Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đồng nghiệp “phản pháo” vụ Hiệu phó bị “tố” sao chép giáo trình

Thứ sáu, 13:29 10/10/2014 | Xã hội

GiadinhNet - “Có thể khẳng định cuốn tài liệu này không phải là giáo trình cũng không phải là tài liệu tham khảo", một giáo sư nhận định.

Liên quan đến đơn tố cáo PGS.TS Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội sao chép giáo trình, GS. Lã Văn Út, nguyên Trưởng bộ môn Hệ thống điện ĐHBK nhận định PGS. Trần Văn Tớp chỉ cập nhật giáo trình. Theo TS. Bạch Quốc Khánh – Trưởng bộ môn hệ thống điện Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBK), không có chuyện PGS.TS Trần Văn Tớp sao chép tập bài giảng.

Kế cận tài liệu cũ

Trong đơn gửi tới thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây, ông Nguyễn Ngọc Thành (giảng viên bộ môn Hàn- ĐHBK Hà Nội) cho biết, cuốn sách “Kỹ thuật điện cao áp” của PGS.TS Trần Văn Tớp (NXB Khoa học và Kĩ thuật phát hành năm 2007) đã có những sao chép gần như 100% cuốn giáo trình “Một số vấn đề kĩ thuật điện cao áp ở siêu cao áp và cực cao áp” của PGS. TS Võ Viết Đạn (xuất bản năm 1993).

Tuy nhiên, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, không thấy bản lưu của cuốn “Một số vấn đề kỹ thuật điện cao áp ở siêu cao áp và cực cao áp” của PGS.TS Võ Viết Đạn. Đây là tài liệu học tập biên soạn phục vụ cho đào tạo chuyên ngành của hệ thống điện trường ĐHBK Hà Nội.

Liên quan đến vấn đề này, TS. Nguyễn Huy Phương –Viện trưởng Viện điện cho biết viện đã có buổi họp với sự tham gia của các giảng viên trong bộ môn hệ thống điện và PGS.TS Trần Văn Tớp. PGS.TS Trần Văn Tớp cũng đã có biên bản giải trình.

Tập hợp buổi họp có 7 ý kiến về sự việc. Thứ nhất, PGS.TS Trần Văn Tớp biên soạn giáo trình là do yêu cầu của bộ môn và phân công trong nhóm chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu cập nhật và phát triển giáo trình về kỹ thuật điện cao áp.

Thứ hai, giáo trình được PGS.TS Trần Văn Tớp biên soạn theo đề cương đã được nhóm chuyên môn và bộ môn thống nhất thông qua.

Thứ ba, về hình thức, có thể thấy một số chương, mục trong giáo trình của tác giả Trần Văn Tớp có giống với tài liệu số 2. Điều đó là đương nhiên vì các chương, mục này đều trình bày về các kiến thức nền tảng, cơ bản của chuyên ngành.

Thứ tư, tài liệu số 2 (năm 1993) mà GS Võ Viết Đạn làm chủ biên là tổng hợp đóng góp công sức chung của nhóm kỹ thuật điện cao áp nên được xem là công trình chung của cả nhóm chuyên môn trong đó có PGS.TS Trần Văn Tớp. Hơn nữa, tài liệu số 2 chỉ là bài tập giảng cho lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vận hành đường dây 500kV của Trung tâm điều độ quốc gia, được đặt hàng bởi Tổng công ty Điện lực VN, chỉ được đánh máy, photo và lưu hành nội bộ nhóm chuyên môn của bộ môn hệ thống điện.

Thứ năm, Tài liệu số 2 đã được tác giả Trần Văn Tớp giới thiệu rõ ràng trong lời nói đầu và trong danh mục tài liệu tham khảo của giáo trình “Kỹ thuật điện cao áp: Bảo vệ và chống quá điện áp”. Thứ sáu, về chuyên môn giáo trình của tác giả Trần Văn Tớp đã mở rộng và phát triển thêm nhiều nội dung mới, cập nhật, đáp ứng được yêu cầu đối với công tác nâng cấp, phát triển giáo trình.

Thứ bảy, sau khi biên soạn, giáo trình của tác giả Trần Văn Tớp đã được nhóm chuyên môn và bộ môn hệ thống điện thẩm định kỹ trước khi xuất bản. Về cuốn tập bài giảng năm 1993 của PGS. Đạn không xuất bản, do đó không phải là tài liệu tham khảo. Như vậy cuốn giáo trình của PGS. Tớp không vi phạm bản quyền, việc được thực hiện đã có cả quy trình.

GS Lê Văn Út (bên trái) và PGS.TS Nguyễn Đình Thắng (bên phải)

GS Lê Văn Út (bên trái) và PGS.TS Nguyễn Đình Thắng (bên phải)

Không phải giáo trình

GS.TS Lã Văn Út - nguyên trưởng bộ môn Hệ thống điện (nay là Viện Điện) - ĐH Bách khoa Hà Nội, người chuyên theo dõi về giáo trình của bộ môn cho biết: Cuốn “Một số vấn đề kỹ thuật điện cao áp ở siêu cao áp và cực cao áp” của PGS.TS Võ Viết Đạn không phải là giáo trình và cũng không được thông qua theo đúng quy định về viết giáo trình.

Đây chỉ là một trong bốn cuốn tài liệu được viết ra nhằm phục vụ học viên của lớp bồi dưỡng cho các kỹ sư sẽ vận hành ở trung tâm Điện lực Quốc gia và các trạm 500 Kv. Sở dĩ như vậy là thời gian đó bộ môn có tham gia thiết kế đường dây 500Kv từ năm 1990 đến 1994.

Trước khi đưa đường dây này vào vận hành vào năm 1993, lúc đó Bộ Năng lượng có yêu cầu bộ môn bồi dưỡng cho một số lớp. Trong hợp đồng họ rất muốn “ăn chắc” nên có yêu cầu các thầy giảng thì có tài liệu phát đến từng học viên, nếu khó khăn trong in ấn thì sẽ hợp tác giúp đỡ.

Trên cơ sở yêu cầu này thì cuốn tài liệu của PGS.TS Võ Viết Đạn được hình thành. Ngoài các học viên của lớp học này thì một số thầy ở bộ môn cũng được tặng cuốn tài liệu này.

Được biết năm 1972, thầy Võ Viết Đạn có cuốn giáo trình “Kỹ thuật Điện cao áp”. Từ những năm 1990 đã có sự giao lưu tài liệu trong và ngoài nước, trong khi đó bộ môn điện tham gia thiết kế xây dựng đường dây siêu cao áp 500Kv, do đó bộ môn rất cần cập nhật những kiến thức về cao áp và siêu cao áp. Tài liệu “Một số vấn đề kỹ thuật điện cao áp ở siêu cao áp và cực cao áp” năm 1993 giống như một thành quả của việc tiếp thu kiến thức mới cập nhật mà cuốn giáo trình năm 1972 chưa có.

Vào thời điểm năm 1993 GS. Lã Văn Út có đề nghị tổ chuyên môn cho tái bản quyền giáo trình năm 1972 để cập nhật thông tin. Nhưng cho tới sau năm 1993 PGS.TS Võ Viết Đạn cũng chưa có ý muốn tái bản cuốn giáo trình của mình. Vào năm 2003, PGS.TS Võ Viết Đạn qua đời.

Không đồng tình với cách đặt vấn đề “đạo văn” hay sao chép giáo trình ở đây, GS.TS Lã Văn Út cho biết: Cuốn “Một số vấn đề kỹ thuật điện cao áp ở siêu cao áp và cực cao áp” của PGS.TS Võ Viết Đạn không phải là giáo trình mà chỉ là một trong 4 cuốn tài liệu được viết ra nhằm phục vụ học viên của lớp bồi dưỡng cho các kỹ sư sẽ vận hành ở Trung tâm Điện lực Quốc gia và các trạm 500 Kv. “Có thể khẳng định cuốn tài liệu này không phải là giáo trình cũng không phải là tài liệu tham khảo. Tên cuốn tài liệu thì bộ môn xác nhận là do thầy Võ Viết Đạn viết nhưng nói về bản quyền bảo hộ thì không đủ cơ sở pháp lý. Vì vậy, việc tố cáo nói là sao chép giáo trình là không đúng” - GS.TS Lã Văn Út phân tích.

Như vậy, cuốn giáo trình do PGS.TS Trần Văn Tớp biên soạn là do yêu cầu của Bộ môn và phân công của nhóm chuyên môn, nhằm đáp ứng nhu cầu cập nhật và phát triển giáo trình về kỹ thuật điện cao áp. Bên cạnh đó, cuốn giáo trình được PGS.TS Trần Văn Tớp biên soạn theo đề cương đã được nhóm chuyên môn thống nhất thông qua.

TS. Bạch Quốc Khánh – Trưởng bộ môn hệ thống điện cho biết: Sau khi biên soạn giáo trình “Kỹ thuật điện cao áp: Quá điện áp và bảo vệ chống quá điện áp” đã được nhóm chuyên môn và Bộ môn hệ thống điện thẩm định kỹ trước khi xuất bản.

Bảo Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nước lũ dâng ngập phòng trọ, hàng chục học sinh trèo lên nóc nhà cầu cứu

Nước lũ dâng ngập phòng trọ, hàng chục học sinh trèo lên nóc nhà cầu cứu

Thời sự - 9 giờ trước

Mưa lớn kéo dài, nước dâng nhanh gây ngập phòng trọ, hàng chục học sinh ở thị trấn Tân Lạc (huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) phải trèo lên nóc nhà cầu cứu.

Hà Nội: Chập sạc điện thoại gây cháy nhà, 3 bố con mắc kẹt bên trong

Hà Nội: Chập sạc điện thoại gây cháy nhà, 3 bố con mắc kẹt bên trong

Thời sự - 9 giờ trước

Sạc điện thoại bị chập, cháy lan ra đệm và các vật dụng khác khiến người bố và 2 con nhỏ bị mắc kẹt tại tầng 3 của ngôi nhà ở Hà Nội.

Video: Xót xa cảnh bé gái bị cửa tự động chèn ngang người khi đang chơi ở sân nhà

Video: Xót xa cảnh bé gái bị cửa tự động chèn ngang người khi đang chơi ở sân nhà

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Trong lúc chơi đùa ở sân nhà, bé gái bất ngờ bị cửa tự động chèn ngang người dẫn tới bất tỉnh.

Cuối tháng 9, Vietlott bất ngờ thông báo giải độc đắc vài chục tỷ đã tìm thấy chủ nhân

Cuối tháng 9, Vietlott bất ngờ thông báo giải độc đắc vài chục tỷ đã tìm thấy chủ nhân

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Tối 27/9, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) đã tìm ra tấm vé trúng giải Jackpot của xổ số Mega 6/45 với giá trị hơn 37 tỷ đồng.

Miền Bắc mưa rất to trong tối nay

Miền Bắc mưa rất to trong tối nay

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết ngày mai 28/9, nhiều khu vực trên cả nước tiếp tục có mưa rất to đặc biệt là Bắc Bộ và Trung Bộ. Lượng mưa có nơi trên 200mm. Cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở nhiều nơi. Chi tiết thời tiết ngày mai thế nào?

Bắc Giang: Công an điều tra vụ thi thể dưới mương nước

Bắc Giang: Công an điều tra vụ thi thể dưới mương nước

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Thi thể anh N. được người thân phát hiện tử vong dưới mương nước ngoài cánh đồng.

Hà Nội rà soát, chấn chỉnh việc dạy môn liên kết trong trường phổ thông

Hà Nội rà soát, chấn chỉnh việc dạy môn liên kết trong trường phổ thông

Giáo dục - 12 giờ trước

Trước bức xúc của phụ huynh về dạy, học liên kết ở một số trường phổ thông, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, đơn vị này đang rà soát và sẽ chấn chỉnh hoạt động này.

Nắm vững các kỹ nẵng này để đưa con đi chơi Trung thu, đến những nơi đông người an toàn

Nắm vững các kỹ nẵng này để đưa con đi chơi Trung thu, đến những nơi đông người an toàn

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Cho trẻ nhỏ đi chơi vui Tết Trung thu là điều rất thú vị, giúp trẻ lưu giữ những kỷ niệm đáng nhớ. Tuy nhiên, khi đi chơi cha mẹ cần phải trang bị cho trẻ rất nhiều về cả kiến thức và kỹ năng.

12 điều rất nhỏ nhưng phụ huynh cần nắm được để đưa trẻ đi chơi công viên an toàn

12 điều rất nhỏ nhưng phụ huynh cần nắm được để đưa trẻ đi chơi công viên an toàn

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH – Phụ huynh cần lưu ý những gì khi đưa trẻ đi chơi công viên để tránh những rủi ro không đáng có? Bài viết này sẽ trang bị cho mọi người những kỹ năng cần thiết để chuyến vui chơi của con được an toàn nhất.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 27/9/2023

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 27/9/2023

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Tư ngày 27/9/2023: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Top