Loại rau mùa đông là 'báu vật sức khỏe' giúp hạ đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
GĐXH - Rau thì là có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính như: Bệnh tiểu đường, tim mạch, các vấn đề về tiêu hóa, đau bụng ở trẻ sơ sinh và hôi miệng...

Người bệnh tiểu đường ăn rau thì là có tốt không?
Thì là là loại rau gia vị khá tươi tốt vào mùa đông, rất tươi ngon và dậy mùi thơm, giàu dinh dưỡng, không thể thiếu trong những món canh cá, hay lẩu cá, mực...
Ngoài việc sử dụng trong nấu ăn, rau thì còn là một gia vị chữa bệnh, tốt cho sức khỏe bởi đây là loại rau rất ít calo, nhưng lại cung cấp dồi dào các vitamin và khoáng chất n như vitamin C, mangan và vitamin A.
Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu rất quan trọng để duy trì thị lực và hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản ở cả giới nam và nữ.

Ảnh minh họa
Tương tự, vitamin C rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch của bạn, giúp chữa lành vết thương và trao đổi chất. Ngoài ra, vitamin C đã được chứng minh là một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ các tế bào chống lại các ảnh hưởng của các gốc tự do.
Rau thì là cũng là một nguồn mangan tốt, hỗ trợ hoạt động bình thường của não, hệ thần kinh, giúp chuyển hóa đường và chất béo.
Với những thành phần trên, rau thì là có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính như: Bệnh tiểu đường, tim mạch, các vấn đề về tiêu hóa, đau bụng ở trẻ sơ sinh và hôi miệng...
Bất ngờ lợi ích của rau thì là với sức khỏe
Giúp giảm lượng đường trong máu
Lượng đường trong máu cao kéo dài có thể dẫn tới tình trạng kháng insulin, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường tuýp 2.
Rau thì là đã được chứng minh có tác dụng tốt trong việc hạ đường huyết. Một số nghiên cứu trên động vật mắc bệnh tiểu đường đã cho thấy sự cải thiện đáng kể về lượng đường trong máu lúc đói nếu được bổ sung chiết xuất từ rau thì là hàng ngày. Tuy nhiên, các nghiên cứu ở người còn hạn chế.
Tốt cho tim mạch
Bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng gần 75% các trường hợp mắc bệnh tim có thể được ngăn ngừa bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ như chế độ ăn uống kém, hút thuốc và thiếu tập thể dục. Chất flavonoid trong thì là đã được chứng minh là bảo vệ sức khỏe của tim do đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Chiết xuất thì là có tác dụng hạ cholesterol và triglyceride, giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Ảnh minh họa
Kích thích tiết sữa ở các bà mẹ
Thì là có chứa thành phần giống như estrogen. Thành phần này hoạt động trong cơ thể cũng giống như estrogen. Nó sẽ kích thích việc tiết sữa ở dê và được các nhà nghiên cứu tin rằng, cũng có tác dụng tương tự đối với phụ nữ.
Việc sử dụng thì là để làm tăng tiết sữa đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ, và đến nay, nhiều bà mẹ vẫn dùng các loại trà thảo mộc dựa trên cây thì là để tăng tiết sữa.
Giàu chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa trong thì là giúp bảo vệ các tế bào chống lại thiệt hại gây ra bởi các phân tử không ổn định, được gọi là các gốc tự do. Cơ thể bổ sung thì là, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm mãn tính và ngăn ngừa hoặc thậm chí điều trị một số bệnh, bao gồm bệnh tim, alzheimer, viêm khớp dạng thấp và một số dạng ung thư.
Hỗ trợ phòng ngừa ung thư
Monoterpen là một nhóm terpen, là các hợp chất thực vật tự nhiên có trong cây thì là, có liên quan đến các đặc tính chống ung thư, kháng virus, kháng nấm và chống viêm.
Chất d-limonene là một loại monoterpene có trong thì là, giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư phổi, vú và ung thư ruột kết.
Ai không nên ăn rau thì là?

Ảnh minh họa
- Rau thì là có khả năng tương tác với thuốc, làm tăng tác dụng phụ của thuốc. Vì vậy, tuyệt đối không ăn rau thì là khi đang sử dụng các loại thuốc chứa estrogen, dược liệu điều trị co giật, ciprofloxacin.
- Nếu muốn dùng rau thì là để chữa bệnh, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ, không nên tự ý dùng thì là để điều trị bệnh và lạm dụng nó.
Khi ăn rau thì là có biểu hiện dị ứng như: Ngứa/sưng miệng, nổi mề đay, buồn nôn, đau đầu... nên ngưng sử dụng hoặc tới các cơ sở y tế thăm khám.


Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đưa vợ đi khám viêm họng, bác sĩ 43 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo lời khuyên của vợ, Anh K.R (43 tuổi, Việt kiều Mỹ) đi khám tổng quát và phát hiện ung thư tuyến giáp thùy phải, u lan rộng, kích thước 6cm.

Xuất hiện vệt đen trong móng tay nghi ung thư da, bé 10 tuổi đi khám bất ngờ nhận tin vui
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bé Hải, 10 tuổi, xuất hiện một vệt đen bất thường trong móng tay cái bên trái, người nhà lo ung thư, xong bác sĩ sinh thiết xác định nốt ruồi lành tính.

Lên mạng tìm thầy chữa ung thư gan, người đàn ông 37 tuổi ở Hà Nội qua đời trong sự đau xót của người thân
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết đây là một trường hợp cực kỳ đáng tiếc. Ung thư gan dù là bệnh nguy hiểm nhưng nếu tuân thủ điều trị theo các bác sĩ, cơ hội kéo dài thời gian sống vẫn rất tốt.

Đo đường huyết tại nhà cần làm điều này để có kết quả tốt nhất
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết tại nhà giúp bạn nhận biết sớm các biến chứng tiềm ẩn của tiểu đường, như đường huyết cao hoặc thấp quá mức để tránh những vấn đề nghiêm trọng.

10 thực phẩm rẻ tiền, bổ thận đang bán đầy chợ Việt, người bệnh thận nên ăn để phòng biến chứng
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người mắc bệnh thận, bên cạnh việc điều trị, điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý thì dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng giúp cải thiện và hỗ trợ chức năng thận.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.