Điều gì xảy ra nếu bạn không tẩy giun? Đây là những bệnh đáng sợ nếu bạn không tẩy giun thường xuyên, đúng cách
GĐXH - Không tẩy giun lâu ngày sẽ gây thiếu hụt vitamin và dưỡng chất, thậm chí sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm hơn như viêm loét ruột, viêm tụy cấp, viêm đường tắc mật…
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết đã điều trị cho nam bệnh nhân (58 tuổi) bị mắc hội chứng Loeffler (LS), một bệnh hô hấp hiếm gặp xảy sau do nhiễm ký sinh trùng gây. Đây có thể là hậu quả của việc nhiều năm không tẩy giun.
Được biết, trước đó bệnh nhân bị ho, sốt. Tưởng bị cảm cúm nên mua thuốc kháng sinh, hạ sốt, long đờm về uống nhưng tình trạng không cải thiện. Sau đó đã đến viện khám, kết quả xét nghiệm cho thấy bạch cầu máu tăng cao, trong đó tăng chủ yếu thành phần bạch cầu ưa acid kèm theo tổn thương phổi. Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm phổi, viêm gan B và dương tính với giun đũa, giun lươn.

Hội chứng Loeffler (LS) có tỷ lệ mắc khá hiếm. Ảnh minh họa
Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc hội chứng Loeffler (LS), một bệnh hô hấp hiếm gặp xảy ra sau khi nhiễm ký sinh trùng. Người bệnh được điều trị bằng thuốc tẩy giun đặc hiệu. Sau 2 tuần thì hết triệu chứng, không còn hình ảnh tổn thương phổi trên phim chụp.
Bác sĩ cho biết, hội chứng Loeffler (LS) là bệnh hiếm gặp, do ấu trùng giun lên qua phổi gây ho kéo dài. Bệnh đặc trưng bởi tổn thương ở phổi và tăng bạch cầu. Người bệnh cũng có thể gặp các tổn thương trên da giống như sợi chỉ hoặc nổi ban đỏ với nhiều kích cỡ khác nhau. Nhiều trường hợp bị ho, khò khè, khó thở, sốt hoặc không.
Nguyên nhân của hội chứng chủ yếu là phản ứng dị ứng đối với sự di chuyển qua phổi của ấu trùng giun sán, như giun đũa (A. lumbricoides), giun móc và giun lươn.
Bác sĩ khuyến cáo người dân cần uống thuốc tẩy giun định kỳ. Nên ăn chín uống sôi, không nên ăn gỏi cá sống, rau sống, nhất là ở những vùng vẫn còn sử dụng phân tươi ủ để bón cho cây trồng. Khi lao động, tiếp xúc với đất, rau, mọi người nên mặc đồ bảo hộ, phòng ký sinh trùng lây qua da. Nếu có các biểu hiện như xanh xao, sút cân, mệt mỏi, nên đi khám sớm để tránh biến chứng.
Những bệnh rình rập nếu bạn không tẩy giun?

Ảnh minh họa
Giun là loài ký sinh trùng ký sinh trong cơ thể người, hút các vitamin, dưỡng chất và protein… làm ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể như xanh xao, suy nhược và thiếu máu. Ngoài ra, giun còn hấp thụ thức ăn và thải ra các chất độc trong đường ruột, gây ra các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn... Thậm chí có thể dẫn đến viêm loét ruột, viêm tụy cấp, viêm đường tắc mật…
Thuốc tẩy giun có công dụng diệt trừ 98% các loại giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim… Nên uống thuốc tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng/lần (2 lần/năm) để tăng cường sức khỏe đường ruột, hấp thu tốt hơn các dưỡng chất thiết yếu và phòng tránh các bệnh về hệ tiêu hóa. Ngoài ra, uống thuốc tẩy giun đúng cách còn giúp tạo cảm giác ngon miệng hơn.
5 nhóm người được khuyến cáo không nên uống thuốc tẩy giun

Ảnh minh họa
- Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu: Thai nhi chưa ổn định trong giai đoạn này, dễ gây ra tình trạng dị dạng thai nhi và sảy thai.
- Phụ nữ đang cho con bú: Trẻ sẽ hấp thu các chất độc hại từ thuốc thông qua đường sữa mẹ. Trường hợp bắt buộc phải uống thuốc tẩy giun, mẹ nên ngưng cho con bú từ 2 - 3 ngày sau khi uống thuốc để đào thải hết thuốc ra khỏi cơ thể.
- Trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi: Trẻ nhỏ nếu uống thuốc trong giai đoạn này sẽ dễ gặp phải nhiều tác dụng phụ vì hệ tiêu hóa còn kém.
- Người bị hen suyễn, suy gan, suy thận, người sốt trên 38.5 độ C, người đang mắc bệnh cấp tính... nếu uống thuốc tẩy giun sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Lý giải nguyên nhân vì sao nhiều người gặp các vấn đề về da hậu COVID-19

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?
Sống khỏe - 7 giờ trướcNhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 10 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.