Diễn viên “Chít và Pi” chia sẻ bí quyết chăm con chóng khỏe, không sợ các bệnh hô hấp khi giao mùa
Là một diễn viên nổi tiếng với các vai diễn trong "Chít và Pi", "Mưa qua bóng mây", "Gió làng Kình", "Tình yêu ở cuối con đường", "Hoa phượng trắng"… Thanh Hòa luôn bận rộn với công việc, thế nhưng ưu tiên số một của cô vẫn là con gái Bảo Hân. Khi bé ốm, cô gác hết công việc lại, tập trung chăm sóc cho thiên thần nhỏ.
Nhớ lại những ngày tháng chăm Bảo Hân lúc mới sinh cho đến tròn 5 tuổi, diễn viên Thanh Hòa chia sẻ: "Trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên thường xuyên mắc bệnh nọ tật kia là rất bình thường. Nhưng dù đã xác định trước, khi con ốm, nhà cửa vắng lặng, không nghe tiếng tíu tít của con như thường lệ, mình vẫn thấy xót xa. Khi ấy, mình chỉ ước con khỏe lại, mọi thứ khác không còn quan trọng nữa".
Nhưng chỉ có tình yêu thương thôi chưa đủ, trên hết, Thanh Hòa cũng khuyên các bố các mẹ nên trang bị thêm những kiến thức y tế cơ bản để kịp thời sơ cứu, xử lý và ứng phó với những sự cố xảy ra cho sức khỏe của con, giúp con mau chóng khỏe lại. Đặc biệt là vào thời tiết giao mùa như hiện nay, con rất dễ mắc phải các bệnh hô hấp.

Cô bé Pi ngày nào giờ đã có một cô con gái nhỏ vô cùng đáng yêu
Nhắc đến các bệnh hô hấp, Thanh Hòa lưu ý thêm: "Hệ hô hấp được tính từ cửa mũi trước đến phổi, phân thành đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Đường hô hấp trên tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, vi khuẩn, nấm mốc... nên dễ bị viêm nhiễm. Nếu bé không được chữa trị kịp thời, dễ dẫn tới viêm đường hô hấp dưới, với những triệu chứng như khó thở, thở nhanh, thở rít, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi..."
Bé có thể nhiễm bệnh vì nhiều lý do. Tuỳ vào bệnh trạng cụ thể sẽ có chế độ chăm sóc và điều trị khác nhau. Tuy nhiên, một số mẹo nhỏ trong chăm sóc bé mà Thanh Hòa tích lũy được có thể giúp bé mau vượt qua được các bệnh hô hấp khi giao mùa.
Cho con uống đủ nước, không ép ăn
Bé bị ốm sẽ hay mè nheo và biếng ăn. Bạn không nên ép bé ăn mà nên bổ sung đủ nước cho con. Với bé chưa ăn được đồ thô, mẹ cũng nên nghiền thức ăn thành chất lỏng để bé dễ nuốt. Lúc này, những vật dụng phục vụ ăn uống thu hút sự quan tâm và hiếu kỳ của bé nên được tận dụng tối đa, như ống hút lạ mắt, chén bột hình ngộ nghĩnh...
Thanh Hòa chia sẻ: "Bảo Hân dưới hai tuổi thi thoảng lại bị viêm mũi họng, con không muốn ăn vì họng đau không nuốt được. Mình luôn dành nhiều tâm huyết vào các món ăn để con không phải bỏ bữa nào. Ngoài ra, mình thường chia nhỏ các bữa để con dễ hợp tác hơn".
Kiên nhẫn với con hơn ngày thường
Cơ thể bé lúc này rất mệt mỏi, nên bạn có chiều bé hơn ngày thường một chút cũng không sao. Đặc biệt, khi con đang sốt cao, việc quấy khóc là không thể tránh khỏi. Mẹ nên chuẩn bị sẵn tinh thần để tránh nổi nóng với con, kiên nhẫn với con ngay cả khi bé trở nên trái tính.
Tăng cường sức đề kháng cho con
Thanh Hòa luôn ưu tiên phòng bệnh bằng cách tăng đề kháng tự nhiên cho con. Tìm hiểu thêm thông tin về chăm sóc bé, nữ diễn viên cho biết 60% bé mắc bệnh về hô hấp (ho, mũi, viêm phế quản, viêm phổi...) là từ chính giường hay phòng ngủ của các bé. Vì thế, việc vệ sinh phòng ngủ đặc biệt quan trọng. Thanh Hòa thường xuyên hút bụi, lau phòng hàng ngày, thay chăn, đệm định kỳ. Phòng ngủ của hai mẹ con luôn có nhiệt kế để đo độ ẩm, bảo đảm độ ẩm trong phòng khoảng 60%, vì quá khô hoặc quá ẩm cũng đều là nguyên nhân gây bệnh hô hấp cho con.
Khi Bảo Hân bắt đầu đi học, dễ tiếp xúc với nguồn bệnh, Thanh Hòa thường nhỏ nước mũi cho con sáng, tối. Mỗi khi về nhà đều rửa tay bằng xà phòng. Ngoài ra, Thanh Hòa luôn lưu ý tăng sức đề kháng cho bé bằng rau xanh và hoa quả.
Dự phòng bằng thảo dược
"Thông thường, bé bị viêm đường hô hấp do virus có thể tự khỏi sau vài ngày, cha mẹ không nên tự ý cho dùng kháng sinh khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. Lạm dụng kháng sinh có thể làm giảm dần sức đề kháng, tăng men gan, ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa của bé vì thuốc có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi", Thanh Hòa chia sẻ.

Diễn viên Thanh Hòa khuyên các bà mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ khi các triệu chứng nặng lên
Bên cạnh đó, Thanh Hòa cũng cho biết, nếu các triệu chứng của con nặng lên, cha mẹ nên đưa con đi khám. "Sau khi thăm khám, bác sĩ có thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để chỉ định điều trị. Không phải lần nào viêm đường hô hấp Bảo Hân đều phải dùng kháng sinh. Mình có dùng các thuốc thảo dược cho con để giảm ho, chống viêm, chống co thắt phế quản, tiêu nhầy để giúp bé dễ chịu hơn. Thuốc thảo dược cũng giúp con tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế nhiễm khuẩn lần sau".
"Các bé hay bị đi bị lại nên sau khi con khỏi bệnh, mẹ phải giặt toàn bộ chăn, gối, phơi đệm, khử trùng đồ chơi, bát đũa của bé để tránh không nhiễm khuẩn lại từ chính những đồ vật đó", Thanh Hòa cho biết thêm.
Thuốc hen P/H được chỉ định điều trị hiệu quả các bệnh lý sau:
- Hen phế quản
- Viêm phế quản mạn tính, viêm phế quản co thắt, viêm phế quản thể hen
- Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
- Ho mạn tính
Hỗ trợ điều trị trong các trường hợp: viêm phổi, viêm phế quản cấp tính, viêm họng…
Liên hệ bác sĩ theo dõi điều trị để được tư vấn: 1800 54 54 35
PV

Trứng gà mua về có cần rửa rồi mới bảo quản tủ lạnh?
Sống khỏe - 7 phút trướcNhiều người băn khoăn trứng gà, trứng vịt mua ở chợ, siêu thị về có nên rửa sạch rồi bảo quản trong tủ lạnh hay có thể để thẳng vào đó.

5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu
Sống khỏe - 1 giờ trướcThiếu máu khiến cơ thể dễ mệt mỏi, năng lượng thấp, chán nản... có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến tim mạch (như suy tim, rối loạn nhịp tim), thiếu máu não… nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?
Sống khỏe - 19 giờ trướcNgười uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?
Sống khỏe - 22 giờ trướcBữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua
Sống khỏe - 1 ngày trướcMặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?
Sống khỏeBữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.