Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đường hóa học có trong ô mai Hồng Lam độc hại như thế nào?

Thứ tư, 13:00 03/02/2016 | Sống khỏe

Trước những thông tin cho rằng đường hóa học độc hại và có khả năng gây ung thư, hãy cùng tìm hiểu xem.

Với sự phát triển của khoa học, con người đã nghĩ ra phương pháp tăng hiệu suất của đuờng bằng cách cho ra đời các loại chất tạo ngọt nhân tạo có độ ngọt lên tới hàng chục, thậm chí vài trăm lần so với đường mía thông thường. Những chất tạo ngọt đó còn có tên gọi khác là "

Tuy nhiên, có những thông tin cho rằng có hại cho sức khỏe, thậm chí có thể gây ung thư. Thực hư ra sao, hãy thử tìm hiểu xem

Đường hóa học Cyclamate từ siêu độc hại thành an toàn trên 55 quốc gia

Đường hóa học có khá nhiều loại, trong đó cyclamate (Natri Cyclamate) là một trong những loại phổ biến nhất.

Đây là một chất tạo ngọt màu trắng dạng bột tinh thể, do một nghiên cứu sinh tại ĐH Illinois (Mỹ) tìm ra vào năm 1937. Cyclamate có thể tạo vị ngọt gấp 30-50 lần đường mía và đã từng được sử dụng để giảm vị đắng trong thuốc kháng sinh tại đây.

Tuy nhiên đến năm 1966, tranh cãi đã nổ ra xung quanh cyclamate. Theo như thông tin từ hội đồng Ung thư Úc, đã có một số báo cáo rằng cyclamate sẽ kết hợp cùng một số vi khuẩn đường ruột trên chuột sẽ sản sinh ra chất cyclohexylamine - một hợp chất nghi ngờ có độc tố. Hơn nữa, các cá thể chuột sau khi hấp thụ một lượng lớn cyclamate có dấu hiệu ung thư bàng quang.

Chính vì vậy đến năm 1969, Cục an toàn thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã ra lệnh cấm sử dụng Cyclamate, kéo theo đó là rất nhiều quốc gia ban hành lệnh cấm lên loại hóa chất này.

Nhưng kể từ đó, đã có hơn 70 nghiên cứu khác nhau về tính an toàn của Cyclamate trên cơ thể người. Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy độ pH trong cơ thể người hoàn toàn khác biệt so với chuột, đồng thời thiếu đi các protein gây ung thư, do đó về cơ bản cyclamate tương đối an toàn.

Đến năm 1984, sau rất nhiều nghiên cứu và các bằng chứng khoa học, Ủy ban đánh giá ung thư của FDA đã đi đến kết luận: Cyclamate không gây ung thư (Thông tin từ Viện nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ). Đến nay, có hơn 55 quốc gia cho phép sử dụng loại đường này.

Saccharin - Vua tạo ngọt và nỗi oan ung thư

Saccharin là loại đường hóa học "mạnh" nhất con người từng tạo ra, cho độ ngọt lớn gấp 200- 700 lần đường mía. Chính vì khả năng khủng khiếp này, saccharin được ứng dụng trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống. Ngoài ra, do cơ thể người không có khả năng chuyển hóa loại đường này, saccharin còn được sử dụng cho những bệnh nhân tiểu đường, hoặc những người cần giảm cân.

Nhưng cũng giống như cyclamate, saccharin cũng từng phải chịu một lệnh cấm từ những năm 1970 do có tiềm năng gây nên ung thư bàng quang ở chuột đực. Tuy nhiên, liều dùng saccharin trong nghiên cứu này ở mức vô cùng cao, nếu quy đổi sang người thì ở mức... 750 lon nước ngọt liền một lúc. Hơn nữa, các nghiên cứu sau này không tìm thấy mối liên hệ nào giữa saccharin và ung thư. Chính vì thế, đây là loại đường hóa học được chấp nhận ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Sử dụng đường hóa học như thế nào là đủ?

Nhưng an toàn không có nghĩa là có lợi cho sức khỏe. Theo Quy định kiểm dịch thực phẩm Úc và New Zealand (FSANZ), cyclamate và các loại đường hóa học nói chung làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em. Hơn nữa dù chưa có bằng chứng cụ thể, có một số ý kiến cho rằng cyclamate làm tăng tỷ lệ hội chứng Down ở trẻ sơ sinh.

Hơn nữa, nếu dùng dường hóa học quá hàm lượng cho phép, cơ thể người không thể đào thải ra ngoài hết, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đường hóa học có thể làm tăng nguy cơ béo phì
Đường hóa học có thể làm tăng nguy cơ béo phì

Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng đường hóa học đối với trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai. Đối với người bình thường, mức tiêu thụ cyclamate an toàn theo đánh giá của Ủy ban về phụ gia thực phẩm (JEFCA) thuộc Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) là từ 0 - 7 mg/kg thể trọng, còn saccharin là 15mg/kg.

Bên cạnh đó, các bạn cũng cần tránh những loại chất tạo ngọt không rõ nguồn gốc xuất xứ. Loại đường hóa học này có thể chứa nhiều hóa chất độc hại như các kim loại nặng... và đó mới là các nguyên nhân chính gây nên ung thư.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 59 tuổi bị đột quỵ, ngừng tim thoát 'án tử' thừa nhận thường xuyên làm việc này

Người đàn ông 59 tuổi bị đột quỵ, ngừng tim thoát 'án tử' thừa nhận thường xuyên làm việc này

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ, ngừng tim có tiền sử bệnh tim bẩm sinh, cộng với làm việc quá sức dẫn đến đột quỵ và ngừng tim. Nhờ được cấp cứu kịp thời, ông đã thoát khỏi cửa tử.

Bé trai ở Hà Nội đi cấp cứu với 2 miếng sắt thang cuốn găm sâu vào chân

Bé trai ở Hà Nội đi cấp cứu với 2 miếng sắt thang cuốn găm sâu vào chân

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi được đưa vào viện trong tình trạng mũi bàn chân bị hai tấm sắt cắm sâu vào, tổn thương rất phức tạp, xuyên từ trước ra sau, bầm dập nhiều.

Người phụ nữ 51 tuổi phải cắt bỏ hoàn toàn tử cung từ dấu hiệu nhiều người Việt thường bỏ qua

Người phụ nữ 51 tuổi phải cắt bỏ hoàn toàn tử cung từ dấu hiệu nhiều người Việt thường bỏ qua

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ 51 tuổi ở Quảng Ninh xuất hiện mất kinh, đau bụng nên đi khám phát hiện chửa trứng và phải cắt bỏ hoàn toàn tử cung.

Người phụ nữ ở Cao Bằng bị thủng ruột non vì một sai lầm sau bữa ăn nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ ở Cao Bằng bị thủng ruột non vì một sai lầm sau bữa ăn nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Các bác sĩ phát hiện một lỗ thủng trên ruột non do một que tăm tre sắc nhọn gây ra, dẫn đến viêm phúc mạc. Đây là một biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng.

Khó thở, yếu cơ, người đàn ông 52 tuổi được chẩn đoán bệnh thoái hóa bột hiếm gặp

Khó thở, yếu cơ, người đàn ông 52 tuổi được chẩn đoán bệnh thoái hóa bột hiếm gặp

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán mắc amyloidosis transthyretin di truyền (hATTR), một bệnh lý hiếm gặp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Người đàn ông nhập viện gấp do sai lầm tai hại khi chữa táo bón

Người đàn ông nhập viện gấp do sai lầm tai hại khi chữa táo bón

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Sau nhiều lần tự thụt tháo để làm sạch đại tràng, điều trị táo bón, bệnh nhân bị đau dữ dội kèm chảy máu nên được đưa đi cấp cứu.

5 loại thực phẩm thân thiện với bệnh đái tháo đường

5 loại thực phẩm thân thiện với bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 12 giờ trước

Với các gợi ý dưới đây, người bệnh đái tháo đường có thể kiểm soát bệnh mà không phải bỏ qua những món ăn ưa thích.

Người đàn ông 60 tuổi bất ngờ đau đớn vì thoái hóa khớp do mắc sai lầm này trong lúc đi bộ tập thể dục

Người đàn ông 60 tuổi bất ngờ đau đớn vì thoái hóa khớp do mắc sai lầm này trong lúc đi bộ tập thể dục

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Thoái hoá khớp có liên quan đến tuổi tác, tuy nhiên việc đi bộ tập thể dục với cường độ cao, gây áp lực lên các khớp là nguyên nhân chính khiến khớp gối của ông Minh nhanh bị thoái hoá.

Thanh lọc cơ thể bằng nước ép để giảm cân có tốt không?

Thanh lọc cơ thể bằng nước ép để giảm cân có tốt không?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Trào lưu dùng nước ép được nhiều người coi như một cách để thanh lọc cơ thể sau nhiều ngày Tết ăn uống không lành mạnh hoặc như một cách nhanh chóng để giảm cân. Điều này có thể gây hại cho sức khỏe.

Người đàn ông 30 tuổi tử vong do đột quỵ vì mắc sai lầm này trong lúc tắm

Người đàn ông 30 tuổi tử vong do đột quỵ vì mắc sai lầm này trong lúc tắm

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông tử vong vì đột quỵ đã tắm nước nóng trong đêm để thư giãn. Khi bước ra khỏi phòng tắm, anh đột ngột đau đầu dữ dội và liệt nửa người... Người nhà đưa đến viện nhưng anh không qua khỏi.

Top