tiểu đêm.

Phần nhỏ này của thịt lợn được ví như "10 vị thuốc bổ", ăn theo cách này tốt cho dạ dày, bổ máu và tăng miễn dịch cực tốtPhần nhỏ này của thịt lợn được ví như '10 vị thuốc bổ', ăn theo cách này tốt cho dạ dày, bổ máu và tăng miễn dịch cực tốt

GĐXH - Người Trung Quốc xưa có câu "một dạ dày lợn bằng 10 vị thuốc", thực chất là để đề cao công dụng của loại thực phẩm này.

Mật ong uống cùng loại hoa này không chỉ ngon mà còn giúp chống cảm cúm và trị mất ngủ cực tốtMật ong uống cùng loại hoa này không chỉ ngon mà còn giúp chống cảm cúm và trị mất ngủ cực tốt

GĐXH - Trà hoa cúc mật ong có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ bạn tránh ảnh hưởng các vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Thêm một loại quả được ví như ‘nhân sâm mùa đông’ giúp bổ phổi, trị ho giảm viêm họng cực tốtThêm một loại quả được ví như ‘nhân sâm mùa đông’ giúp bổ phổi, trị ho giảm viêm họng cực tốt

GĐXH - Quả lê có thể chế biến thành nhiều món ngon độc đáo như lê nướng, lê làm salad, lê bỏ lò, lê kẹp bánh mì... Nhưng ít người biết đến công dụng tuyệt vời của nó với sức khỏe.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

Y tế - 3 phút trước

GĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Sống khỏe - 45 phút trước

Người uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Bữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

Sống khỏe - 6 giờ trước

Mặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Sống khỏe - 19 giờ trước

Người mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Sống khỏe - 19 giờ trước

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Top