F0 vượt qua lo lắng, trầm cảm do mất người thân nhờ hỗ trợ tâm lý
GiadinhNet - Sống trong đại dịch, nhiều người dễ có cảm giác buồn chán, lo sợ và căng thẳng, đặc biệt là những người mắc COVID-19. Trong đó, có những người bị sang chấn tâm lý, trầm cảm vì người thân mất do dịch bệnh.
Anh Lữ Đắc Long, nhà ở Quận 5, TP HCM vốn là một võ sư, nhà báo kiêm cascadeur (diễn viên đóng thế) cho biết, gia đình anh sống trong một hẻm lao động nhỏ.
Những ngày TP HCM có dịch, gia đình anh Long hết sức giữ gìn, không có giao lưu với ai vậy mà không hiểu sao hai vợ chồng anh cùng 2 con trai lần lượt phát hiện bị mắc COVID-19.
"Cả gia đình 4 người đều là F0, thật sự đó là nỗi kinh hoàng. Khi vợ và con trai đầu của tôi dương tính phải đưa đi điều trị trên Củ Chi, tôi hoàn toàn suy sụp. Lúc nhận được điện từ phường thông báo cậu con trai thứ hai của tôi cũng mắc COVID-19, tôi chạy từ trên nhà xuống dọn đồ cho con và bị ngã bất tỉnh luôn", anh Long kể lại.

Anh Lữ Đắc Long điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: BVCC
Ngày 22/6/2021, anh Lữ Đắc Long được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nguyễn Trãi. Tại đây, anh Long được bác sĩ thông báo dương tính với SARS-CoV-2. Sau đó, anh Long trở nặng, anh được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy và sau 43 ngày chiến thắng với SARS-CoV-2, anh Long mới được ra viện.
Khác với anh Lữ Đắc Long, anh Trần Ngọc Hải, phường An Phú, TP Thủ Đức, TP HCM cho biết, anh phát hiện mắc COVID-19 từ ngày 3/8 và đến giờ người đàn ông này nghĩ nguồn lây duy nhất anh có thể mắc đó là từ việc giao nhận hàng. "Lúc biết tin mình dương tính rồi lần lượt đến vợ con, tôi rất là lo lắng. Tuy nhiên, phải khi nhận được tin mẹ tôi mất ở Bệnh viện dã chiến vì COVID-19, tôi mới thật sự sốc. Mất một tuần tôi bần thần, đến bữa ăn không nuốt được. Mỗi ngày đi vào phòng mẹ, tôi không chịu được cảm giác mình vĩnh viễn không còn mẹ", anh Hải nói.
Đây là tâm trạng không chỉ của gia đình F0 anh Lữ Đắc Long hay Trần Ngọc Hải mà là của hầu hết những người khi phát hiện mình vô tình trở thành F0, không rõ nguồn lây từ đâu, khi nào.
Theo bác sĩ Giang Ngọc Thụy Vy - Trưởng Khoa Tâm lý Y học, Bệnh viện Tâm thần TP HCM, hội viên Hội Tâm lý trị liệu Việt Nam, ngay từ khi bắt đầu bùng phát dịch COVID-19, chị thấy không chỉ những nhân viên y tế tuyến đầu phải chịu áp lực mà rất nhiều người dân bị khủng hoảng tinh thần, lo sợ căng thẳng, đặc biệt là khi biết mình và gia đình mắc COVID-19.
Bắt đầu từ tháng 7/2021, bác sĩ Vy đã đồng hành tham gia cùng các bác sĩ điều trị COVID-19, tham vấn tâm lý cho các F0 nhằm giải tỏa căng thẳng, góp phần cổ vũ, hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, để không còn rời rạc mà trở thành một hệ thống hỗ trợ tâm lý, bác sĩ Vy đã đưa ý tưởng sơ cứu tâm lý xã hội trong đại dịch COVID-19 lên Hội Tâm lý Trị liệu Việt Nam.

Một buổi tập huấn Online của các bác sĩ, chuyên gia tâm lý, tình nguyện viên công tác xã hội của Tổng đài 1900 636446.
Chỉ sau 3 ngày kêu gọi đã có 250 tình nguyện viên tham gia. Sau nhiều ngày trăn trở và đưa vào vận hành thử nghiệm hơn 1 tháng, đến ngày 1/9/2021, Hội Tâm lý trị liệu Việt Nam đã công bố chính thức số tổng đài 1900 636446 của chương trình Hỗ trợ tâm lý – xã hội khẩn cấp ra cộng đồng với khoảng 50 người đang trực tiếp tư vấn tâm lý cho người dân, đặc biệt là dành cho các F0. Qua đó, giúp người dân giải tỏa căng thẳng, điều trị tâm lý chứ không phải can thiệp về mặt y tế.
"Khi phát hiện mắc COVID-19, thường người ta hoảng sợ. Họ rối nên họ không tìm được thông tin nào cả hoặc đôi lúc khi họ gọi đến các cơ sở y tế thì máy bận. Do vậy, nhiệm vụ của chúng tôi là giúp họ bình tĩnh, làm sao cho họ hít thở nhanh. Họ được lắng nghe, được chia sẻ cảm xúc lo lắng của mình. Từ đó, chúng tôi sẽ xem nguồn lực nào có thể giúp được họ".
Bác sĩ Giang Ngọc Thụy Vy cho biết, tổng đài 1900 636446 được chia ra làm 2 nhánh. Trong đó nhánh 1 để tư vấn tâm lý cho các trường hợp nhẹ chỉ cần chia sẻ và cung cấp nguồn thông tin, còn nhánh 2 để hỗ trợ, điều trị cho những trường hợp bị khủng khoảng nặng, bị sốc mức độ cao.
Cũng theo bác sĩ Thụy Vy, chị nhận thấy, gần đây mọi người thường tìm đến tổng đài là chia sẻ những vấn đề liên quan đến hậu COVID-19. Thường là hai vợ chồng cùng mắc COVID-19 nhưng người vợ hoặc người chồng qua đời trước, thì sau khi khỏi bệnh trở về nhà thì người còn lại bị khủng hoảng, sang chấn, không chấp nhận người chồng/người vợ và cả con đã mất. Họ chối bỏ sự thật. Lúc này cần ê-kíp là những có kinh nghiệm trong tham vấn tâm lý, sức khỏe tâm thần, gồm bác sĩ tâm thần, bác sĩ đa khoa và cả nhà tâm lý, người làm công tác xã hội.
Thực tế cho thấy, nhiều bệnh nhân F0 đã khỏi bệnh, trở về nhà và đã hoàn thành cách ly, song vẫn bị các triệu chứng của COVID-19 điển hình như: Chỉ số SpO2 lên cao - thấp thất thường, nhịp thở rối loạn do sang chấn tâm lý, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, người bệnh âu lo kéo dài, trầm cảm… Đến nay, Tổng đài 1900 636446 tiếp nhận khoảng 50% là các cuộc gọi của F0.
"Tổng đài của chúng tôi xây dựng mong muốn rằng người dân hiểu mình không cô độc trong dịch bệnh. Quan trọng là họ được lắng nghe, được trải lòng cảm xúc thì tự nhiên cảm xúc lo lắng sẽ dịu lại, không bị leo thang. Từ đó họ sẽ sáng suốt nhìn lại vấn đề, tìm được giải pháp nhanh", bác sĩ Giang Ngọc Thụy Vy cho hay.
Kim Vân

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 12 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Xuất hiện virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga
Y tế - 1 ngày trướcTheo phóng viên TTXVN tại Moskva, một loại virus chưa rõ nguồn gốc đã xuất hiện ở Nga, với các triệu chứng bao gồm ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính.

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế để thực hiện công tác khám, chữa bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn; Phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...

Phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc nâng cao nhận thức, phòng ngừa ung thư do HPV
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Chiến dịch truyền thông toàn quốc ‘Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV’ đã được Bộ Y tế phát động vào sáng ngày 29/3. HPV là một loại vi rút có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo…

Triển lãm công nghệ AI: "Vì một Việt Nam không gánh nặng bệnh tật bởi HPV"
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sáng ngày 29/3, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội đã diễn ra lễ phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc "Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV" thu hút hàng chục nghìn người tham dự.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tếGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…