Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đưa con đến khám, người mẹ giận dữ nói "xem tay của con bé kìa", bác sĩ vừa nhìn qua đã cảnh báo nguy cơ cắt cụt ngón tay nếu nhập viện muộn

Thứ ba, 19:37 24/11/2020 | Sống khỏe

Trong suốt buổi hội chẩn, cô gái không hé môi nửa lời, người mẹ giận dữ chỉ tay con gái, nói: "Bác sĩ xem tay của con bé kìa".

Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Chu Dục Anh chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nữ (22 tuổi) được mẹ đưa đến bệnh viện khám.

Trong suốt buổi hội chẩn, cô gái không hé môi nửa lời, người mẹ giận dữ chỉ tay con gái, nói: "Bác sĩ xem tay của con bé kìa". Cả 5 đầu ngón tay của cô gái đều bị cắn, ngón trỏ bị cắn đến nỗi không còn móng tay khiến bác sĩ kinh ngạc.

Bác sĩ Chu cho biết, người bệnh có thói quen cắn móng tay sẽ khiến các mô mềm quanh móng bị tổn thương, ngay cả khi móng mọc trở lại, hình dạng cũng trở nên bất thường.

Trường hợp của cô gái là cắn móng tay khiến vết thương lở loét, kèm theo nước miếng có vi khuẩn nên khiến móng tay bị viêm và được chẩn đoán mắc bệnh viêm mô tế bào . Tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân rất nghiêm trọng, bác sĩ nhấn mạnh bệnh nhân phải nhập viện điều trị ở khoa kiểm soát nhiễm khuẩn và tiêm thuốc kháng sinh để giảm tỷ lệ nhiễm trùng.

Bác sĩ Chu giải thích, tình trạng của bệnh nhân nếu nhập viện muộn và không tiêm thuốc kháng sinh sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng như viêm cân mạc hoại tử xuất hiện dọc theo gân bàn tay đến lòng bàn tay, trường hợp xấu nhất có thể phải cắt cụt ngón tay, nếu không cắt cụt cũng phải rạch đầu ngón tay để dẫn lưu mủ chảy ra.

Bác sĩ đã thăm dò thói quen cắn móng tay của bệnh nhân và được biết đây là cách cô gái giải tỏa áp lực, cảm giác đau đớn khiến cô gái thư giãn và giải tỏa căng thẳng. Sau đó, bệnh nhân cũng được chuyển đến khoa tâm lý để điều trị.

Đưa con đến khám, người mẹ giận dữ nói xem tay của con bé kìa, bác sĩ vừa nhìn qua đã cảnh báo nguy cơ cắt cụt ngón tay nếu nhập viện muộn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Bác sĩ Thái Dật San, khoa da liễu, bệnh viện Mackay Memorial Hospital chỉ ra, thói quen cắn móng tay không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà có thể gây viêm sưng đỏ, nhiễm trùng da do vi khuẩn hoặc virus, nghiêm trọng nhất có thể gây viêm mô tế bào. Ngoài ra, khi cắn móng tay người bệnh cũng sẽ nuốt mầm bệnh như vi khuẩn vào bụng.

Vậy những người có thói quen tai hại này nên làm thế nào? Bác sĩ Thái hướng dẫn cách thay đổi thói quen xấu sau đây:

1. Cắt móng tay ngắn

Khi cắt móng tay đủ ngắn, bạn sẽ không thể cắn móng tay và tần suất cắn móng sẽ giảm.

2. Dùng thuốc trị cắn móng tay

Trên thị trường hiện đang bán thuốc trị cắn móng tay không màu, không mùi, có vị đắng khó chịu khiến bạn từ bỏ thói quen xấu. Tuy nhiên, bác sĩ nhắn nhủ bạn nên tránh bôi ớt hoặc dầu gió để ngăn ngừa tình trạng kích ứng và gây viêm nhiễm.

3. Làm đẹp móng tay

Bạn có thể đến tiệm nail nhờ thợ vẽ móng hoặc sơn móng, điều này sẽ khiến móng của bạn sáng đẹp và giúp ngăn ngừa tình trạng cắn móng tay.

4. Thay thế bằng thói quen khác

Thay vì cắn móng tay, bạn có thể chơi đùa với những quả bóng bóp tay giúp giảm căng thẳng, điều này sẽ khiến tay bận rộn và giảm tần suất đưa ngón tay lên miệng.

5. Tìm ra nguyên nhân

Một số người có thói quen cắn móng tay vì vùng da xung quanh móng bị bong tróc gây ngứa ngáy, khó chịu hoặc có người cảm thấy căng thẳng, lo lắng, buồn chán. Bạn cần tìm ra nguyên nhân và ghi chép để ngăn ngừa thói quen xấu.

6. Giảm tần suất cắn móng tay

Một số bác sĩ khuyên bệnh nhân cần đặt ra mục tiêu và từ từ loại bỏ thói quen xấu. Chẳng hạn, bạn bắt đầu đặt mục tiêu không cắn ngón cái và nếu thành công sẽ tiến hành tuần tự với các ngón còn lại.

Dấu hiệu và triệu chứng viêm mô tế bào thường xảy ra ở một bên cơ thể, bao gồm:

Xuất hiện vùng da màu đỏ, có xu hướng lan rộng dần.

Sưng tấy.

Đau, ấn vào thấy mềm.

Có cảm giác ấm, nóng.

Sốt.

Có các đốm màu đỏ.

Phồng rộp

Tạo thành nhiều vết lõm trên da, trông như vỏ cam.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Việc quan trọng nhất là phải xác định và điều trị viêm mô tế bào càng sớm càng tốt vì nhiễm trùng có thể lây lan nhanh chóng khắp cơ thể.

Bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức nếu thấy:

Xuất hiện mẩn đỏ, sưng, phát ban hoặc các nốt phát ban thay đổi nhanh chóng.

Sốt cao.

Phát ban đỏ, sưng, ấm, đau khi chạm vào và đang lan rộng, có thể không có sốt.

T. UYÊN

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ca sinh mổ hiếm gặp với tỉ lệ chỉ 1/80.000 ca

Ca sinh mổ hiếm gặp với tỉ lệ chỉ 1/80.000 ca

Y tế - 2 giờ trước

Em bé chào đời vẫn nằm nguyên vẹn trong túi ối, hiện tượng dân gian gọi là "đẻ bọc điều". Bé sinh ra trong bọc dễ bị ngạt nên người xưa cho rằng, nếu sống sót cuộc đời sẽ gặp nhiều may mắn, giàu sang.

Tập luyện thế nào giúp sĩ tử khỏe mạnh trong mùa thi?

Tập luyện thế nào giúp sĩ tử khỏe mạnh trong mùa thi?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Vận động hợp lý không làm mất thời gian ôn tập mà ngược lại, giúp sĩ tử tăng cường thể chất, cải thiện tinh thần và học tập hiệu quả hơn.

Người đàn ông ở Quảng Ninh bị vỡ phình động mạch chủ bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông ở Quảng Ninh bị vỡ phình động mạch chủ bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Trước khi nhập viện vì bị vỡ phình động mạch chủ bụng, bệnh nhân xuất hiện đau bụng quanh rốn, đau lan ra sau lưng, mệt mỏi nhiều, choáng váng...

Bất ngờ 7 nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, phụ nữ U50 cần cảnh giác

Bất ngờ 7 nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, phụ nữ U50 cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Thoái hóa khớp gối là bệnh lý tiến triển từ từ nhưng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm

Các biện pháp kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp mùa hè

Các biện pháp kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp mùa hè

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Khi nhiệt độ tăng cao vào mùa hè sẽ làm cơ thể mất nhiều nước, dẫn tới tình trạng máu cô đặc. Đặc biệt là sự thay đổi đột ngột giữa phòng điều hòa với thời tiết bên ngoài, sự thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến máu đang giãn nở lập tức co lại dẫn đến tăng huyết áp

Vitamin C dạng sủi dùng sao cho đúng?

Vitamin C dạng sủi dùng sao cho đúng?

Sống khỏe - 15 giờ trước

Vitamin C dạng sủi là một dạng bổ sung dễ sử dụng, hấp thu tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuân thủ liều lượng phù hợp, đồng thời tránh tâm lý lạm dụng 'càng nhiều càng tốt'...

Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết

Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường không kiểm soát đường huyết tốt trong mùa nắng nóng thì cơ thể sẽ gia tăng bài tiết nước tiểu nhiều, khiến cơ thể mất nước nhanh hơn. Việc mất nước có thể khiến cho đường huyết tăng cao.

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai ở Nam Định bị xe cán qua người

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai ở Nam Định bị xe cán qua người

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – “Nhờ can thiệp kịp thời và chăm sóc tích cực, đến nay, bệnh nhi đã tỉnh táo, tự thở, các chỉ số sinh tồn ổn định. Phổi và thận được bảo tồn, không cần can thiệp phẫu thuật thêm”, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin.

5 loại trái cây mùa hè giúp giảm axit uric

5 loại trái cây mùa hè giúp giảm axit uric

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mùa hè mang đến cho chúng ta rất nhiều loại trái cây ngon và bổ dưỡng. Một số loại trái cây có thể giúp giảm nồng độ axit uric một cách tự nhiên.

Nam thợ điện thoát chết sau khi bị điện giật cháy đen bàn tay

Nam thợ điện thoát chết sau khi bị điện giật cháy đen bàn tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện cấp cứu trong tình trạng tay phải cháy đen, tâm lý hoảng loạn sau khi bị điện giật.

Top