Hà Nội
23°C / 22-25°C

Điểm mặt 4 trung tâm đô thị, 3 vùng kinh tế và 5 hành lang của Nam Định trong tương lai

Thứ bảy, 09:20 09/03/2024 | Thời sự

GĐXH - Theo quy hoạch, trong tương lai tỉnh Nam Định sẽ xây dựng 4 trung tâm đô thị, 3 vùng kinh tế động lực, phát triển bền vững và 5 hành lang kinh tế động lực chủ đạo đang hình thành và phát triển.

Mới đây, ngày 6/3, tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Nam Định năm 2024.

Tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, một số lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo địa phương, đại sứ quán đại diện cho một số quốc gia nước ngoài và hơn 100 đại diện doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tại hội nghị, ông Phạm Đình Nghị - Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định thông tin, tỉnh Nam Định nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Bắc Bộ trù phú. Trong đó, TP Nam Định từng là một trong ba đô thị đầu tiên của vùng Bắc Bộ; "thủ phủ ngành dệt may" của cả nước.

Tỉnh Nam Định cũng ở vị trí đầu mối giao thông về đường bộ, đường sắt, đường thủy của vùng. Đồng thời, nằm trên các tuyến hành lang kinh tế - kỹ thuật - đô thị quan trọng quốc gia như: Cao tốc Bắc Nam, các tuyến Quốc lộ 21, 21B, 10, 38B; trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ.

Điểm mặt 4 trung tâm đô thị, 3 vùng kinh tế và 5 hành lang của Nam Định trong tương lai - Ảnh 1.

Theo quy hoạch, trong tương lại tỉnh Nam Định sẽ xây dựng 4 trung tâm đô thị, 3 vùng kinh tế động lực, phát triển bền vững và 5 hành lang kinh tế động lực chủ đạo đang hình thành và phát triển.

Đặc biệt tuyến đường bộ ven biển cơ bản hoàn thành, tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư và đang được triển khai sẽ có tác động tích cực cho phát triển kinh tế tỉnh; trong đó Khu kinh tế Ninh Cơ là một định hướng quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh (quyết định số 1453/QĐ-TTg ngày 24-9-2020; Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh Nam Định chuyên đề về kinh tế biển).

Với vị trí như vậy, tỉnh Nam Định có nhiều tiềm năng để tham gia vào sự phân công, hợp tác phát triển chung của vùng và cả nước để bứt phá đi lên.

Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định thông tin thêm, sau mười năm thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020, của Thủ tướng Chính phủ, có nhiều yếu tố mới cả nước và vùng Đồng bằng Sông Hồng, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đã tác động tích cực đến tỉnh Nam Định.

Do đó, một số chỉ tiêu và định hướng phát triển theo quy hoạch này đến năm 2030 đã không còn phù hợp. Với bối cảnh và thực tế phát triển địa phương, nhiệm vụ cấp bách là triển khai nghiên cứu và xây dựng quy hoạch tỉnh Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các mục tiêu phát triển của tỉnh Nam Định.

Quy hoạch tỉnh Nam Định trong giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050, đã được Chính phủ phê duyệt, thể hiện sự quan tâm và đánh giá cao về những nỗ lực xây dựng và phát triển của tỉnh trong thời gian qua. Đồng thời, Chính phủ cũng nhận thấy vai trò quan trọng của tỉnh trong sự phát triển của vùng Đồng bằng Sông Hồng, các tam giác, và hành lang tăng trưởng của khu vực Bắc Bộ cũng như toàn quốc.

Điểm mặt 4 trung tâm đô thị, 3 vùng kinh tế và 5 hành lang của Nam Định trong tương lai - Ảnh 2.

Phối cảnh một dự án nằm trong quy hoạch.

Với mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 9,5%/năm. Kinh tế - xã hội của tỉnh được tổ chức phát triển theo mô hình ba vùng động lực, bốn cực tăng trưởng, năm hành lang kinh tế với định hướng phát triển kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, trọng tâm là phát triển công nghiệp, dịch vụ, kinh tế biển, ven biển,...

Theo ông Phạm Đình Nghị, tầm nhìn đến 2050, Nam Định trở thành trung tâm kinh tế hiện đại, động lực phát triển quan trọng của vùng Đồng bằng sông Hồng, có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại, kết nối giao thương hàng hóa, dịch vụ và văn hóa của vùng.

Theo đó, tầm nhìn phát triển tỉnh đến 2050, Nam Định sẽ xây dựng không gian kinh tế là tập hợp của hệ thống đô thị, các điểm dân cư nông thôn, các khu kinh tế, khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), khu du lịch, khu nghiên cứu, khu đào tạo, khu thể dục thể thao, khu nghỉ dưỡng, bảo tồn thiên nhiên... phát triển hiện đại, có sự kiểm soát chặt chẽ để mang lại hiệu quả cao. Sẽ phát triển đột phá khu vực kinh tế biển và ven biển, đưa khu vực ven biển trở thành một trọng tâm phát triển của tỉnh Nam Định.

Trong đó, phát triển khu kinh tế Ninh Cơ là hạt nhân; đồng thời, mở rộng không gian phát triển khu vực ven biển (lấn biển) khi điều kiện cho phép trên cơ sở nghiên cứu khả năng mở rộng phát triển hướng ra vùng ngoài khơi thuộc các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu và một phần huyện Giao Thủy.

Hai lĩnh vực trọng điểm phát triển làm hạt nhân cho nền kinh tế của tỉnh là công nghiệp và dịch vụ. Trong đó công nghiệp với các ngành chế biến, chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, tiêu dùng và xuất khẩu sẽ phát triển theo hướng hiện đại. Dịch vụ, đặc biệt là du lịch, dịch vụ biển, dịch vụ logistics phát triển dựa trên sự phát triển của công nghiệp và nông nghiệp.

Điểm mặt 4 trung tâm đô thị, 3 vùng kinh tế và 5 hành lang của Nam Định trong tương lai - Ảnh 3.

5 hành lang kinh tế động lực của tỉnh Nam Định.

Bên cạnh đó, tầm nhìn đến năm 2050 cũng định hình 3 khâu đột phá để xây dựng, phát triển tỉnh gồm: Đột phá về phát triển không gian lãnh thổ; đột phá ở các ngành, lĩnh vực kinh tế; đột phát trên 4 nền tảng phát triển khác. Để tạo đột phá về phát triển không gian lãnh thổ tỉnh sẽ hình thành, phát triển 4 trung tâm đô thị động lực chủ đạo, 5 hành lang kinh tế động lực chủ đạo giữ vai trò gắn kết các nền kinh tế trong vùng ĐBSH, là cầu nối trung chuyển trong mối hợp tác, liên kết kinh tế với các tỉnh khác trong nước, khu vực và quốc tế.

3 vùng kinh tế động lực gồm: Vùng kinh tế thành phố Nam Định mở rộng; Vùng nông nghiệp, nông thôn (huyện Ý Yên, Vụ Bản, Nam Trực, Trực Ninh); Vùng kinh tế biển (huyện Nghĩa Hưng, Giao Thuỷ, Xuân Trường).

4 trung tâm đô thị động lực gồm: Đô thị với trung tâm thành phố Nam Định mở rộng và các hạt nhân đô thị đối trọng vệ tinh (thị trấn Nam Giang – Cao Bồ); Trung tâm đô thị Thịnh Long - Rạng Đông (thị trấn Rạng Đông, thị trấn Quỹ Nhất thị trấn Thịnh Long và khu kinh tế Ninh Cơ); Trung tâm đô thị Cao Bồ (thị trấn Lâm, 4 xã và thị trấn Bo thuộc Ý Yên); Trung tâm đô thị Giao Thuỷ (thị trấn Quất Lâm, thị trấn Giao Thuỷ, đô thị Đại Đồng).

Cùng với 5 hành lang kinh tế động lực chủ đạo đang hình thành và phát triển tại tỉnh Nam Định, bao gồm: Hành lang Quốc lộ 10 (từ TP Nam Định đến Cao Bồ); Hành lang cao tốc Bắc - Nam nối dài (từ Hà Nội đến Cao Bồ và Rạng Đông). Hành lang tuyến đường bộ ven biển (từ Ninh Bình đến Rạng Đông, Giao Thủy, Thái Bình); Hành lang thành phố Nam Định - Lạc Quần - Giao Thủy và hành lang cao tốc Ninh Bình - Thái Bình - Quảng Ninh.

Để tạo đột phá phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, tỉnh sẽ tập trung: Phát triển công nghiệp tiêu dùng và xuất khẩu; đẩy mạnh phát triển du lịch với nhiều hình thái, sản phẩm dịch vụ; phát triển kinh tế đô thị dựa trên việc tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các đô thị trọng điểm, đô thị mới; phát triển kinh tế biển, ven biển với việc tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng trọng điểm và thu hút phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ. Đối với 4 nền tảng phát triển khác, tỉnh sẽ tập trung tạo đột phá về: Nguồn nhân lực và văn hóa; khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; cơ sở hạ tầng đồng bộ; đổi mới và hoàn thiện thể chế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, minh bạch…

Để đạt được mục tiêu trên, đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh đề ra 7 nhóm giải pháp trọng tâm gồm: Huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực, thu hút vốn đầu tư, nhất là thu hút nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đầu tư vào các dự án phát triển trọng điểm; phát triển nguồn nhân lực và phát triển thị trường lao động bảo đảm cung ứng đủ số lượng nhân lực có chất lượng ở mọi lĩnh vực các doanh nghiệp, nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng.

Quản lý, thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường để các sản phẩm sản xuất tại tỉnh đạt năng suất, chất lượng cao không ngừng chiếm lĩnh các thị trường xuất khẩu và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; tiếp tục nghiên cứu, ban hành và áp dụng cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của tỉnh và pháp luật của Nhà nước theo từng giai đoạn, nhất là các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy liên kết hợp tác trong nước, hợp tác quốc tế để phát triển, thu hút, huy động nguồn lực thực hiện QHT; quản lý, kiểm soát phát triển các khu chức năng, đô thị, nông thôn; đảm bảo an ninh, quốc phòng, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi phát triển; tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Video: Bí mật đằng sau chuyện viết sớ khấn ở đền Trần Nam Định

Nhật Tân
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện

Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện

Thời sự - 56 phút trước

GĐXH - Sau 3 năm thi công, dự án sân vận động Thái Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 535 tỷ đồng, với diện tích lên tới trên 15ha, sức chứa 22.000 chỗ ngồi đã hiện hình hài và được trồng cỏ nhìn đẹp mắt.

Hướng dẫn mới về chế độ ốm đau, hưu trí trong BHXH bắt buộc

Hướng dẫn mới về chế độ ốm đau, hưu trí trong BHXH bắt buộc

Thời sự - 3 giờ trước

Thông tư 12/2025 của Bộ Nội vụ chính thức có hiệu lực từ 1/7, hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 liên quan đến BHXH bắt buộc.

Thông tin mới nhất về cơn bão số 2 trong 24 giờ tới

Thông tin mới nhất về cơn bão số 2 trong 24 giờ tới

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 2 có khả năng mạnh thêm hai cấp lên cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 13.

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Bật mí nguyên nhân khiến Bắc Bộ và nhiều nơi có mưa dông kéo dài chưa dứt

Bật mí nguyên nhân khiến Bắc Bộ và nhiều nơi có mưa dông kéo dài chưa dứt

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, từ Bắc Bộ trở vào Nam Bộ tiếp tục có mưa dông do tác động của dải hội tụ nhiệt đới kéo dài. Cảnh báo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm có thể đi kèm.

Tin sáng 4/7: Chủ khách sạn ở Cửa Lò nói gì vụ khách hút thuốc làm thủng đệm bị phạt 4,8 triệu đồng? Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT

Tin sáng 4/7: Chủ khách sạn ở Cửa Lò nói gì vụ khách hút thuốc làm thủng đệm bị phạt 4,8 triệu đồng? Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Giám đốc điều hành khách sạn Kingdom Cửa Lò đã lên tiếng xác nhận vụ việc khách hút thuốc làm thủng đệm bị phạt 4,8 triệu đồng là có thật; Hôm nay, Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT.

Bộ Công an thông tin vụ sữa giả Hiup và dầu ăn chăn nuôi dùng cho người

Bộ Công an thông tin vụ sữa giả Hiup và dầu ăn chăn nuôi dùng cho người

Thời sự - 2 ngày trước

Vụ án sản xuất, buôn bán sữa giả Hiup, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố 10 đối tượng về 2 nhóm hành vi. Còn vụ buôn lậu, sản xuất dầu thực vật giả đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can với 3 đối tượng.

Vụ áp thuế gần 4,5 tỷ cho 300m² đất vườn: Vì sao hồ sơ bị xử lý chậm?

Vụ áp thuế gần 4,5 tỷ cho 300m² đất vườn: Vì sao hồ sơ bị xử lý chậm?

Thời sự - 2 ngày trước

GĐXH - Sự việc một hộ dân ở Nghệ An bị tính thuế gần 4,5 tỷ đồng khi chuyển đổi 300m² đất vườn sang đất ở đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh này vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh, lý giải nguyên nhân và những vướng mắc liên quan đến bảng giá đất mới và quá trình xử lý hồ sơ.

Top