Đời tàn của những 'bóng hồng sa ngã' nơi góc đường
Bị lừa bán đi làm gái, Bích sống cuộc đời nhục nhã, ê chề. 40 tuổi giải nghệ, cô tiếp tục bị bạn trai lừa sạch tiền sau khi biết cô có thai.
Đều từng có một thời tuổi trẻ nhan sắc nhưng nhiều cô gái vì nhiều lý do khác nhau đã lao vào con đường “bướm đêm” mưu sinh trên thân xác. Dù cảm thấy ê chề cho kiếp sống của mình nhưng họ không thể nào thoát ra ngoài vòng luẩn quẩn của cuộc đời. Cái kết của phận gái đứng đường này có đủ cả, nhưng tựu chung đều giống nhau ở sự khốn cùng, sống trong mặc cảm, bị người đời xa lánh, ghẻ lạnh.
“Tàu nhanh”, “qua đêm”… là những lời chào hàng đã thành khẩu ngữ của các cô gái bán dâm. Thế nhưng, để có được những khẩu ngữ ấy, với các cô gái mới vào nghề không hề đơn giản. “Thời gian đầu vào nghề, nói những từ đấy cũng ngại lắm nhưng rồi cũng thành quen, vì miếng cơm, manh áo của mình nhờ nó mà ra”, một cô bùi ngùi.
Ở tuổi 25, Vy - nhân viên của một quán karaoke nằm sâu trong phố Trung Kính - vẫn còn sức hấp dẫn với nhiều khách làng chơi. Tuy không vất vả như những đàn chị khác, khi phó mặc miếng cơm cho may rủi nơi hè phố, nhưng Vy cũng phải chịu đủ sóng gió trong nghề. Từ việc bị dọa đánh ghen, đến bát ăn bị chia phần cho người khác… “Mỗi lần đi khách được 300.000 - 500.000 đồng, tiếp viên phải đóng cho chủ từ 50% đến 70%. Trừ tiền phòng, tiền bao caosu, có còn bao nhiêu tiền đâu…”, cô thở dài chua xót.
Phía sau cái nghề cấm, bị người đời nhìn với ánh mắt coi khinh, những bóng hồng… mạt hạng ấy cũng chất chứa nhiều tâm sự. Lan (quê Phú Thọ) đến với nghề “kiếm cơm trên thân xác” do hoàn cảnh xô đẩy. Ở tuổi 32, cô già dặn hơn nhiều so với tuổi, một phần vì mưu sinh bằng cái nghề sóng gió, nên tâm hồn và thể xác cô cũng bị chai sạn theo. Nhưng khi gạt bỏ kiểu cách “ăn sóng, nói gió” trong nghề, cô lại trở về với dáng bộ thật thà, chất phác và nét duyên dáng vốn có.
“Quê em, những cô gái có nhan sắc nhiều lắm, gái vùng đồi mà anh”, giọng cô cởi mở, xen lẫn tự hào. Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo, gia đình khó khăn, đông anh em, lại là chị cả nên Vy sớm phải nai lưng đi làm thuê, phụ giúp gia đình. Cô cúi mặt lặng lẽ, như thể không muốn người đối diện trông thấy sự ê chề đang hiển hiện trên nét mặt khi nói về nghề: “Sa chân vào nghề, em cũng không dám oán trách ai, chỉ mong mọi người thông cảm và đừng xa lánh”.
Vy phải sống cuộc đời của một kẻ “không chồng mà chửa” trong dòng định kiến nặng nề. Trở thành vật mua vui của khách làng chơi, cô không lường hết được rằng cạm bẫy, rủi ro lại đeo đuổi dai dẳng đến thế. Sự ra đời của đứa trẻ tội nghiệp là tai nạn khiến cô luôn bị dằn vặt, đau đớn. “Với gái trong nghề như tụi em, phá thai là chuyện thường xuyên nhưng vẫn có lúc phải sinh con”, cô tiết lộ.
Không chỉ có Vy, đa phần những người phụ nữ đang đứng dưới ánh đèn cao áp đêm nhập nhoạng đều có hoàn cảnh tương tự. Có những người gặp nhau mà chẳng dám nói với nhau lời nào, vì ngại ngùng, vì nhục nhã bởi họ nghĩ bản thân đang làm cái việc bị xã hội lên án. Chua xót hơn, đến độ tuổi nhất định, họ phải lui vào bóng tối với nỗi đau về thể xác, tinh thần và cả đủ thứ bệnh tật đang chờ đón…
Nằm sâu trong con ngõ nhỏ quanh co, nép mình bên phố Yên Hòa (Cầu Giấy), những dãy nhà trọ lụp xụp cũng chính là nơi tạm cư của nhiều “bóng hồng sa ngã”. Nơi đây tập trung đủ độ tuổi, thành phần, trong đó có cả những gái mại dâm đã "về vườn". “Thông thường, khi không còn khả năng hành nghề, họ thường dạt về quê nhưng một số không còn nơi nào để về, đành chọn cuộc sống lay lắt, tạm bợ”, một chủ trọ cho biết.
Nguyễn Thị Bích là một trường hợp như vậy. Ở tuổi ngoài 40, gia tài của cô là cậu con trai lên 5 và công việc bán hàng rong kiếm sống qua ngày. Cái nghèo, hèn và bệnh tật bám riết lấy cô và đè nặng lên đứa con trai tội nghiệp.
Sống tha hương từ năm 15 tuổi, kinh qua đủ thứ nghề để tồn tại, sự nghiệt ngã của cuộc đời đã đưa đẩy cô đến với cái nghề “kiếm cơm trên thân xác”. Ở cái tuổi đẹp nhất của đời người con gái, Bích liên tục phải đón nhận những cú sốc không tưởng: bị lừa bán, phải làm tiếp viên vũ trường, quán bar, lấy thân thể để mua vui cho khách. 40 tuổi, cô có một cuộc tình tưởng như “trong mơ”, khi cả hai đều hứa hẹn về một gia đình. Thế nhưng, khi biết tin chị có thai, “người tình trong mơ” đã lặng lẽ ra đi, cùng với số tài sản ít ỏi mà cô cố công dành dụm. “Cái phận mình đã định vậy, nên cũng chẳng trách người ta được, chỉ tội cho con trẻ”, Bích nghẹn ngào.
Trong số những phận đời “bướm đêm” phần lớn họ hải trải qua tuổi già trong sự khốn cùng, quay quắt. Thậm chí, sau khi bỏ nghề, họ cũng phải đối diện với vô vàn khó khăn trong cuộc sống. Nỗi đau lớn nhất là khi ai đó vô tình buột miệng nói cho những đứa trẻ biết mẹ của chúng từng hành nghề bán dâm. “Với con trẻ, đó thực sự là một cú sốc”; “Con trẻ sẽ nghĩ gì về mẹ nó”; “Cuộc sống, tương lai của nó sẽ ra sao, khi mọi người biết nó là con của một người bán dâm”…- đó là những chia sẻ rất thật và buồn của những người chót mang cái nghiệp “bán hoa”.
Dù là còn hành nghề hay đã quá đát (quá tuổi hành nghề), những “bướm đêm” cũng thường tìm đến và sống gần nhau, chứ không thể sống trong các khu dân cư đông người. Nhiều “bướm đêm” tâm sự, chốn ở của họ thường không cố định bởi, lai lịch hễ bị phát giác, họ chỉ còn cách cuốn gói ra đi. “Khoảng 2-3 tháng gì đó, cũng có khi chỉ một tuần, là phải đổi chỗ mới”, một cô tiết lộ.
Cũng có không ít gái bán dâm phải dạt ra sống lang thang, lấy gầm cầu, góc chợ, nơi ít người lai vãng làm nhà, bởi đi đến đâu, họ cũng bị xua đuổi như một thứ tà ma, dịch bệnh. “Cút ngay, cái thứ hại chồng, hại gia đình người khác”, “Đừng mang tệ nạn về phố này…” là những lời chỉ trích mà Yến - một cô gái hành nghề mại dâm - nghe đã thành quen.
Mang trong mình căn bệnh viêm gan siêu vi B, hậu quả của những lần đi khách không an toàn, cô phải quằn quại với đủ thứ nghề mưu sinh sau khi thôi nghề mại dâm. Khi được hỏi tại sao không trở về quê, cô thổn thức: “Em làm gì còn quê. Em dự định sẽ làm và dành phần đời còn lại của mình cho những việc làm ý nghĩa, như hỗ trợ cho trẻ ở trung tâm, trại trẻ mồ côi…”.
Theo Lao Động
* Tên nhân vật đã thay đổi.
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 3 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 4 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 6 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 6 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 6 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 7 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.