Độc đáo lễ hội múa trống của đồng bào người Giáy
GiadinhNet - Sau một năm lao động vất vả, vào mỗi dịp lễ tết, đồng bào người Giáy ở Hà Giang thường quây quần bên nhau, mổ lợn, uống rượu. Tiếp đó, cả làng sẽ cùng khiêng chiếc trống thiêng đi tới từng nhà để gõ, nhằm cầu mong may mắn, phúc lộc sẽ đến với tất cả mọi người.
Tiếng trống của tình đoàn kết
Bản Tát Ngà, xã Tát Ngà, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc Giáy, vẫn còn giữ được cho mình những nét đẹp hoang sơ, những bản sắc, phong tục tập quán riêng khác biệt và độc đáo.
Dưới sự chỉ dẫn của người hoa tiêu dẫn đường, chúng tôi đã tìm tới nhà của già làng Châu Văn Pênh.
Sau chén rượu ngô thơm nồng, cay xè nơi đầu lưỡi, chúng tôi được nghe già làng Pênh kể cho nghe về những nét đẹp độc đáo trong phong tục, tập quán của đồng bào người Giáy ở xóm Tát Ngà nói riêng và trong công đồng người Giáy ở Hà Giang nói chung.

Già làng Châu Văn Pênh bên cạnh chiếc trống thiêng của đồng bào người Giáy. Ảnh: TL
Trong số đó, lễ hội múa trống được xem là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo nhất của đồng bào người Giáy. Theo lời của già làng Pênh, lễ hội múa trống thường được tổ chức vào mỗi dịp lễ tết hoặc khi có lễ hội trong bản làng.
Vào đêm ngày 30 Tết mỗi năm, tức thời khắc giao thừa, cả bản làng sẽ tập trung tại nhà cộng đồng, cùng mổ lợn và mang những vò rượu ngô nguyên chất, ngon nhất tới miếu thờ thành hoàng làng. Đây được xem là chốn linh thiêng nhất của người dân thôn bản để cầu mong cho một năm mới an khang thịnh vượng, sung túc và an vui.
Sau nghi thức làm lễ, tất cả bà con sẽ tập trung quay quần bên nhau trong không gian ấm cúng của ngôi nhà cộng đồng, cùng mời nhau những chén rượu ngô thơm nồng, gửi tới nhau những lời chúc tụng tốt đẹp nhất nhân dịp năm mới sang. Đấy cũng là dịp hiếm hoi những người con đi làm ăn xa quê hương trở về với quê cha đất tổ, xum họp cùng với bản làng.
Sau khi đã ăn uống no say, tất cả mọi người sẽ cùng nhau ra miếu thiêng, xin phép thánh thần cho được mang chiếc trống thiêng, biểu tượng của dân làng tuần hành khắp nơi trong bản. Khi đến mỗi nhà hộ dân nào đó, những nam thanh, nữ tú được lựa chọn đại diện cho bản làng, sẽ dùng chiếc dùi đánh vào chiếc trống thiêng. Những tiếng trống vang lên đồng nghĩa với những lời chúc tốt đẹp nhất dành cho mọi người trong gia đình mà chiếc trống ghé thăm.
Ông Pênh chia sẻ thêm: "Trong thời khắc thiêng liêng đó, tất cả mọi người đều hò reo, khoác vai nhau, vui lắm! Tiếng trống chẳng khác nào một biểu tượng của tình đoàn kết dân tộc".
Nét đẹp văn hóa
Chiếc trống của người Giáy có hình trụ cao khoảng 1m, đường kính khoảng 70cm. Trống thiêng thường được làm từ một khối gỗ hình trụ, được những người có uy tín ở trong bản làng chọn lọc rất kĩ lưỡng, sau đó được các chàng trai khỏe mạnh, khéo tay đục đẽo cho rỗng ruột. Mặt trống thường được làm từ chất liệu da trâu, khá bền. Mỗi khi gõ vào mặt trống, âm thanh sẽ to, trong và vang xa.
Trong tâm niệm của đồng bào người Giáy ở huyện Mèo Vạc, Hà Giang, chiếc trống luôn được xem là một linh vật thiêng liêng, bảo hộ cho cuộc sống của cả bản làng. Nếu không được sự cho phép của thánh thần, trống không bao giờ được mang ra đánh.

Những bản làng người Giáy nơi địa đầu Tổ quốc vẫn còn giữ được cho mình những nét đẹp văn hóa riêng, độc đáo. Ảnh: TL
Trống thiêng tuy là tài sản không thuộc quyền sở hữu của riêng ai, nhưng dù là người có quyền lực nhất ở địa phương đó cũng không được tự tiện mang trống ra để sử dụng.
Lễ hội múa trống của người Giáy chỉ được tổ chức một lần duy nhất nhất trong năm – trong thời khắc giao thừa. Bởi theo quan niệm của đồng bào người Giáy, đây là thời điểm đất trời giao thoa, lòng người hạnh phúc. Khi đó, những tiếng trống vang lên tượng trưng cho những lời cầu mong một năm mới sung túc, hạnh phúc, vui tươi của mọi người sẽ được thánh thần nghe thấy. Sau dịp đó, chiếc trống sẽ lại được mang về để ở miếu thiêng và bất khả xâm phạm.
Trong đêm múa trống, sẽ có 7 cặp trai gái còn rất trẻ tuổi đại diện cho dân làng, hát những làn điệu truyền thống của đồng bào người Giáy. Người con gái sẽ vỗ nhẹ vào lưng trống, trong khi người con trai sẽ được dùng dùi để gõ vào mặt trống, để cầu mong may mắn đến với tất cả mọi người.
Nói về việc giữ gìn nét đẹp văn hóa này, già làng Pênh bỗng trầm ngâm, nét mặt thoáng buồn cho biết, đa phần các chàng trai, cô gái trong đội văn nghệ đã đi làm ăn xa quê hương, chỉ có dịp Tết mới có trở về quay quần với bản làng.
Trong những năm gần đây, do xã hội ngày càng phát triển, nhiều người trẻ mải chạy theo công việc mưu sinh mà quên đi việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những nét đẹp, bản sắc của dân tộc mình. Múa trống cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Giờ đây lớp trẻ có rất ít người tham gia, thay thế vào đó chủ yếu là những người có uy tín trong bản làng - những người vẫn hàng ngày, hàng giờ tâm niệm, dù cuộc sống có đổi thay thế nào đi chăng nữa, thì vẫn quyết gìn giữ lấy những nét đẹp văn hóa riêng của dân tộc mình.
Mai Thu

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 9 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 12 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 12 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 13 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 13 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 16 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hộiGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.