Độc đáo lễ “dán giấy đỏ” của người Cao Lan
GiadinhNet - Vào ngày Tết, người Cao Lan sẽ cắt, tạo hình trên những tờ giấy đỏ, sau đó dán lên các vật dụng trong nhà để chúng được nghỉ ngơi. Theo họ, giấy đỏ tượng trưng cho niềm vui, sự tốt lành, sung túc…
Ngày cuối năm hối hả
Ngày cuối năm, những dải mận trắng phủ khắp đường làng và đan xen lá cờ đỏ sao vàng phấp phới trong các ngõ hẻm của mảnh đất "Thủ đô kháng chiến" Tuyên Quang.
Sau nhiều giờ men theo lối nhỏ quen thuộc dẫn vào xã Thắng Quân, huyện Yên Sơn, chúng tôi cũng đến được nơi có hàng ngàn người dân tộc Cao Lan (hay còn gọi là dân tộc Sán Chay) đang sinh sống và phát triển. Những nếp nhà mái lá đượm màu thời gian của người Cao Lan dần dần hiện ra cùng làn khói trắng nhẹ nhàng, hoà vào tiết trời se lạnh của ngày cuối đông vùng sơn cước.
Hơn chục ngày nữa mới chính thức bước sang năm mới nhưng các thành viên trong gia đình người dân tộc Cao Lan ở Yên Sơn đều rất bận rộn. Sở dĩ ai nấy đều hối hả là bởi người Cao Lan có một quan niệm rằng, ngày Tết là phải đủ đầy, mâm lễ càng nhiều bánh trái thì càng thể hiện sự sung túc, ấm no.

Bà Lê cùng những người phụ nữ Cao Lan trong thôn làm bánh ngày cận Tết.
Chính bởi vậy, người phụ nữ trong gia đình tất bật cho những món bánh chim gâu, bánh vắt vai… để dâng lên tổ tiên và thiết đãi khách đến nhà trong ngày Tết. Còn người đàn ông trụ cột trong gia đình cũng tỉ mẩn chuẩn bị buổi lễ cho các đồ vật trong gia đình, cây cối trong vườn nhà được nghỉ ngơi ngày Tết. Ở góc vườn nhà, trẻ em lại rộn ràng cùng nhau hái các loại trái cây cho mâm lễ.
Nhanh tay lau từng cọng lá dứa, lá dong, bà Lê (67 tuổi) hồ hởi: "Chúng tôi chuẩn bị Tết phải từ 24, 25 tháng Chạp. Còn dòng họ nào có chức sắc thì sẽ chuẩn bị sớm hơn, từ 15 tháng Chạp".
Ngày cuối năm, nhà bà Lê đông đúc hơn cả. Những người hàng xóm tụ tập ở nhà bà Lê để cùng nhau làm những chiếc bánh mang hương vị đặc trưng chỉ có trong ngày Tết. Bà Lê bảo, ở trong một thôn, mọi người hoặc một vài nhà sẽ tụ tập, cùng nhau làm bánh. Bằng cách này, người Cao Lan không những thể hiện sự đoàn kết, mà những người lớn tuổi cũng được dịp truyền lại cho những nàng dâu mới về cách làm bánh, làm người phụ nữ tháo vát trong gia đình.
Nhấc rổ gạo nếp ngâm đã vò sạch lên giá cao, bà Lê rải mâm và lá dứa để bắt đầu tạo nên những chiếc bánh chim gâu. Không cầu kỳ như những năm trước là bánh chim gâu phải có màu đen hoặc đỏ, năm nay bánh của bà Lê đơn thuần chỉ là gạo nếp nương trộn với vài hạt muối biển.

Bà Lê tỉ mẩn với công đoạn cho gạo vào bánh chim gâu. Ảnh: B.Loan
Giữa căn bếp 3 gian của nhà bà Lê, những người phụ nữ trong thôn Thắng Quân (xã Thắng Quân) khéo léo nhồi gạo nếp vào từng vỏ chiếc bánh chim gâu rỗng ruột được đan sẵn trước đó, cho đến khi đầy thì đan kín lại. Đôi bàn tay chai sạn của bà Lê cũng khéo léo đến lạ, chỉ trong vài phút, bà đã làm nên những chiếc bánh chim gâu tròn trịa.
Bà Lê chia sẻ, nguyên liệu làm nên những chiếc bánh mang hương vị đặc trưng của người Cao Lan sẽ không mua ở bên ngoài, mà phải sử dụng những nguyên liệu do người phụ nữ Cao Lan làm nên. Trong mâm lễ dâng lên tổ tiên, phải có bánh chưng, bánh gai, bánh rán, bánh chè lam… Người Cao Lan gọi bánh chưng là bánh vắt vai. Bởi dù được làm nên từ những nắm nếp nương, đậu xanh vàng và thịt lợn hồng tươi rói… nhưng chiếc bánh lại có hình trụ dài và có thể vắt được trên vai.
Một loại bánh nữa cũng không thể thiếu trong mâm lễ ngày Tết của người Cao Lan là bánh gai. Bánh gai đen bóng, ngọt mịn và ngậy bùi của nhân lạc cũng phải được chuẩn bị từ rất sớm. Những nguyên liệu làm nên chiếc bánh gai được người Cao Lan chuẩn bị từ ngày hè tháng 6, tháng 7. Bởi người Cao Lan quan niệm rằng, lá gai được tước bỏ xương và phơi khô trong thời điểm này sẽ thấm đầy đủ hương vị của đất, của trời. Khi nguyên liệu thấm đủ hương vị đặc biệt ấy, sẽ tạo nên mùi hương vị đặc trưng mà bất cứ thực khách nào ăn một lần cũng nhớ mãi.
Tết, các vật dụng cũng được nghỉ ngơi

Ông Trần Văn Kết chuẩn bị cho lễ dán giấy đỏ lên các đồ vật trong nhà. Ảnh: Bảo Loan
Khi những người phụ nữ dân tộc Cao Lan đang tỉ mẩn làm nên từng loại bánh cho mâm cúng tổ tiên ngày Tết, thì ở góc nhà, những người đàn ông cũng hối hả chuẩn bị cho lễ dán giấy đỏ (tiếng Cao Lan gọi là Chí Dịt) lên các vật dụng trong nhà để chúng được "nghỉ Tết".
Mặc dù đã bước sang tuổi 72 nhưng những công việc tỉ mẩn chuẩn bị cho lễ dán giấy vẫn do ông Trần Văn Kết đảm nhiệm. Bởi với người Cao Lan, những yếu tố tâm linh phải do người lớn tuổi nhất trong gia đình thực hiện. Ông Kết chia sẻ, lễ này có từ thời cha, ông. Từ thuở ấu thơ, ông Kết đã được rèn dũa cách cắt giấy dán và cách khấn cầu trong lễ Chí Dịt. Người Cao Lan quan niệm, giấy đỏ không những tượng trưng cho niềm vui, sự tốt lành, sung túc, mùa màng bội thu, mà còn mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, thú dữ và sâu bọ.
"Nếu Chí Dịt lên đồ vật, dụng cụ trong nhà như cái cuốc, cái xẻng, con dao hay cầu thang, chuồng gà, chuồng lợn… thì những nơi ấy sẽ được nghỉ ngơi và đón chào năm mới cùng con người sau một năm làm việc vất vả. Còn với những gốc cây trong vườn nhà, nếu được Chí Dịt thì trong năm mới, những gốc cây ấy sẽ cứ thế tốt tươi, mọng quả, không có sâu bọ tới xâm lấn", ông Kết giải thích.

Một mảnh giấy tạo hình cây đàn với chữ nho tượng trưng ở góc, cùng 8 nếp gấp này sẽ được ông Kết dán lên khu vực bàn thờ gia tiên. Ảnh: Bảo Loan
Vì Tết của người Cao Lan thường được chuẩn bị sớm nên vào từ những ngày giữa tháng Chạp, vào các buổi tối, người lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ thắp một nén nhang lên bàn thờ tổ tiên để mời những người quá cố về sum họp cùng con cháu trong ngày cuối năm.
Chính bởi vậy, vào những ngày 28, 29 tháng Chạp, khi những đồ vật trong nhà, những gốc cây trong vườn đều đã được điểm bằng những tờ giấy đỏ, cộng thêm mùi hương thơm nồng toả ra từ góc nhà, người dân Cao Lan mặc định rằng, Tết đã đến. Cũng từ thời khắc này, họ bắt đầu gác lại những lo toan, những bộn bề trong một năm qua. Và cũng từ thời điểm này, họ bắt đầu may còn, đan cầu để chuẩn bị cho những buổi hội, cùng những câu chúc Xuân mới ý nhị, thịnh tình.
Bởi người Cao Lan quan niệm, những ngày đầu năm mới, lời ăn, tiếng nói càng chân tình, dung dị, ý nhị bao nhiêu thì năm ấy, gia chủ càng được mùa màng, ấm no, an khang bấy nhiêu.
Đối với người Cao Lan, từ xưa đến nay, ngày Tết không chỉ là sự ăn ngon, mặc đẹp mà ngày Tết còn là dịp để gắn kết các thành viên trong mỗi gia đình, dòng tộc và cả cộng đồng làng xã, mọi người sẽ gần nhau hơn qua mâm cơm ngày Tết, qua lời chúc tụng vui vẻ và qua câu hát Sình ca. Đó cũng là món ăn tinh thần không thể thiếu được của người Cao Lan ở Yên Sơn trong mỗi độ tết đến xuân về. Nét đẹp văn hoá truyền thống đó được bà còn nơi đây luôn trân trọng giữ gìn để lưu truyền cho con cháu mai sau.
Bảo Loan

Nữ cựu cán bộ công an hối lộ 7,7 tỷ đồng để làm gần 11.000 phiếu lý lịch tư pháp
Pháp luật - 2 giờ trướcCựu cán bộ Cục Hồ sơ nghiệp vụ bị cáo buộc đưa hối lộ hơn 7,7 tỷ đồng để được giải quyết 10.789 hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp, từ đó hưởng lợi gần 540 triệu đồng.

Khởi tố 4 người liên quan vụ nữ nhân viên ngân hàng bị đánh, lột đồ ở Cần Thơ
Pháp luật - 2 giờ trướcCông an Cần Thơ khởi tố vụ án đánh ghen, lột đồ nữ nhân viên ngân hàng, điều tra 2 hành vi và khởi tố 4 bị can liên quan đến vụ việc.

Thông tin mới nhất về đợt không khí lạnh gây mưa rét ở Bắc Bộ và Trung Bộ
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Ngày 11/4, bộ phận không khí lạnh tiếp tục di chuyển xuống phía Nam và sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ.

Nhiều chặng bay đến các điểm du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5 'cạn' vé
Xã hội - 3 giờ trướcDịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2025 được nghỉ 5 ngày (từ ngày 30/4 đến 4/5). Hiện giá vé máy bay tới nhiều điểm du lịch đang có giá cao và tỷ lệ đặt chỗ tăng mạnh.

Đề xuất sổ bảo hiểm điện tử thay bản giấy từ năm 2026
Đời sống - 4 giờ trướcSổ bảo hiểm xã hội (BHXH) bản điện tử dự kiến cấp chậm nhất vào 1/1/2026 và có giá trị pháp lý như sổ BHXH bản giấy.

Vụ nam DJ hành hung vợ dã man: Không thể cứ 'xin lỗi' rồi cho qua chuyện
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Việc xử lý nghiêm vụ việc nam DJ đánh vợ không chỉ bảo vệ quyền con người, quyền trẻ em mà còn khẳng định quyết tâm của Nhà nước trong việc xây dựng gia đình Việt Nam an toàn, lành mạnh.

Vụ hàng chục ngôi mộ ở Hà Nam bị đá đè do nổ mìn khai thác: Chủ tịch xã Thanh Nghị nói 'người dân đòi hỏi vô lý'
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Vụ sạt lở đá vùi lấp nhiều ngôi mộ ở Thanh Liêm, Hà Nam, Chủ tịch UBND xã Thanh Nghị cho biết: "Tôi thấy có nhà đòi hỏi vô lý lắm, người ta bảo siêu âm (radar xuyên đất dò tìm hài cốt), đố ai mà siêu âm được".

Xâm hại tình dục trẻ em: "Cần thay đổi từ cách người lớn lắng nghe"
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Nhiều trẻ em đã cố gắng lên tiếng sau khi bị xâm hại, nhưng thay vì được lắng nghe và bảo vệ, các em lại bị nghi ngờ, thờ ơ hoặc im lặng bỏ qua. Sự thiếu tin tưởng của người lớn đôi khi vô tình tiếp tay cho những bi kịch tiếp diễn, khiến nạn nhân phải chịu đựng nỗi đau kéo dài trong cô độc. Xâm hại trẻ em không chỉ là tội ác mà còn là hệ quả của sự thiếu trách nhiệm trong lắng nghe và thấu hiểu.

Hành hạ vợ con có thể bị giám sát điện tử
Pháp luật - 8 giờ trướcGĐXH - Theo dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất hình phạt áp dụng giám sát điện tử với người hưởng án treo về hành vi phạm tội đua xe trái phép; hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu...

5 con giáp âm thầm giàu sang: Tuất, Tý siêng năng chăm chỉ nhưng vẫn chưa bằng 2 con giáp này
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Trong 12 con giáp, 5 con giáp nữ dưới đây sinh là để giàu có, càng lớn tuổi sẽ càng nhiều phúc lành.

Danh sách các con giáp vận đỏ rực rỡ nửa đầu tháng 4
Đời sốngGĐXH - Tháng Tư về mang theo làn gió xuân ấm áp. Trong khoảnh khắc rực rỡ và tràn đầy sức sống ấy, mở ra những cánh cửa mới cho một số con giáp bước vào thời kỳ vàng son trong cuộc đời.