Dùng cồn y tế giả có thể nguy hiểm đến tính mạng
GiadinhNet - Mới đây, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ hàng trăm sản phẩm cồn y tế giả chứa methanol. Theo các chuyên gia, việc sử dụng cồn y tế giả sẽ nguy hiểm đến tính mạng vì đây là chất cực độc.

Sử dụng phải cồn y tế giả dễ gây nguy hiểm đến tính mạng. Ảnh: Chụp từ chương trình VTV24
Cồn y tế giả chứa chất cực độc
Chiều 5/3, Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) đã phát hiện và thu giữ hơn 100 sản phẩm cồn sát trùng có hàm lượng cồn công nghiệp vượt quá hàm lượng quy định. Trên nhãn của sản phẩm ghi rõ cồn 70 độ ethanol nhưng kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc và mỹ phẩm (Sở Y tế Hà Nội) cho thấy không phát hiện hàm lượng cồn y tế ethanol trong sản phẩm mà chủ yếu lại là methanol – cồn công nghiệp.
Trước sự vụ này, cơ quan chức năng đã từng bắt giữ nhiều cơ sở sản xuất cồn y tế, nước muối sinh lý không đảm bảo chất lượng. Cơ quan chức năng cho rằng số cồn y tế giả này nếu sử dụng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng bởi hàm lượng cồn công nghiệp có thể sẽ tồn dư trên cơ thể người.
Về vấn đề này, PGS.TS Trần Hồng Côn (Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, cồn y tế hay còn gọi là cồn ethanol (C2H5OH). Hiện nay trên thị trường so với ethanol, giá bán cồn methanol rất rẻ nên nhiều nhà sản xuất vì lợi nhuận mà bất chấp nguy hại cho người tiêu dùng. Cồn ethanol được sản xuất từ việc lên men các nguyên liệu là tinh bột như sắn, ngô… và đường với mức độ tinh chất và không bị lẫn tạp chất được dùng chủ yếu để sát khuẩn khử trùng, tiệt trùng dụng cụ y tế…
Còn methanol sản xuất từ các loại vật liệu có chứa cenlulose, chứa nhiều tạp chất độc hại, đây là chất cực độc với cơ thể con người. Methanol không chỉ gây hại cho người sử dụng khi uống mà khi tiếp xúc vào da, chất độc này cũng thâm nhập qua các vết thương hở. Hít phải methanol cũng có nguy cơ ngộ độc.
Đã có người tử vong vì dùng phải cồn methanol
Theo quy định, cồn y tế phải được đăng ký và công bố chất lượng và chứa từ 70% - 90% ethanol. Cồn y tế chỉ được phép không quá 0,02% methanol, các thành phần không được quá 0,03% và nhiều yêu cầu chất lượng khắt khe khác.
Hiện sự mập mờ trong việc ghi nhãn mác của một số nhà sản xuất khiến người dùng nhầm là cồn y tế tinh khiết. Bởi trên nhãn chai cồn chỉ ghi cồn 70 độ, cồn 90 độ và ghi công dụng sát trùng dụng cụ, sát trùng vết thương, làm chín thực phẩm nhưng không ghi thành phần. Sự nhầm lẫn đã khiến không ít người ngộ độc vì cồn chứa hàm lượng methanol.
Theo BS Nguyễn Trung Nguyên (Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai), cồn y tế sử dụng chính vào mục đích sát trùng nhưng chỉ có thành phần chính là methanol sẽ không sát trùng đảm bảo, thậm chí khiến vết thương dễ nhiễm trùng. Trung tâm từng tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc methanol do sử dụng cồn sát trùng chứa hoàn toàn là methanol mà không tìm thấy ethanol như yêu cầu đối với cồn y tế. Nhất là hình thức đóng chai gần giống với chai nước muối sinh lý để súc miệng cũng đã gây nhầm lẫn cho người dùng.
Bệnh viện Bạch Mai từng có công văn gửi Bộ Y tế khi một bệnh nhân tại đây tử vong do uống nhầm cồn y tế mà sản phẩm được đem đi xét nghiệm kết quả cho thấy hàm lượng cồn công nghiệp lên tới 81%. Thêm đó, như trường hợp ông L.V.T ở Vĩnh Lộc, Thanh Hóa nhập viện trong tình trạng hôn mê, tụt huyết áp, nhiễm toan nặng do ngộ độc methanol có trong chai cồn 500ml ông mua về uống. Mặc dù được cấp cứu, hồi sức tích cực và dùng thuốc giải độc nhưng do đến bệnh viện muộn, não tổn thương nặng.
Để tránh những nguy hại khi phải sử dụng cồn y tế giả, mọi người chỉ nên mua và sử dụng các loại cồn y tế là sản phẩm của các công ty y tế đã có số đăng ký hoặc công bố trên nhãn mác. Các thành phần trên nhãn mác sản phẩm, mọi người cần đọc kĩ như đơn vị sản xuất, số đăng ký sản phẩm, số công bố sản phẩm, hạn sử dụng... Việc mua hàng chính hãng của công ty nếu có xảy ra rủi ro có nơi truy cứu trách nhiệm, nhất là khi mua về làm nguyên liệu sản xuất nước rửa tay sát khuẩn như hiện nay hay làm mỹ phẩm.
Tự pha chế dung dịch rửa tay khô theo khuyến cáo của WHO
WHO đã đưa ra công thức tự pha chế dung dịch rửa tay khô với một số lưu ý, gồm công thức dùng để pha chế 10 lít dung dịch rửa tay, thể tích mỗi lần pha chế không được vượt qua 50 lít.
Nguyên liệu:
- Chai xịt, lọ để chiết dung dịch.
- Bình thủy tinh dung tích 10lít.
- Phễu nhỏ.
- Cồn y tế 96%: 8333ml (tác dụng khử trùng).
- Ôxy già.
- Glycerin 98%: 145ml (giữ ẩm da tay).
- Nước cất hoặc nước đun sôi để nguội.
Cách thực hiện:
- Đong 8333ml cồn rồi đổ vào bình chứa 10 lít.
- Tiếp tục đong 417ml ôxy già rồi thêm vào bình chứa.
- Đong 145ml glyxerin rồi cho vào bình chứa hỗn hợp trên. Sau khi đổ xong cần tráng bình đong gylxerin bằng nước cất/ nước đun sôi để nguội khoảng 2- 3 lần do dung dịch có tính chất nhớt. Nước tráng bình sẽ đổ vào bình chứa hỗn hợp.
- Đổ nước cất/nước đun sôi để nguội vào bình chứa khi hỗn hợp dung dịch trong bình chạm đến mốc 10lít; vặn nắp ngay để tránh bay hơi.
- Lắc đều bình 10lít để trộn đều các dung dịch bên trong bình.
- Chiết dung dịch vừa pha chế sang những lọ nhỏ hơn 50ml, 100ml... Khi chiết xong cần chờ 72 tiếng để các loại vi khuẩn trong bình chiết bị tiêu diệt thì mới sử dụng được.
Lưu ý: Các dụng cụ, nguyên liệu bên trên chúng ta mua tại các cơ sở y tế. Cồn y tế có khả năng bắt cháy nên khi tiến hành pha chế cần tránh xa những khu vực lửa, nguồn điện. Rửa sạch các dụng cụ pha chế và có găng tay đeo khi thực hiện.
Hà My

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng đường huyết?
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Nếu có triệu chứng tăng đường huyết nhẹ, người bệnh vẫn tỉnh táo ăn uống được thì cần thực hiện xử trí tăng đường huyết tại nhà hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

9 loại thực phẩm cản trở giảm cân
Sống khỏe - 10 giờ trướcChế độ ăn uống đóng vai trò trong việc kiểm soát cân nặng. Tìm hiểu một số loại thực phẩm không chỉ khiến bạn khó giảm cân mà còn dễ gây tăng cân khi tiêu thụ không hợp lý.

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ
Sống khỏe - 15 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ phần lớn được quyết định bởi di truyền. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp trẻ hóa và sống thọ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 1 ngày trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 1 ngày trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...