Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đưa con đi khám mắt định kì, kết quả chẩn đoán của bác sĩ khiến mẹ rụng rời tay chân

Thứ ba, 15:29 20/03/2018 | Sống khỏe

Người mẹ không thể ngờ rằng, mình lại suy sụp, đau khổ đến thế sau khi bác sĩ phát hiện có một lực ép khá mạnh ở đôi mắt của bé.

Tháng 1/2017, trước khi bắt đầu năm học mới, như thường lệ, chị Lauren Tyrrell (sống ở Melbourne, Úc) lại đưa cả 3 con gái đến bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra mắt định kì.

Chị vẫn nghĩ rằng đó là một buổi kiểm tra bình thường vì từ trước đến nay, không đứa con nào than phiền về đôi mắt của mình cả. Thế nhưng người mẹ không thể ngờ rằng, mình lại suy sụp, đau khổ đến thế sau khi bác sĩ phát hiện có một lực ép khá mạnh ở đôi mắt của bé Elexis (6 tuổi).

“Các bác sĩ quyết định sẽ đưa con đến một vài chuyên gia khác”, chị Lauren chia sẻ với People. “Họ nói rằng tình trạng bị sưng phía sau dây thần kinh thị giác rất nguy hiểm. Do đó họ muốn cho con chụp MRI để kiểm tra”.

Ngày 4/7/2017, khi Elexis tròn 7 tuổi, chị đưa con đi chụp ảnh MRI và thực hiện hàng loạt cuộc kiểm tra khác vào ngày hôm sau. Ngày 7/7/2017, chỉ vài giây sau khi có kết quả MRI của Elexis, các bác sĩ đã thông báo với gia đình rằng bé cần phải được phẫu thuật não ngay lập tức.

“Chúng tôi vô cùng đau khổ. Chúng tôi không bao giờ nghĩ phải phẫu thuật ngay như thế. Khi các bác sĩ thông báo, chúng tôi nghĩ mình có khoảng 1 đến 2 tuần nhưng thực chất chỉ có 2 giờ là bác sĩ đã đưa Elexis đi phẫu thuật rồi”, chị Lauren nhớ lại.

Được biết, các bác sĩ đã phát hiện ra Elexis mắc phải dị dạng Chiari (bệnh khiến mô não phát triển trong ống tủy sống và một phần hộp sọ chèn ép não, đẩy nó xuống dưới, bệnh khiến bệnh nhân khó thở, nhịp tim chậm, nghẹn, nôn hoặc khó nuốt).

Bệnh tình của con chính là một trong những điều kinh khủng nhất mà chị phải trải qua. “Chúng tôi không nói gì với con vì chúng tôi biết con sẽ phát điên lên. Con chỉ mới 7 tuổi mà thôi”, Lauren chia sẻ với People.

“Khi chúng tôi chuẩn bị, con hỏi chuyện gì đang diễn ra vì mọi người đều có mặt ở đó. Tôi nói: “Các bác sĩ sẽ tiểu phẫu ở đầu con”.

Tôi bồng con, con nhảy xuống và bỏ trốn. Thật khủng khiếp. Chúng tôi có một đứa trẻ khỏe mạnh và đột nhiên được thông báo rằng có chuyện chẳng lành”.


Alexis sau cuộc phẫu thuật. (Ảnh: people)

Alexis sau cuộc phẫu thuật. (Ảnh: people)

Cuộc phẫu thuật não đầu tiên của Alexis đã diễn ra vào ngày 7/1/2017 và lần mổ thứ hai diễn ra vào 3 ngày sau đó.

Nhiều tháng sau phẫu thuật, chị Lauren vẫn còn rất sốc nhưng cho biết, bé Alexis đã hồi phục, khỏe mạnh. Giờ đây, Alexis đã 8 tuổi, tràn đầy năng lượng và vui vẻ, hoạt bát, năng động hệt như những đứa trẻ đồng trang lứa, dù đôi khi Alexis đau đầu, đau cổ.

Chị Lauren cho biết, gia đình không biết được tương lai của con thế nào. “Chúng tôi không nhìn quá xa, chỉ chờ đợi và theo dõi. Chúng tôi thấy mình may mắn và biết ơn vì những gì mình đang có. Thế nên chúng tôi cố gắng không nhìn đến tương lai quá xa”, chị Lauren chia sẻ.

Tuy nhiên, chị cho biết, khả năng mất con là điều mà chị thường nghĩ về. Chị so sánh tình trạng của Alexis với những gì con gái 10 tuổi của chị - bé Makayla - đã phải trải qua khi 3 lần phẫu thuật tim lúc mới 4 tuổi.


Giờ đây, Alexis đã được 8 tuổi và bé vẫn phải trải qua vài cuộc phẫu thuật não nữa. (Ảnh: people)

Giờ đây, Alexis đã được 8 tuổi và bé vẫn phải trải qua vài cuộc phẫu thuật não nữa. (Ảnh: people)

“Đó là một nỗi sợ liên tiếp, không biết chuyện gì sẽ xảy ra”, người mẹ điềm đạm nói. “Khi Makayla là một đứa trẻ, chúng tôi đã từng chụp ảnh con để làm ảnh cho lễ tang vì chúng tôi không biết liệu con có vượt qua được hay không.

Với Alexis cũng thế. Chúng tôi không chắc con sẽ làm được, chúng tôi không chắc lắm”.

Giờ đây, Alexis đã được 8 tuổi và bé vẫn phải trải qua vài cuộc phẫu thuật não nữa.

Theo Helino

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 26 phút trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 3 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 5 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 22 giờ trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Tăng cường uống nước lọc, trà xanh, trà thảo mộc để tăng mức độ hydrate hóa cho làn da, giúp da trẻ trung, mịn màng, chống nắng tốt hơn.

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý và kiểm soát hành vi. Những bài tập luyện cho người bệnh tập trung khắc phục và hạn chế tình trạng này.

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Đũa là vật dụng phổ biến trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

Top