Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ghép tế bào gốc máu dây rốn: Cơ hội mở ra cho hàng ngàn bệnh nhân tan máu bẩm sinh

Thứ hai, 08:50 17/08/2015 | Y tế

GiadinhNet - Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vừa tiến hành ca ghép tế bào gốc máu dây rốn cho một bệnh nhi. Đây là ca ghép tế bào gốc thứ 166 của Viện nhưng là trường hợp đầu tiên một bệnh nhân tan máu bẩm sinh (Thalassemia) được thực hiện công nghệ này tại đây. Các y, bác sỹ đang hồi hộp chờ đợi kết quả của ca ghép với hy vọng đây sẽ là bước mở đầu tốt đẹp cho hàng ngàn bệnh nhân tan máu bẩm sinh trên cả nước có cơ hội sống khỏe mạnh.

 

Bệnh nhi đã ổn định sức khỏe sau ca ghép và đang được các y, bác sỹ chăm sóc, theo dõi (ảnh do Viện huyết học – Truyền máu Trung ương cung cấp).
Bệnh nhi đã ổn định sức khỏe sau ca ghép và đang được các y, bác sỹ chăm sóc, theo dõi (ảnh do Viện huyết học – Truyền máu Trung ương cung cấp).

 

Dùng mẫu máu cuống rốn của em ghép cho anh trai

Bệnh nhân đặc biệt này 3 tuổi, quê ở Hà Nam được phát hiện mắc bệnh Thalassemia từ nhỏ, đã được điều trị, truyền máu nhiều lần tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương. Mẫu tế bào gốc máu dây rốn ghép cho bệnh nhân được lấy từ máu cuống rốn của em gái sinh cách đây 2 tháng.

Theo Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, gia đình bệnh nhi khi biết con trai mình mắc bệnh, được sự tư vấn của các y, bác sỹ, họ đã quyết định tiếp tục sinh thêm với hy vọng tế bào dây rốn của em bé thứ hai sẽ tăng thêm cơ hội cho anh trai thoát khỏi căn bệnh tan máu bẩm sinh.

Trong quá trình người mẹ mang thai, các chuyên gia đã tiến hành chọc ối để xét nghiệm hai yếu tố: Một là xem thai nhi có mắc bệnh Thalassemia không? Hai là các chỉ số của thai nhi có sự hòa hợp với bệnh nhân không? Kết quả cuối cùng cho thấy, thai nhi không mắc bệnh Thalassemi và có sự hòa hợp hoàn toàn với bệnh nhân. Chính vì vậy, sau khi sinh gia đình đã quyết định dùng mẫu máu cuống rốn của em gái để ghép cho anh trai.

Theo TS Trần Ngọc Quế - Phó Giám đốc Trung tâm tế bào gốc (Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương), nếu nguồn tế bào gốc máu dây rốn của người cho cùng huyết thống với người nhận thì khi ghép sẽ cho kết quả tốt hơn rất nhiều so với các nguồn tế bào gốc khác. Còn ThS.BS Nguyễn Bá Khanh, Trung tâm Tế bào gốc (Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương) cho hay: “Nếu bệnh nhân không được chỉ định ghép tế bào gốc thì tiên lượng sẽ rất xấu, đặc biệt là phải truyền máu suốt đời. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ gặp một số biến chứng như quá tải sắt (vì truyền máu nhiều lần), nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và suy các cơ quan chức năng như gan, lách, thận...”.

Các chuyên gia cũng cho biết, khác với các phẫu thuật hay phương pháp điều trị khác, ghép tế bào gốc phải sau ít nhất 2-3 tháng mới cho kết quả chính xác nhất là có thành công hay không. Hiện bệnh nhi nói trên khá ổn định về sức khỏe và đang được chăm sóc ở chế độ đặc biệt.

Được ghép sớm, chi phí sẽ giảm hơn rất nhiều

Thông thường, một ca ghép tế bào gốc có chi phí từ 400 – 600 triệu đồng, có ca lên tới hơn 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, ca ghép tế bào gốc lần này của bệnh nhi bị bệnh Thalassemia chỉ hết hơn 30 triệu đồng cho mẫu tế bào gốc máu dây rốn này.

Lý giải về sự khác nhau trong chi phí, các chuyên gia Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, gia đình bệnh nhi đã xác định được bệnh của con trai mình và chủ động gửi cuống rốn của em bé mới sinh theo hình thức dịch vụ. Sau đó, ca ghép lại được tiến hành sớm. Vì vậy, chi phí mẫu tế bào gốc máu dây rốn ghép cho bệnh nhi này thấp. Các bác sỹ đang chờ đợi kết quả từ ca ghép này bởi hiện Việt Nam có tới 10 triệu người mang gen bệnh Thalassemia.

Thalassemia là căn bệnh di truyền qua gen làm hồng cầu vỡ, người bệnh liên tục bị thiếu máu. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể. Người mắc bệnh này phải điều trị suốt đời và nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ sẽ có nhiều biến chứng khiến chậm phát triển, giảm sức học tập, lao động, trí tuệ không minh mẫn…

Ước tính khoảng 7% dân số thế giới mang gen bệnh này. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc và mang gen bệnh cao với ước tính có trên 10 triệu người mang gen bệnh; Hơn 20.000 bệnh nhân tan máu bẩm sinh đang cần được điều trị. Riêng tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, hiện quản lý hơn 1.500 bệnh nhân mắc căn bệnh này đến từ 20 tỉnh, thành khu vực phía Bắc. Hàng năm các chuyên gia ở đây đón và tư vấn cho hơn 5.000 lượt người từ khắp nơi trên cả nước. Bệnh Thalassemia ở nước ta thường gặp nhiều nhất tại các vùng miền núi. Hiện chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh, chủ yếu là điều trị triệu chứng suốt đời.

 

Tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân - việc làm hết sức cần thiết

“Thalassemia là vấn đề của toàn xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, đời sống và tương lai của giống nòi. Nếu hai người bị bệnh mức độ nhẹ kết hôn với nhau, khi sinh con có 25% khả năng con bị bệnh Thalassemia mức độ nặng (do nhận được cả gen bệnh của bố và mẹ truyền cho); 50% khả năng con bị mức độ nhẹ hoặc là người mang gen (do nhận được một gen bệnh từ bố hoặc mẹ truyền cho) và 25% khả năng con bình thường. Qua đây, có thể khẳng định việc khám, tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân là một việc làm hết sức cần thiết…”.

GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Chủ tịch Hội Tan máu bẩm sinh Việt Nam

Hoàng Phương/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 16 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 17 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 1 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Top