Diễn biến COVID-19 tới sáng 27/9: Thế giới vượt 33 triệu ca bệnh, số tử vong sát gần 1 triệu
GiadinhNet - Tới sáng 27/9, thế giới ghi nhận hơn 998.000 người chết vì COVID-19 trong hơn 33 triệu người nhiễm tại 213 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, 25 ngày không có ca nhiễm cộng đồng.
Bộ Y tế sáng 27/9 không ghi nhận thêm ca dương tính COVID-19, 24 ngày không lây nhiễm cộng đồng. Tổng số ca nhiễm duy trì 1.069. Tổng số khỏi là 999. Số người tử vong do COVID-19 là 35.
Trong số các bệnh nhân còn lại đang điều trị, 4 người xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 lần một, 5 người âm tính lần hai và 13 người âm tính lần ba.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly là hơn 16.000. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện hơn 200; cách ly tập trung hơn 10.000, còn lại ở nhà, nơi lưu trú.
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 nhận định nhiều nước đã bùng phát trở lại sau khi nới lỏng các biện pháp kiểm soát, cách ly xã hội. Công tác phòng, chống dịch sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi mùa đông sắp đến, điều kiện thời tiết thuận lợi cho virus phát triển, lây lan.
Tại nước ta, nguy cơ dịch bệnh vẫn thường trực, nhất là từ người nhập cảnh nhưng không chấp hành nghiêm quy định về cách ly, giám sát y tế, từ người nhập cảnh trái phép, nguồn bệnh từ các đợt dịch trước nhưng chưa được phát hiện, từ hàng hóa nhập khẩu…
Tại một số nơi, ngay cả trong một số cơ quan của Nhà nước và trong nhân dân đã bắt đầu xuất hiện tâm lý chủ quan, thực hiện không đúng, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch.

Nhân viên sân bay dùng loa hướng dẫn hành khách trên chuyến bay thương mại quốc tế đầu tiên từ Seoul hạ cánh tại sân bay Nội Bài, lên xe để về khu cách ly hôm 25/9. Ảnh: Giang Huy/VnExpress
Để tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu kép vừa bảo đảm phòng, chống dịch, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương xây dựng các phương án tổ chức cách ly, lấy mẫu, xét nghiệm và cách ly theo dõi sức khỏe phù hợp đối với người nhập cảnh.
Đặc biệt, từ bài học tại Đà Nẵng, quyết không để dịch bệnh lây lan những khoa điều trị bệnh nhân nặng trong bệnh viện. Bộ Y tế rà soát các hướng dẫn, quy trình phòng, chống dịch bệnh, chuyển thành danh sách các công việc (check-list) chi tiết nhất có thể, dễ hiểu, dễ làm đến tận từng cơ sở.
Với Bộ Y tế, yêu cầu rà soát, hoàn thiện các quy định, hướng dẫn về phòng, chống dịch trong các hoạt động kinh tế - xã hội, bảo đảm rõ quy trình, thủ tục, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền trong thực hiện phòng, chống dịch, nhất là đối với các cơ sở y tế và quản lý người nhập cảnh khi mở lại các đường bay thương mại quốc tế.
Kịp thời hỗ trợ điều trị các ca bệnh nặng vượt quá khả năng ứng phó của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch tại các bộ, ngành, địa phương.
Hướng dẫn cụ thể việc bảo đảm an toàn các cơ sở y tế, có tiêu chí đánh giá an toàn đối với từng khoa, phòng và cả cơ sở y tế; tăng cường việc đăng ký khám bệnh qua mạng; siết chặt việc thực hiện phân luồng người đi lại giữa các khoa trong nội bộ cơ sở y tế; có phương án xét nghiệm, kết nối giữa các bệnh viện trong việc tiếp nhận, xét nghiệm, giới thiệu xét nghiệm người bệnh khi có biểu hiện bệnh COVID-19; hết sức chú trọng bảo đảm an toàn cho bệnh nhân nặng điều trị tại cơ sở y tế. Từng khoa, phòng thuộc cơ sở y tế, cơ sở y tế đều phải kiểm tra, đánh giá hàng ngày về mức độ bảo đảm an toàn của khoa, phòng, cơ sở y tế.
Người đứng đầu cơ sở y tế, cơ quan chủ quản của cơ sở y tế chịu trách nhiệm về kết quả phòng, chống dịch tại cơ sở y tế và địa bàn phụ trách.
Thế giới: Hơn 33 triệu người mắc, gần 1 triệu người tử vong vì COVID-19
Thế giới ghi nhận hơn 998.000 người chết vì COVID-19 trong hơn 33 triệu người nhiễm tại 213 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng lần lượt gần 317.000 và gần 6.000 ca sau 24 giờ, trong khi 24.382.757 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.info
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 7.284.350 ca nhiễm và 209.155 người chết, tăng lần lượt 53.818 và 889 ca so với một ngày trước đó.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới và lớn nhất châu Á, báo cáo thêm gần 89.000 ca nhiễm và 1.123 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì COVID-19 lên lần lượt gần 6 triệu và 94.533. Số ca nhiễm tại đất nước gần 1,4 tỷ dân này tăng nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác và chưa có dấu hiệu đạt đỉnh.
Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 697 người chết vì COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 141.406. Số người nhiễm SARS-CoV-2 tăng 25.412 trong 24 giờ qua, lên 4.717.991.
Ca nhiễm mới ở Pháp cũng tăng trở lại sau giai đoạn COVID-19 được kiềm chế. Nước này ghi nhận thêm 14.412 ca nhiễm, nâng tổng số lên 527.446, trong đó 31.700 người chết, tăng 39 trường hợp.
Anh, vùng dịch lớn thứ ba châu Âu, ghi nhận 429.277 ca nhiễm và 41.971 ca tử vong, tăng lần lượt 6.042 và 34 trường hợp.
Tại Đông Nam Á, Indonesia tiếp tục là điểm nóng khi Bộ Y tế nước này ngày 26/9 thông báo có thêm gần 4.500 ca mắc COVID-19 và 90 trường hợp tử vong. Tính tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Indonesia đã lên tới 271.339, trong đó có 10.308 trường hợp tử vong và 199.403 người bình phục.
Tại Philippines ghi nhận thêm 2.747 ca mắc COVID-19, đưa tổng số ca nhiễm lên 301.256 người và vẫn là quốc gia có số người nhiễm cao nhất trong khu vực. Dù vậy, giới chức Philippines khẳng định tình hình dịch bệnh tại nước này đã có tín hiệu tích cực.
T.Nguyên

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, kích thích, nổi nhiều ban tím trên cơ thể, khó thở, chi lạnh nên nhanh chóng được đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối
Sống khỏe - 3 ngày trướcNgười mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử
Sống khỏe - 3 ngày trướcCơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt
Y tế - 3 ngày trước12 tuổi, bé trai nặng tới 83kg gấp đôi cân nặng ở độ tuổi này dẫn tới biến chứng nặng, nguy kịch sau 4 ngày sốt sốt xuất huyết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.