Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dư luận “ném đá” bé Nhật Nam: Đừng phô diễn sự ích kỷ

Thứ sáu, 14:00 12/04/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Cách đây không lâu, cậu bé Nguyễn Bình (học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn) đã khiến giới truyền thông phải chú ý vì mới 10 tuổi đã xuất bản truyện tranh giả tưởng.

 
Dư luận “ném đá” bé Nhật Nam: Đừng phô diễn sự ích kỷ 1

Nguyễn Bình - cậu bé làm tốn nhiều giấy mực của báo giới vì thành tích cá nhân - vẫn có tuổi thơ rất hồn nhiên (ảnh gia đình cung cấp).

Bình cũng ham mê đọc sách khoa học, khoái lướt web và vẫn có tuổi thơ như mọi trẻ em khác. Cha của Bình - nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa - đã có những chia sẻ với PV Báo GĐ&XH xung quanh câu chuyện về bé Nhật Nam.

Quá hàm hồ

Đánh giá về việc nhiều người “ném đá” Nhật Nam và nhận xét rằng cháu không có tuổi thơ, ông Hòa cho rằng, muốn đánh giá một đứa trẻ có tuổi thơ hay không, trước hết phải xem đứa trẻ đó học và chơi như thế nào. Chỉ qua vài câu trả lời trong clip mà đánh giá Nhật Nam không có tuổi thơ thì quá là hàm hồ. Ngay cả người lớn cũng khó có thể bộc lộ mình một cách toàn diện qua mấy phút xuất hiện trong clip. Có thể đánh giá một người nào đó qua vài phút tiếp xúc, nhưng không có nghĩa với mọi người đều như thế. Trong clip, Nhật Nam đã trả lời rất hồn nhiên, trẻ thơ, như cháu suy nghĩ. Mỗi người có thể đánh giá câu chuyện Nam kể theo tiêu chí riêng của mình, nhưng không được dùng tiêu chí riêng đó để xúc phạm cháu.

“Ở xã hội văn minh, chúng ta nên cư xử một cách văn minh. Hãy đặt mình vào vị trí của đứa trẻ để thấy cảm giác như thế nào khi bị xúc phạm. Tôi không kêu gọi lòng từ tâm nhưng xin mọi người hãy coi Nhật Nam như con em mình để có cách ứng xử đúng mực. Đừng mang suy nghĩ cá nhân áp đặt lên người khác. Làm thế không những không chứng tỏ được lòng tử tế mà còn trực tiếp xúc phạm trẻ”, ông Hòa cho biết.

Trả lời về việc một số người cho rằng Nam thiếu khiêm tốn khi phát biểu, ông Hòa cười: “Mỗi người đều có quyền bộc lộ mình, nên tôn trọng sự bộc lộ ấy nếu không vượt qua giới hạn văn hóa. Nếu Nam vượt qua giới hạn văn hóa mà cả cộng đồng tuân thủ thì chúng ta nên nhắc nhở, nhưng tôi thấy Nam đâu có như thế. Hơn nữa, dù Nhật Nam có đọc bao nhiêu cuốn sách, đã tích lũy được bao nhiều tri thức, có những ước mơ không giống với mọi người thì cháu vẫn chỉ là một đứa trẻ, người lớn chúng ta nên hiểu cháu để đồng cảm, chia sẻ, trân trọng”.

Theo nhà phê bình Nguyễn Hòa, có lẽ chúng ta nên làm quen với việc người khác bộc lộ bản thân nếu việc đó không ảnh hưởng, không xúc phạm người khác. “Tôi ủng hộ việc ai đó dám khẳng định: “Tôi là tôi”. Thử hỏi có bao nhiêu người lớn trong chúng ta đã viết hay nói một ý kiến riêng mà không nấp sau đại từ nhân xưng “chúng tôi”? Đứa trẻ có thể nói như vậy là đứa trẻ đã có tiền đề để khi lớn lên sẽ dám làm, dám chịu trách nhiệm về hành động của mình. Xã hội luôn tuân thủ một số giá trị tinh thần và coi đó là mẫu số chung, như: lòng hiếu thảo, tình thương yêu, biết nhường nhịn, có ý thức trách nhiệm… Khi thời đại thay đổi, những mẫu số chung này vẫn giữ nguyên giá trị, nhưng sự thể hiện đã khác. Không thể đòi hỏi cô con gái lấy chồng và ở tận Cà Mau cũng phải thể hiện lòng hiếu thảo giống như cô con gái lấy chồng và ở ngay xóm bên. Vì thế, chúng ta cũng cần thay đổi để thích ứng với sự thay đổi của thời đại. Với trẻ em cũng vậy, thời của các cháu đã khác thời của chúng ta”.

Tôn trọng sở thích nếu không có gì độc hại

Là bố của một cậu bé khi lên 3 tuổi đã đọc thông viết thạo, 4 tuổi tự học tiếng Hán, 7 tuổi tự học tiếng Anh, tự tạo mục từ trên Wikipedia, 10 tuổi đã phát hành 3 tập đầu của một bộ sách…, ông Hòa chia sẻ: “Cho đến hôm nay, cháu Bình nhà tôi vẫn như những đứa trẻ cùng lứa. Ngoài giờ học, cháu lại tụ tập chơi cờ hoặc phóng xe đạp quanh sân hò hét cùng bạn bè trong tập thể. Thi thoảng cháu đi tham quan bảo tàng, di tích lịch sử… Cháu yêu thích sách khoa học, sách về các nền văn minh và cười rinh rích khi đọc “Harry Potter”, “Doremon”… Tôi không bao giờ buộc cháu phải đọc cuốn nọ, cuốn kia vì tôi biết bọn trẻ có nhu cầu của mình. Tôi để cháu tự làm theo sở thích, miễn là sở thích đó không độc hại. Dù thế nào thì các cháu vẫn hành động chưa có sự chỉ đạo của lý trí, gia đình không nên ép buộc mà cần kiểm soát con cái một cách tinh tế để xem con mình đang thích gì, nghĩ gì, làm gì, từ đó để ý và nhắc nhở để đồng cảm, chia sẻ. Chẳng hạn, cháu Bình nhà tôi có cùng lúc đến mấy trang thông tin cá nhân nhưng tôi không cấm cháu sử dụng. Tôi kiểm soát bằng cách mượn nick của bạn bè tôi để xem con trai có làm gì quá đáng hay không, nhưng thấy cháu dùng các trang cá nhân này vui chơi, giao lưu”.

Trở lại chuyện của Nhật Nam, ông Hòa cho rằng: “Không biết những người “ném đá” ầm ầm trên mạng đã gặp Nhật Nam chưa? Tôi đã gặp cháu, biết bố mẹ cháu nên thấy ngoài đời cháu rất tự tin, vui vẻ, thoải mái, hiểu biết khá, hồn nhiên và lễ phép với mọi người. Ẩn sâu trong suy nghĩ của một số người Việt mình còn có thói ích kỷ, đố kỵ, không muốn người khác hơn mình. Thử hỏi những người đã “ném đá” Nhật Nam sẽ nghĩ gì nếu chính họ hoặc con cái họ cũng bị “ném đá” như thế? Tôi nghĩ thay vì “ném đá”, mỗi người lớn chúng ta hãy cố gắng hiểu các cháu và trân trọng những gì chúng làm được. Hãy ủng hộ khi chúng có ý chí, niềm đam mê và yêu thích. Đừng bao giờ mang sự ích kỉ, thói đố kỵ của mình ra phô diễn trước cộng đồng vì điều đó rất nguy hiểm”.
 
“Tôi đã bật cười sung sướng”
Dư luận “ném đá” bé Nhật Nam: Đừng phô diễn sự ích kỷ 2
 

“Khi xem xong clip trả lời phỏng vấn của Nhật Nam, tôi đã bật cười sung sướng. Tôi không nghĩ em tự cao hay thiếu khiêm tốn. Tôi cười, vì ẩn sau một đứa trẻ hồn nhiên lại có cách trả lời rất lưu loát và không phân vân gì cả. Tôi đã từng tiếp xúc với Nam. Ngoài đời, cậu bé tự tin và nói năng lưu loát, chứng tỏ cháu rất thông minh. Ngôn ngữ ấy là do nỗ lực đọc sách, do trí tuệ của cháu phải phát triển đến thế thì mới nói được như vậy. Không có tư duy đó, chắc chắn không có ngôn ngữ đó. Tôi nghĩ, gene trí tuệ của Nam còn hơn nhiều người vì họ không biết gì để nói. Nếu ngôn ngữ vay mượn, học thuộc thì chỉ tiếp xúc một lát sẽ bị lộ ngay lập tức”.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên
 
“Qua rồi thời khiêm tốn hão”
Dư luận “ném đá” bé Nhật Nam: Đừng phô diễn sự ích kỷ 3

“Tôi thấy nhiều người trên mạng yêu cầu một đứa trẻ phải ăn nói như một người trung tâm của giới truyền thông là không đúng. Đặc biệt câu nói “em không thích truyện tranh vì mẹ nói truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn” là hoàn toàn phù hợp với lứa tuổi của Nam. Thậm chí, điều đó chứng tỏ Nam rất thông minh. Đồng ý một số truyện tranh không xấu nhưng đấy là cách tiếp cận của bé Nam. Đừng yêu cầu mọi thứ phải hoàn hảo, chuẩn mực ở một đứa trẻ mới 11 tuổi. Có thể không thích truyện tranh là quyền của cá nhân và đó là quan điểm riêng. Mọi người không nên đòi hỏi ở Nam quá nhiều, biến cháu thành bịch bông để đấm đá, bịch thụi trong khi đáng ra phải tôn trọng vì những gì Nam đã làm được. Đặc biệt, có người còn cho rằng Nam thiếu khiêm tốn. Tôi nghĩ, đã qua rồi thời khiêm tốn hão. Chúng ta cần thay đổi cách đánh giá này để phù hợp với thời đại”.

PGS.TS Trịnh Hòa Bình
Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội
(Viện Khoa học và Xã hội)

Lương Mỹ

thanhhuongthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này

Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?

Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây

Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây

Thời sự - 6 giờ trước

Một điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Giáo dục - 8 giờ trước

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.

Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn

Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn

Thời sự - 8 giờ trước

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.

Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'

Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.

Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật

Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.

Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025

Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.

Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình

Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Giáo dục - 12 giờ trước

Huỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.

Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt

Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.

Top