Đỏ mặt khi uống rượu có nguy hiểm không?
Tình trạng của một số người sau khi uống rượu cảnh báo bệnh tiềm ẩn như cao huyết áp, ung thư.
Nếu mặt đỏ lên sau một vài ly rượu, bạn không hề đơn độc. Nhiều người bị đỏ bừng mặt khi uống đồ có cồn. Tình trạng này được gọi là “phản ứng xả cồn”.
Lý do của đa số các trường hợp do khó khăn trong việc tiêu hóa hoàn toàn chất cồn.
Những người đỏ mặt khi uống rượu có thể bị lỗi gen ALDH2. Đây là một loại enzym trong cơ thể giúp phân hủy chất acetaldehyde có trong rượu. Quá nhiều acetaldehyde có nguy cơ gây đỏ mặt và các triệu chứng khác.
Nhóm người có nguy cơ
Các nhà khoa học ước tính có ít nhất 540 triệu người (chiếm 8%) dân số thế giới bị thiếu hụt ALDH2.
Những người gốc Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc dễ có phản ứng trên. Ít nhất 36% và có lẽ lên đến 70% người Đông Á đỏ bừng mặt sau khi uống rượu.
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn không biết tại sao một số cộng đồng nhất định có nhiều khả năng gặp vấn đề này hơn. Nhưng tình trạng đỏ mặt đó có tính chất di truyền từ bố mẹ.
Điều gì xảy ra?
Chức năng của ALDH2 là phân hủy acetaldehyde. Sự thiếu hụt ALDH2 khiến acetaldehyde tích tụ nhiều hơn trong cơ thể, khiến bạn không dung nạp được rượu.
Đỏ bừng mặt là một triệu chứng. Ngoài ra, những người bị tình trạng này cũng có thể bị tim đập loạn nhịp, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa.
Tình trạng này có nguy hiểm không?
Bản thân tình trạng đỏ bừng sau khi uống rượu không nguy hiểm nhưng là dấu hiệu cảnh báo những rủi ro khác như cao huyết áp.
Các nhà khoa học đã xem xét hơn 1.700 người đàn ông Hàn Quốc và phát hiện ra những người đỏ mặt dễ bị cao huyết áp khi uống nhiều hơn 4 phần rượu mỗi tuần.
Trong khi đó, những người không bị đỏ mặt chỉ có nguy cơ cao huyết áp nếu uống nhiều hơn 8 phần rượu mỗi tuần.
Huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Một đánh giá tổng hợp dựa trên 10 nghiên cứu ghi nhận, đỏ mặt khi uống rượu có liên quan đến nguy cơ ung thư cao hơn, đặc biệt là ung thư thực quản, ở nam giới vùng Đông Á.
Ngăn ngừa
Cách duy nhất để ngăn đỏ mặt khi uống rượu là tránh hoặc hạn chế uống rượu. Đây là một ý tưởng hay, ngay cả khi bạn không bị tình trạng trên.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), rượu là nguyên nhân gây ra hơn 5% số ca tử vong trên toàn cầu.
WHO nói rằng rượu là một yếu tố liên quan hơn 200 căn bệnh và thương tích.
Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe bao gồm: huyết áp cao, một số loại ung thư, bệnh gan, bệnh tim, đột quỵ, trí nhớ suy giảm, bất ổn tiêu hóa, nghiện rượu.
Nếu muốn uống, bạn hãy sử dụng điều độ. Hướng dẫn Chế độ ăn uống cho người Mỹ định nghĩa uống rượu "điều độ" là tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa hai ly mỗi ngày đối với nam giới.
Loại hạt nhỏ thơm giúp hạ đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường cần tránh điều này khi ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng bí hạt bí đỏ như là món ăn vặt, nên ăn với lượng phù hợp sẽ giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.
Top 3 loại hoa vừa đẹp vừa có tác dụng chữa bệnh
Sống khỏe - 12 giờ trướcHoa hồng, hoa cúc, hoa nhài được trồng khắp nơi có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.
3 chấn thương thường gặp khi luyện tập thể dục thể thao
Sống khỏe - 14 giờ trướcTập thể dục, thể thao mang lại vô số lợi ích cho cơ thể, nhưng nếu tập luyện không đúng kỹ thuật, sai cách hay luyện tập quá mức có thể dẫn đến các nguy cơ chấn thương nguy hiểm.
Người phụ nữ 48 tuổi suýt chết khi nhổ răng khôn, bác sĩ khuyến cáo điều cần đặc biệt lưu ý
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, ngộ độc thuốc tê nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
Sáu cách đơn giản để giảm huyết áp
Sống khỏe - 19 giờ trướcCác nhà nghiên cứu tại Đại học Sydney mới đây phát hiện ra rằng các đợt tập thể dục ngắn, như leo cầu thang, có thể làm giảm huyết áp.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.
Đau đầu dai dẳng, người phụ nữ bất ngờ phát hiện u màng não, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu đau đầu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm
Sống khỏe - 20 giờ trướcGĐXH - Các chuyên gia khuyến cáo, khi những cơn đau đầu khởi phát kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường có thể cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm, người bệnh cần đặc biệt chú ý đi khám kịp thời.
5 loại đồ uống tự nhiên giúp tăng cường sắt cho cơ thể
Sống khỏe - 23 giờ trướcSắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, hỗ trợ sản xuất hemoglobin, giúp vận chuyển oxy đến mọi tế bào. Nồng độ sắt thấp có thể dẫn đến mệt mỏi, suy nhược, thậm chí là thiếu máu…
Bác sĩ 'thần đồng', tốt nghiệp đại học năm 13 tuổi
Sống khỏe - 1 ngày trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.