Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Nhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?
1. Ca mang thai tự nhiên ở tuổi 66
- 1. Ca mang thai tự nhiên ở tuổi 66
- 2. Cơ hội thụ thai tự nhiên khi phụ nữ già đi
- 3. Những lưu ý về kế hoạch mang thai khi lớn tuổi
Mới đây, truyền thông nước ngoài đưa tin bà Hildebrandt - một người phụ nữ 66 tuổi ở Đức đã sinh con thứ 10 bằng phương pháp mang thai tự nhiên . Tiến sĩ Wolfgang Henrich, quản lý thai kỳ của người phụ nữ trên xác nhận rằng thai kỳ hầu như không có biến chứng. Điều này thực tế cực kỳ hiếm xảy ra.
Tiến sĩ Brian Levine, một bác sĩ nội tiết sinh sản và là đối tác sáng lập tại CCRM New York, đã bày tỏ sự hoài nghi về khả năng thụ thai tự nhiên ở độ tuổi của bà Hildebrandt, khả năng sinh học của việc thụ thai ở tuổi 66 mà không cần can thiệp y tế là cực kỳ thấp. Ông nói thêm rằng rủi ro cho cả mẹ và bé chẳng hạn như đái tháo đường thai kỳ , bất thường nhiễm sắc thể và chuyển dạ sớm tăng đáng kể theo độ tuổi của mẹ.
2. Cơ hội thụ thai tự nhiên khi phụ nữ già đi
Trong khi những câu chuyện về phụ nữ sinh con ở độ tuổi 50, 60 và thậm chí 70 được đưa tin rầm rộ, thì những lần mang thai này thường được thực hiện bằng trứng hiến tặng và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Không có độ tuổi lớn nhất được thiết lập về phụ nữ có thể mang thai tự nhiên nhưng khả năng sinh sản bắt đầu suy giảm khi họ già đi. Phụ nữ thường khó mang thai trong khoảng từ 5 đến 10 năm trước khi mãn kinh.
Phụ nữ được sinh ra với một số lượng trứng hữu hạn và số lượng này giảm dần theo thời gian. Khi già đi, số lượng trứng sẽ giảm đi và có nhiều khả năng bị bất thường hơn. Khả năng sinh sản giảm dần theo tuổi tác. Ngoài ra, càng lớn tuổi, phụ nữ càng có nhiều khả năng mắc các rối loạn có thể khiến họ ít có khả năng mang thai hơn, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung .
Khi phụ nữ bước sang tuổi 36, cơ hội thụ thai tự nhiên của họ giảm đi một nửa so với cơ hội ở tuổi 20. Khi phụ nữ đến tuổi 40, khả năng sinh sản bắt đầu giảm nhanh hơn nhiều. Phụ nữ ở tuổi 40 vẫn có 56% khả năng mang thai trong vòng một năm nhưng tỷ lệ phần trăm đó tiếp tục giảm theo từng năm sau tuổi 40. Đến tuổi 45, càng ít có khả năng mang thai tự nhiên.
3. Những lưu ý về kế hoạch mang thai khi lớn tuổi

Cơ hội mang thai tự nhiên giảm dần đi khi phụ nữ ở tuổi trung niên.
Thuật ngữ y khoa dành cho những phụ nữ mang thai sau 35 tuổi là tuổi mẹ cao (AMA) và nó đi kèm với những rủi ro bổ sung cho mẹ và thai nhi. Theo chuyên gia y học bào thai, TS.BS Nguyễn Thị Sim, nếu mang thai sau tuổi 35, thai phụ có thể sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng như: sẩy thai, sinh non, thai lưu, tiền sản giật, thai ngoài tử cung…
TS.BS Nguyễn Thị Sim khuyến cáo độ tuổi mang thai tốt nhất của phụ nữ là dưới 35 tuổi. Nên cố gắng mang thai trong vòng 1 năm sau khi kết hôn mà không có thai thì nên đi khám hiếm muộn.
Vì vậy phụ nữ mang thai trên 35 tuổi cần được khám thai định kỳ, quản lý thai kỳ chặt chẽ.
Phụ nữ trên 35 tuổi có kế hoạch mang thai cần lưu ý:
- Tư vấn trước khi mang thai để thảo luận về các rủi ro liên quan đến tuổi tác đối với người mẹ và em bé;
- Khám thai sớm hơn và thường xuyên hơn;
- Sàng lọc, xét nghiệm và tư vấn dị tật bẩm sinh;
- Quản lý các vấn đề sức khỏe hiện tại, nhất là người có bệnh lý;
- Theo dõi chặt chẽ sự tăng trưởng và phát triển của bé;
- Sàng lọc sớm và điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ và tăng huyết áp;
- Lên kế hoạch sinh nở để tránh phải sinh mổ nếu có thể.
Bên cạnh đó, để giảm nguy cơ gặp biến chứng khi mang thai trên 35 tuổi, cần thực hiện một lối sống lành mạnh và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa. Tránh xa thuốc lá hoàn toàn vì khói thuốc có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tránh xa rượu, đồ uống có cồn vì chúng có thể gây hại nghiêm trọng cho thai nhi. Hạn chế lượng caffeine trước khi thụ thai và trong suốt thai kỳ.
Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, bao gồm nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Tránh ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây hại như thịt nấu chưa chín, hải sản sống và phô mai mềm.

Dinh dưỡng lành mạnh, khoa học khi mang thai quan trọng cho sức khỏe mẹ bầu và em bé.
Kiểm soát cân nặng vì tăng cân quá nhiều hoặc quá ít đều có thể gây ra biến chứng. Duy trì hoạt động thể chất đều đặn nhưng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các bài tập phù hợp. Tránh tiếp xúc với người mắc các bệnh nhiễm trùng như rubella, hãy tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai.
Khả năng sinh sản phụ thuộc vào chức năng buồng trứng và sức khỏe tổng thể của người phụ nữ. Nếu rụng trứng đều đặn và có trứng tốt, chị em có thể sẽ mang thai trong vòng một năm chỉ thông qua quan hệ tình dục. Chủ động kiểm tra chức năng buồng trứng và tìm hiểu xem khả năng thụ thai tự nhiên của bạn có tốt không là việc nên làm nếu có kế hoạch mang thai.
Phụ nữ nên xét nghiệm nếu không mang thai sau một năm quan hệ tình dục không được bảo vệ khi không dùng biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, cũng có thể xét nghiệm sớm hơn nếu:
- Phụ nữ trên 35 tuổi.
- Người gặp phải tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc chu kỳ kinh nguyệt bị mất.
- Từng gặp vấn đề với tử cung, ống dẫn trứng hoặc khoang bụng.

Hướng dẫn cách tính lượng calo cần thiết cho trẻ dậy thì
Dân số và phát triển - 7 giờ trướcĐể hỗ trợ quá trình dậy thì cho trẻ, việc bổ sung đủ năng lượng (calo) đóng vai trò rất quan trọng. Vậy làm sao để biết con mình cần khoảng bao nhiêu calo mỗi ngày?

4 lưu ý trong chế độ ăn giúp tăng sức khỏe tinh trùng
Dân số và phát triển - 17 giờ trướcNghiên cứu mới cho thấy, chế độ ăn uống, đặc biệt là chế độ ăn Địa Trung Hải có thể tạo ra sự khác biệt thực sự đối với chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản ở nam giới.

Nhóm phụ nữ nào dễ mắc ung thư buồng trứng?
Dân số và phát triển - 20 giờ trướcDấu hiệu ung thư buồng trứng thường không rõ ràng, mơ hồ nên nhiều trường hợp chẩn đoán muộn. Hiểu rõ các đối tượng nguy cơ cao giúp nâng cao nhận thức và phòng ngừa sớm.

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcCollagen là yếu tố quan trọng giúp da săn chắc, đàn hồi và khớp linh hoạt. Bổ sung collagen qua thực phẩm là cách hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe da và khớp từ bên trong.

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Đau bụng nhiều vùng hạ vị kèm theo nôn ói, người phụ nữ đi khám phát hiện khối u buồng trứng xoắn kích thước khủng.

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcHạt bí ngô giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất rất tốt cho tim mạch và hệ miễn dịch, đồng thời giảm viêm. Lợi ích của hạt bí ngô với nam giới có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt, sức mạnh tinh trùng.

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcKhi bước vào tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua những biến đổi đáng kể ở thời kỳ chuyển tiếp trước khi mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh mang đến nhiều thách thức như thay đổi tâm trạng, tăng cân, kinh nguyệt không đều và giảm khối lượng cơ.

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcChăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Sáng nay (11/7), Trạm Y tế phường Hà Đông đã tổ chức truyền thông lưu động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7.

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số toàn diện, từ chăm sóc sức khỏe, truyền thông, đến hoàn thiện pháp luật, góp phần kiến tạo tương lai bền vững.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.