Điều xưa nay hiếm thấy ở một chuyến đi thiện nguyện đến Bắc Giang!
GĐXH - Đoàn thiện nguyện có 2 thành viên đặc biệt cao tuổi nhưng nằm ngoài quy luật "tuổi cao sức yếu". Đó là cụ bà Hoàng Thị Thân 92 tuổi và cụ ông Nguyễn Văn Hạnh, 101 tuổi ở Hà Nội. Hai ông bà được coi là biểu tượng tinh thần của đoàn thiện nguyện, có sức lan tỏa mạnh mẽ về những bước chân không mỏi và tấm lòng biết cho đi để san sẻ yêu thương.
Ngày 4/6/2023, một ngày Chủ nhật dù nắng to như đổ lửa nhưng cũng không cản được những bước chân thiện nguyện của "các cụ cao niên" đến với các em nhỏ mồ côi nhân dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6 tại chùa Dâu, xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Có thể nói, đây là chuyến thiện nguyện với nhiều điều đặc biệt hiếm thấy của Đoàn thiện nguyện gồm 63 người, đến từ 2 Câu lạc bộ thiện nguyện Hội đầu bếp Hoàng gia Việt Nam và Đoàn thiện nguyện của Câu lạc bộ nhà báo nữ Việt Nam. Chuyến đi lần này đến với 8 em nhỏ mồ côi, khuyết tật được sư thầy Thích Đàm Lương cưu mang tại chùa Dâu, xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Một ngôi chùa nghèo, nhỏ và đơn sơ ở một xã nhỏ, tuy còn nhiều thiếu thốn nhưng lại rất giàu tình người giữa sư thầy và các em nhỏ mồ côi, khuyết tật. Ở đây, các em nhỏ được nuôi ăn, ở và chăm lo học hành.

Ngôi chùa đơn sơ, nhỏ bé...

… nhưng chứa cả bầu trời yêu thương nhờ sự cưu mang của sư thầy Thích Đàm Lương đối với 8 cháu nhỏ mồ côi, khuyết tật.
Điều thú vị đầu tiên là các thành viên trong đoàn thiện nguyện đến với các em nhỏ chùa Dâu lại là các cụ ông, cụ bà và những thành viên cao tuổi đã về hưu. Theo lẽ thường tuổi cao sức yếu nhưng các ông các bà lại toát lên một năng lượng dồi dào, tích cực. Các cụ dậy sớm từ 5h sáng sửa soạn, rồi hăm hở lên xe đi từ Hà Nội đến Bắc Giang, trong cái thời tiết nắng như rang đến nỗi nhiều người không dám ra đường. Ấy thế mà cả đoàn không ai say xe, chỉ say mê văn nghệ với các màn hát karaoke sôi động nhờ chiếc ‘loa kẹo kéo’ một thành viên nhiệt tình mang theo.

Nhà báo, chuyên gia ẩm thực Vũ Thị Tuyết Nhung (áo dài nâu đứng thứ 2 từ trái qua) đại diện nhóm thiện nguyện của CLB nhà báo nữ cùng các thành viên trong đoàn.

Trời nắng nóng lại không có quạt điện, các thành viên mang theo quạt giấy đến chùa thăm các em nhỏ.
Đến chùa Dâu khi đã gần 10h trưa, cái nắng hè chói chang đã bắt đầu sắp lên đỉnh điểm. Ngôi chùa đang được xây dựng mở rộng nên ngổn ngang và hầu như không có quạt điện. Nhưng dù thời tiết có khắc nghiệt, buổi trao quà thiện nguyện vẫn diễn ra trong tình người như suối mát làm êm dịu cả không gian nắng nóng.
Quà được đoàn chia ra làm 2 nội dung. Đầu tiên là 8 suất tiền mặt, mỗi suất 2.000.000 đồng được trao cho 8 trẻ em mồ côi khuyết tật được sư thầy Thích Đàm Lương nuôi dạy tại chùa, cùng nhiều nhu yếu phẩm như dầu ăn, mỳ ăn liền, tương mắm, khăn mặt… tặng kèm cho các em.

Sư thầy Thích Đàm Lương (đầu tiên bên trái) thay mặt các em nhỏ mồ côi, khuyết tật nhận tấm lòng của đoàn thiện nguyện.


Tiếp đó, còn có cả 10 suất phần thưởng trao cho 10 học sinh nghèo vượt khó thuộc xã Nội Hoàng, mỗi suất 3.000.000 đồng cùng các túi quà nhu yếu phẩm trị giá mỗi suất khoảng 300.000 đồng cũng được trao tận tay cho các em, hoặc đại diện gia đình các em nhỏ của xã. Tổng giá trị của cả 2 nội dung trao tặng lên đến hơn 60.000.000 đồng, có được từ sự quyên góp của các thành viên trong đoàn và một số nhà tài trợ.

10 suất phần thưởng cũng được trao cho 10 học sinh nghèo vượt khó thuộc xã Nội Hoàng.
Điều xưa nay hiếm thấy là đoàn thiện nguyện có 2 thành viên đặc biệt cao tuổi nhưng nằm ngoài quy luật "tuổi cao sức yếu". Đó là cụ bà Hoàng Thị Thân 92 tuổi và cụ ông Nguyễn Văn Hạnh, 101 tuổi ở Hà Nội. Hai ông bà được coi là biểu tượng tinh thần nòng cốt của đoàn thiện nguyện, có sức lan tỏa mạnh mẽ về những bước chân không mỏi và tấm lòng biết cho đi để san sẻ yêu thương.

Cụ ông Nguyễn Văn Hạnh 101 tuổi dẫn đầu đoàn thiện nguyện và đại diện đoàn trao quà cho các em nhỏ mồ côi, khuyết tật tại chùa Dâu.

Cụ bà Hoàng Thị Thân 92 tuổi và 2 cháu gái chụp ảnh lưu niệm trước khi trao phần thưởng cho 10 học sinh nghèo vượt khó thuộc xã Nội Hoàng
Cụ ông Nguyễn Văn Hạnh năm nay đã 101 tuổi nhưng đã có nhiều năm tham gia đoàn thiện nguyện. Ngày còn công tác ông Nguyễn Văn Hạnh phụ trách thiếu nhi thành đoàn. Cụ cho biết nhờ thế cụ có một tâm hồn tươi trẻ và rất yêu trẻ nhỏ. Nhiều năm qua, cụ Nguyễn Văn Hạnh tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện của Hội đầu bếp Hoàng gia và CLB nhà báo nữ Việt Nam, hầu như chuyến nào ông cũng đi trừ thời gian dịch Covid hoành hành phải hạn chế theo quy định. Một số người lần đầu tiếp xúc quan ngại về nguy cơ sức khỏe gặp phải khi tuổi cao nhưng ông đi lại "cứ như thanh niên" giữa trời nắng nóng, ông cười bảo: "Tôi còn có thể đứng trên xe ô tô suốt mấy tiếng đồng hồ và tôi dù đã qua 100 tuổi nhưng vẫn chưa dùng đến thuốc"!

Ngoài cụ Nguyễn Văn Hạnh thì hầu hết các thành viên trong đoàn cũng đều là người trên 60 tuổi. Đoàn thiện nguyện của CLB các nhà báo nữ Việt Nam và Hội đầu bếp hoàng gia Việt Nam thành lập đã được 20 năm. Các thành viên nhiều người tham gia từ ngày đầu thành lập cho đến bây giờ, nhiều người tham gia lần lượt các năm về sau. Vì thế, tuổi của thành viên đoàn cũng nhiều lên theo năm tháng tham gia các chuyến đi của lòng tốt!

Đoàn thiện nguyện của CLB các nhà báo nữ Việt Nam và Hội đầu bếp hoàng gia Việt Nam thành lập đã được 20 năm.
Hiện nay, tham gia vào đoàn thiện nguyện đã có cả các em nhỏ. Và những người còn đang công tác vốn là con cháu của các thành viên trong đoàn. Như một sự kế cận và nối tiếp truyền thống tốt đẹp "lá lành đùm lá rách" của người Việt Nam. Hai câu lạc bộ hoạt động thiện nguyện giản dị và lặng lẽ, phối hợp đồng hành cùng nhau suốt 20 năm, nhưng không hoạt động khép kín trong nội bộ Hội mà luôn mở rộng chào đón thêm các thành viên tham gia qua mỗi chuyến đi thiện nguyện.

CLB nhà báo nữ Việt Nam và Hội đầu bếp hoàng gia Việt Nam không hoạt động thiện nguyện khép kín trong nội bộ Hội mà luôn mở rộng chào đón thêm các thành viên tham gia qua mỗi chuyến đi thiện nguyện.

Một số nhà báo nữ đã về hưu và đang công tác cũng tham gia đoàn thiện nguyện, như một hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm ngày 21/6 - ngày Nhà báo Việt Nam.
Diệp An

Một bé trong gia đình 4 người bị bỏng nặng ở Bắc Ninh vẫn đang phải điều trị phục hồi chức năng
Cảnh ngộ - 1 ngày trướcGĐXH – “Bố con tôi đã ở viện suốt từ tháng 10 đến giờ chưa được về nhà", anh Lợi nói. Hiện con anh Lợi vẫn phải điều trị phục hồi chức năng sau tai nạn bỏng, khắp cơ thể là sẹo co kéo.

Tấm lòng bạn đọc đến với cụ bà 83 tuổi chăm 2 con bệnh tật, nuôi cháu nhỏ đang tuổi ăn học
Vòng tay nhân ái - 2 ngày trướcGĐXH - Nhận tiền hỗ trợ của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống, bà Hoa bày tỏ lòng cảm kích. Nhờ sự quan tâm, động viên từ cộng đồng mà bà có thêm động lực để chăm con bệnh, cháu thơ dại.

MS 1006: Người phụ nữ suy thận cần sự trợ giúp của cộng đồng
Vòng tay nhân ái - 4 ngày trướcGĐXH – 4 năm qua, cuộc sống của chị Thủy gắn liền với bệnh viện, máy lọc máu và thuốc men vì suy thận. Người phụ nữ ấy không còn khả năng lao động, các con còn nhỏ nên rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

MS 1005: Bé 2 tuổi bị ung thư võng mạc, cha mẹ nghèo bán đàn lợn cũng không đủ tiền chữa trị
Vòng tay nhân ái - 6 ngày trướcGĐXH - “Giá như đưa con đi viện sớm hơn, có lẽ con tôi đã không rơi vào cảnh nguy kịch thế này…” - lời tự trách của một người mẹ trẻ người dân tộc khiến ai nấy đều quặn lòng.

MS 1004: Gia đình khốn cùng cầu cứu cộng đồng khi chồng bị tai nạn liên tiếp, con gái mắc bệnh tim
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH – Chồng liên tiếp bị tai nạn, con lại bị bệnh tim đã khiến gia đình chị rơi vào cảnh mất nhà, nợ nần chồng chất và tuyệt vọng đến tận cùng. Giữa cơn bão bệnh tật và tai nạn, người mẹ, người vợ ấy chỉ biết cầu cứu cộng đồng.

Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn từ ngày 01/04/2025 - 30/04/2025
Kết chuyển - 1 tuần trướcGĐXH - Từ ngày 01/04/2025 - 30/04/2025, Chương trình Vòng tay nhân ái (Báo Sức khỏe và Đời sống) tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của bạn đọc dành cho các cảnh đời kém may mắn. Chúng tôi xin gửi tới các quý bạn đọc hảo tâm danh sách ủng hộ cụ thể và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của quý bạn đọc.

MS 1003: Sự sống mong manh của người đàn ông dân tộc H’Mông mong có 20 triệu đồng để kịp thời phẫu thuật tim
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH – Hiện anh Thanh có chỉ định phải phẫu thuật tim gấp nhưng gia đình quá khó khăn, chưa gom được 20 triệu đồng còn lại cho ca phẫu thuật.

Tấm lòng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp điều trị ở bệnh viện Việt Đức
Vòng tay nhân ái - 2 tuần trướcGĐXH – Chương trình Vòng tay nhân ái (Báo Sức khỏe và Đời sống) đã trao tiền của bạn đọc hảo tâm đến với 2 trường hợp điều trị ở bệnh viện Việt Đức là ông Khoan bị ung thư biểu mô tế bào gan và em Chung bị đa chấn thương sau tai nạn giao thông.

MS 1002: Bán hết cả trâu, lợn vẫn không đủ chi trả viện phí, người phụ nữ dân tộc Thái cần sự trợ giúp
Cảnh ngộ - 3 tuần trướcGĐXH - Để có tiền chạy chữa bệnh, gia đình bà Thoa đã phải bán đi 1 con trâu và 2 con lợn là tài sản quý giá nhất, nhưng chẳng thấm tháp vào đâu. Hiện tại, người phụ nữ dân tộc Thái này đang rất cần sự trợ giúp của mọi người.

Sức khỏe của cô bé dân tộc Tày bị u trung thất đã tốt hơn
Kết chuyển - 3 tuần trướcGĐXH - Cảm thương trước hoàn cảnh khó khăn của cô bé dân tộc Triệu Thị Hải Yến bị u trung thất, nhiều bạn đọc đã chung tay giúp đỡ em. Hiện sức khỏe của cô bé dân tộc Tày này đã tốt hơn nhiều.

MS 994: Mồ côi từ nhỏ, người đàn ông giờ lại khốn đốn vì bệnh tật, cần sự chung tay của cộng đồng
Cảnh ngộGĐXH – Mất bố mẹ từ khi mới 5 tuổi, anh Khang đã kiên cường để có cho mình một cuộc sống tốt đẹp với tổ ấm nhỏ. Nhưng hiện giờ, bệnh tật bủa vây khiến người đàn ông này lâm vào cảnh khốn đốn. Con nhỏ của anh có thể lại chịu cảnh mồ côi giống bố.