Đổ xô nâng cấp mũi bằng... kẹp nâng mũi Trung Quốc
Thay vì chịu nhiều đau đớn và rủi ro khi quyết định phẫu thuật nâng mũi, thì chị em phụ nữ chỉ cần chịu đau đớn trong khoảng 10-15 phút mỗi ngày là sẽ có được mũi dọc dừa, thanh tú đầy quyến rũ?
Đó là lời quảng cáo vô cùng hấp dẫn của sản phẩm “kẹp nâng mũi” chỉ với giá 20.000/cái. Nhưng trên thực tế, làm đẹp lúc nào cũng không hề dễ dàng.
Ai cũng biết, mũi là bộ phận khá quan trọng về mặt thẩm mỹ trên khuôn mặt. Nằm ở vị trí trung tâm khuôn mặt, một chiếc mũi thon dài vừa phải sẽ tạo cảm giác thanh tao, sang trọng cho người sở hữu .
Mũi cao thanh tú chỉ với 20.000 đồng?
Thế nên, không ít chị em không may mắn có được chiếc mũi vừa ý đã phải sử dụng đến các biện pháp can thiệp. Trong đó phẫu thuật thẩm mỹ hầu như là cách duy nhất để có một sóng mũi đẹp, thon thả một cách lâu dài.
Các biện pháp không nhờ đến việc cắt xẻ như tiêm sụn mũi, cấy chất làm đầy Radies có vẻ như không chắc chắn và không có hiệu quả lâu dài. Nhưng phẫu thuật thì phải đối diện nhiều rủi ro như: đau đớn, chỉnh sửa khó khăn và nguy cơ bị mắc bệnh viêm xoang vào khoảng 70 - 80%.
Thông thường, người phẫu thuật nâng mũi phải gánh chịu những nỗi khổ như: ngủ ngồi, ngủ bằng 1 tư thế duy nhất để tránh tổn thương vùng mũi mới phẫu thuật, chảy máu mũi vô cớ, tránh vận động mạnh trong vòng 3 tháng đầu sau phẫu thuật, … và vô vàng những nguy cơ bị biến dạng, vẹo sóng mũi khác.
Vì vậy, khi sản phẩm “kẹp nâng mũi” mới du nhập về Việt Nam, đã có rất nhiều chị em đổ xô mua về với hy vọng “có công mài sắc, có ngày nên kim”. Mỗi ngày chỉ cần kiên nhẫn chịu đau, khó chịu trong vòng 15 - 20 phút là sẽ có chiếc mũi thanh tú. Theo lời quảng cáo, thì đây là sản phẩm có tác dụng thần kỳ trong việc làm thon gọn vùng mũi của các chị em.
Các loại kẹp nâng mũi được quảng cáo rộng rãi trên thị trường
Dạo quanh các cửa hàng mua bán dụng cụ làm đẹp ở các quận ngoại thành, hầu như tiệm nào cũng có sản phẩm “kẹp nâng mũi Nhật Bản”. Cái tên “kẹp nâng mũi Nhật Bản” khiến khá nhiều người hiểu lầm về xuất xứ của nó.
Nhưng trên thực tế, chỉ có ý tưởng kẹp nâng mũi là bắt nguồn từ Nhật Bản. Còn hầu hết các sản phẩm có mặt tại Việt Nam đều là hàng Trung Quốc với giá rẻ mạt.
Kẹp nâng mũi rẻ nhất trên thị trường hiện tại là 20.000 đồng, mắc nhất cũng chỉ 80.000 đồng.
Theo chúng tôi quan sát, kẹp nâng mũi cũng chẳng khác gì cấu tạo của kẹp mắc quần áo. Có chăng là thêm các loại đệm cao su để đỡ gây đau đớn. Và trên thực tế, tác dụng của các loại kẹp nâng mũi cũng là hy hữu.
Niềm tin mơ hồ
Để kiểm chứng tác dụng của kẹp nâng mũi, chúng tôi đã mua sản phẩm với giá 35.000 về dùng thử. Sau một tháng kẹp … miệt mài, chỉ thấy 2 bên cánh mũi đột nhiên tróc da, nổi mụn bọc. Quá hoảng, nhân vật đóng vai “chuột bạch” phải ngưng và xức kem nghệ một thời gian mới khỏi.
Việc sử dụng kẹp nâng mũi không chỉ thịch hành ở các em sinh viên vốn không có thu nhập mà còn phổ biến ở các quý bà, quý cô. Ai cũng có tư tưởng chỉ mất vài chục ngàn, thì dại gì không thử nên cứ thoải mái mua về sử dụng. Nhưng, thực tế tác dụng của kẹp nâng mũi là lợi bất cập hại.
Đặc biệt với cái giá rẻ không tưởng và xuất xứ từ Trung Quốc là chủ yếu, thì nguy cơ dị ứng, biến chứng khá cao mà tác dụng thì rõ ràng là quá mơ hồ.
Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ Võ Thanh Hòa, công tác tại trung tâm thẩm mỹ Đông Âu cho biết: “Tác dụng của kẹp nâng mũi là hoàn toàn không có cơ sở, bởi mũi được cấu tạo từ xương và sụn mũi. Vì thế, nên việc tác động ngoại lực để mũi cao lên là hoàn toàn không thể.
Mũi có thể cao lên được vài phút sau khí tháo kẹp, nhưng liền sau đó, sụn sẽ mau chóng trở về với cấu trúc ban đầu và rõ ràng là công cốc”.
Theo bác sĩ Hòa, mũi có 2 phần, khung sụn và xương mũi. Kẹp mũi chỉ có thể tác dụng vào phần sụn mềm, trong khi đó mũi cao hay thấp do phần xương mũi quyết định. Ông Hòa nói vui: “Nếu ngoại lực tác động lên để thay đổi cấu trúc mũi, thì chỉ có làm gãy mũi mới thực sự lâu dài mà thôi”.
Chỉ cần chịu đau đớn 10 - 15 phút mỗi ngày với kẹp nâng mũi quả là điều hy hữu. Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, khi sử dụng kẹp nâng mũi chỉ có thể khiến 2 cánh mũi thít chặt vào nhau, tạo vết hằn, gây sần nơi cánh mũi. Giống như người bị cận thị, đeo kiếng nhiều sẽ bị bầm 2 bên sóng mũi, chứ mũi không hề thon thả hay cao lên tí nào. Thậm chí, các sản phẩm trôi nổi còn gây viêm nhiễm, nổi mụn và mất thẩm mỹ cho người sử dụng.
Nhưng lợi dụng tâm lý muốn làm đẹp nhanh gọn, và sự hiếu kỳ trong các phương pháp làm đẹp của đa phần phụ nữ, các trang mạng bán hàng online đã liên tục nhập “kẹp nâng mũi Nhật Bản” có xuất xứ Trung Quốc về. Theo tìm hiểu, “giá sàn” của kẹp nâng mũi chỉ từ 5 – 10.000/ cái.
Và khi được đôn giá lên thấp nhất là 20.000/cái, cộng với tâm lý “ngại gì không thử” của các chị em thì lợi nhuận quả là không hề nhỏ.
Một đấng mày râu khi nghe về “kẹp nâng mũi” đã cười xòa nhận xét: “Tuy là đàn ông, nhưng nghe qua đã thấy kẹp nâng mũi hết sức là vô lý. Nếu kẹp mà nâng mũi được thì phụ nữ xứ này thành mỹ nhân hết rồi. Đẹp thì cũng thích thật đấy, nhưng cái đẹp mà mong manh, chạm đến không được, đụng mạnh cũng không xong thì thà khỏi còn hơn”.
Theo Một thế giới
Ai dễ bị thiếu máu não?
Sống khỏe - 3 giờ trướcThiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.
Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.
Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?
Sống khỏe - 5 giờ trướcBệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.
Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?
Sống khỏe - 5 giờ trướcTheo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh
Sống khỏe - 22 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.