Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gia cảnh bần hàn của cặp vợ chồng cao tầm 1m

Thứ hai, 10:07 17/10/2016 | Vòng tay nhân ái

GiadinhNet - Người chồng chỉ cao chừng 1m bị thiểu năng trí tuệ, bệnh tật triền miên. Người vợ nhỉnh hơn chồng một chút. Bản thân chị cũng bị thần kinh nhưng nhiều năm nay trở thành trụ cột gia đình để mưu sinh giữa bao thứ bệnh tật mắc phải. Đó là hoàn cảnh của gia đình chị Vương Thị Lường (SN 1966, ở thôn 1, xóm Đồng Găng, xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội).

Chị Lường đau yếu vẫn tần tảo sắp đồ đi chợ bán. Ảnh: P.T
Chị Lường đau yếu vẫn tần tảo sắp đồ đi chợ bán. Ảnh: P.T

Hai con người bất hạnh nương tựa vào nhau

Nhận được đơn xin trợ cấp gửi đến chuyên mục Vòng tay Nhân ái, để hiểu rõ hơn hoàn cảnh của gia đình chị Vương Thị Lường, chúng tôi đã tìm đến địa phương nơi gia đình cư trú. Hỏi thăm tới hoàn cảnh nhà chị Lường, ai cũng xót xa. Một người chỉ đường cho chúng tôi nói: “Gia đình họ thuộc diện hộ nghèo có truyền thống ở xã. Họ không chỉ nghèo mà còn bệnh tật suốt, tội nghiệp lắm… Đi lên nhà họ dốc cao không quen khó đi lắm”.

Quả thực, con đường lên nhà chị Lường khá khó khăn. Phải đi hết con dốc cao gần như dựng đứng của núi Đồng Găng, chúng tôi mới tới được nhà anh chị. Căn nhà tình thương tuềnh toàng, trống hoác chẳng có gì đáng giá nằm trơ trọi ở đỉnh núi. Ngồi trước mặt chúng tôi là một phụ nữ 50 tuổi thấp bé, chân bước thấp bước cao, trên gương mặt hằn lên bao nỗi lo âu của những tháng ngày khó khăn trong cuộc sống. Chị Lường kể, chị là con thứ 5 trong gia đình 7 anh chị em. Sinh ra chị đã không được khỏe mạnh, đôi mắt chỉ nhìn thấy mờ mờ. Đến tuổi trưởng thành, chị cũng chỉ cao tầm 1m. Tủi mình phận bạc nên chị chẳng dám nghĩ đến chuyện chồng con. Nhưng đến năm 35 tuổi nhờ mai mối, chị đã có được một “tấm chồng” tránh cảnh chăn đơn, gối chiếc.

Người chồng của chị hơn một tuổi, anh chỉ cao chừng 1m (thấp hơn chị). Không những thế, anh còn bị thiểu năng trí tuệ từ nhỏ. Mỗi khi lên cơn, anh lại nằm vật ra đất, giật đùng đùng, đánh vợ. Do bệnh tật hay tái phát nên anh không làm được việc nặng, thi thoảng chỉ giúp vợ việc lặt vặt lúc tỉnh táo. 51 tuổi, anh Lộc chỉ cao bằng đứa trẻ 6-7 tuổi, nhìn mặt cứ đờ đẫn lại mắc đủ bệnh xơ gan, trĩ, viêm tai giữa… ở giai đoạn nặng.

Chồng không có khả năng lao động, mọi việc đều dồn lên vai chị Lường. Khó khăn càng chồng chất từ năm 2014, khi bố chồng chị bị tai biến nằm liệt giường. Hết chăm bố chị lại phải chăm lo cho chồng bệnh tật, con ăn học, bởi vậy trông chị già hơn nhiều so với tuổi thực.


Hai vợ chồng anh chị Lường. Ảnh PT

Hai vợ chồng anh chị Lường. Ảnh PT

Khi chúng tôi tới thăm, bố chồng chị Lường vừa qua đời được ít ngày. Sau khi đưa chúng tôi đến thắp hương cho ông, chị Lường kể, ngày trước, bốn miệng ăn chỉ có hơn 1 sào ruộng, nên giáp hạt năm nào cũng phải đi ăn vay. Sinh hoạt gia đình, thuốc thang của cả nhà trông vào gánh hàng của chị. Mỗi ngày từ 5 giờ sáng, chị phải dậy để chất lên chiếc xe đạp cũ kĩ nào bu gà, thúng, mủng, chổi… lò dò từng bước chân xuống con đường đồi dựng đứng đem ra chợ bán. May mắn buôn bán còn được 30.000đồng/ngày, ngày nào không bán được lỗ cả tiền vé chợ. Dù vậy, chị vẫn tần tảo đem hàng đi bán, bất kể ngày nắng hay ngày mưa.

Được hàng xóm mách, chị Lường còn nhận thêm khâu lược áo len thuê những lúc rảnh rỗi, mỗi chiếc được trả công 500 đồng. Chăm chỉ khâu, mỗi ngày hai mẹ con chị cũng khâu được vài chục chiếc. Dù vậy cũng chẳng tránh được cảnh đói ăn, nhất là ngày chị đau nặng nằm một chỗ. Có khi gia đình cầm cự ăn mì gói cả tuần, thương tình bà con làng xóm người cho vài cân gạo, củ sắn, củ khoai.

Chị Lường sức khỏe giờ yếu, mắc đủ các thứ bệnh như bướu cổ, huyết áp cao, giảm thị lực. Gần đây, chân chị bước thấp bước cao, đi lại khó khăn vì bệnh khớp tái phát. Biết mình có bệnh nhưng không có tiền nằm viện điều trị nên mỗi lần thấy đau, chị chỉ ra trạm xá xã mua thuốc về uống cầm chừng. Không những vậy, căn bệnh bướu cổ ngày một nặng, bác sĩ đã mấy lần yêu cầu chị làm phẫu thuật nhưng chưa khi nào chị dám nghĩ tới chuyện đến bệnh viện để điều trị cho tới nơi tới chốn. Chị bảo: “Mình đau thật đấy nhưng lấy đâu tiền để chữa. Thuốc của chồng đã hết nửa tháng nay mà tôi chưa vay đâu được tiền để mua tiếp”.

Chỉ lo con sẽ thất học

Giấy xác nhận hộ nghèo của chị Lường.
Giấy xác nhận hộ nghèo của chị Lường.

Là hộ nghèo của xã Tân Hòa nhiều năm nay, căn nhà của anh chị hiện cũng là nhờ tình thương của mọi người. Chị Lường cho biết, năm 2014, thương hoàn cảnh gia đình nhà chị sống trong căn nhà lụp xụp, dột nát, các ban, ngành của xã đã đóng góp, xây cho một căn nhà tình thương nho nhỏ. Hiện hàng tháng gia đình được trợ cấp 525.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, khoản tiền trợ cấp ít ỏi chẳng đủ tiền thuốc thang cho chồng, khiến chị chẳng dám nghĩ đến việc phải chạy chữa cho mình hay nghỉ một buổi chợ.

Nhắc tới ngôi nhà tình thương, chị Lường giật mình nhớ tới khoản nợ 20 triệu đồng vay để phụ thêm vào. Không có giếng nước, ngoài ít nước mưa dự trữ để nấu ăn, suốt 15 năm trời phải thay phiên nhau xin nước xách từ hàng xóm về rồi đợi khi trời tối hẳn, cả nhà mới dám ra sau nhà tắm rửa. Khổ quá, vay mượn mãi năm ngoái chị mới làm xong cái giếng và nhà tắm mà giờ chẳng biết khi nào trả được khi cả đời chị dù cực nhọc mưu sinh cũng thiếu trước hụt sau.

Hạnh phúc lớn nhất của đôi vợ chồng cao tầm 1m này có lẽ là cô con gái Vương Thị Thùy Linh (SN 2001) may mắn phát triển bình thường, ngoan ngoãn rất chăm chỉ học hành. Dù nghèo nhưng chị vẫn cố cho con ăn học đến nơi đến chốn, mong muốn sau này con mình đỡ vất vả. “Tôi chỉ mong chồng không phát bệnh nhiều nữa, con gái không phải nghỉ học là tôi mừng lắm rồi. Biết mình mang bệnh nặng, nhưng nhà chẳng có cái mà ăn nói gì đến chữa bệnh. Thà chấp nhận hy sinh bản thân mình, để cho con được tiếp tục đến trường”, chị Lường nghẹn ngào cho biết.

Nói rồi nhìn đứa con gái tội nghiệp ngồi bệt dưới đất học bài, bởi đến cái bàn học chị cũng không mua được cho con, nước mắt chị lại trào ra. Ước muốn ấy của chị có thể chẳng bao giờ thành hiện thực vì “trụ cột” ấy sức khỏe giờ quá yếu lại không được chữa trị.

Anh Vương Sỹ Thái, Trưởng thôn 1, xóm Đồng Găng ái ngại cho biết: “Gia đình chị Lường là hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhiều năm qua vẫn chưa thoát nghèo của địa phương. Bản thân chị bệnh tật, chồng cũng ốm đau bệnh tật suốt. Địa phương có hỗ trợ nhưng nói thật cũng chẳng thấm vào đâu cả. Qua đây tôi cũng tha thiết kính mong quý báo cùng các cấp ban, ngành và nhà hảo tâm giúp đỡ gia đình anh chị Lường để có điều kiện đi chữa bệnh…”.

Mọi sự giúp đỡ gia đình chị Vương Thị Lường - Mã số 224 - xin gửi về:

1. Chị Vương Thị Lường, thôn 1, xóm Đồng Găng, xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội

2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.net.vn. Đề gửi:Mã số 224

3. Ủng hộ trực tiếp tại Qũy "Vòng tay nhân ái", tòa soạn Báo Gia đình & Xã hội. Địa chỉ 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Đề gửi: Mã số 224

Mọi thắc mắc, xin gửi tới email: phuongthuangdxh@yahoo.com hoặc số điện thoại 0975.839.126

4. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Vietinbank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 102010001362871 , Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

5. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Agribank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 1303 201 045 980 . Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Hà Thành, Hà Nội.

6. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng TMCP Ngoại thương Vietcombank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 0611001911287 . Ngân hàng TMCP Ngoại thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

7. Ủng hộ USD qua ngân hàng Vietinbank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 102020000189568 , Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE

Swift Code: ICBVVNVX

Further credit to: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE - BADINH BRANCH

Swift Code: ICBVVNVX124

- Thông tin người nhận:

Beneficiary name: Báo Gia đình và Xã hội

Account Number: 102020000189568

Đề gửi Mã số 224

Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
MS 996: Xin giúp đỡ cô bé dân tộc Mông cần tiền điều trị gấp vì viêm màng não nặng

MS 996: Xin giúp đỡ cô bé dân tộc Mông cần tiền điều trị gấp vì viêm màng não nặng

Cảnh ngộ - 18 giờ trước

GĐXH – Sau ca phẫu thuật cấp cứu, Dạy đã vượt qua cửa tử nhưng hiện giờ vẫn phải theo dõi sát sao vì viêm màng não nặng. Hiện tại, gia đình con đang rất cần sự giúp đỡ của mọi người vì hoàn cảnh khó khăn, dưới còn một người em bị bệnh động kinh.

Hơn 25 triệu được trao tới người mẹ ung thư có con nhỏ bệnh tật

Hơn 25 triệu được trao tới người mẹ ung thư có con nhỏ bệnh tật

Kết chuyển - 2 ngày trước

GĐXH - Nhận tiền hỗ trợ của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống, chị Liễn vui mừng gửi lời cảm ơn tới quý báo và các nhà hảo tâm đã quan tâm, giúp đỡ gia đình chị.

MS 995: Cả vợ và con được chẩn đoán bệnh nặng cùng lúc, người đàn ông dân tộc cầu cứu sự giúp đỡ của mọi người

MS 995: Cả vợ và con được chẩn đoán bệnh nặng cùng lúc, người đàn ông dân tộc cầu cứu sự giúp đỡ của mọi người

Cảnh ngộ - 6 ngày trước

GĐXH – Giữa những ngày tháng này, anh Giàng A Tranh – người dân tộc Mông ở bản Huổi Toóng I, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đang phải gánh trên vai nỗi đau cùng áp lực rất lớn khi cùng lúc cả vợ và con đều mắc bệnh nặng.

MS 994: Mồ côi từ nhỏ, người đàn ông giờ lại khốn đốn vì bệnh tật, cần sự chung tay của cộng đồng

MS 994: Mồ côi từ nhỏ, người đàn ông giờ lại khốn đốn vì bệnh tật, cần sự chung tay của cộng đồng

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH – Mất bố mẹ từ khi mới 5 tuổi, anh Khang đã kiên cường để có cho mình một cuộc sống tốt đẹp với tổ ấm nhỏ. Nhưng hiện giờ, bệnh tật bủa vây khiến người đàn ông này lâm vào cảnh khốn đốn. Con nhỏ của anh có thể lại chịu cảnh mồ côi giống bố.

MS 993: Xót thương bé gái 1 tuổi cần tiền phẫu thuật hậu môn nhân tạo

MS 993: Xót thương bé gái 1 tuổi cần tiền phẫu thuật hậu môn nhân tạo

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH - Mới được 1 ngày tuổi, bé Khánh Phương đã phải làm phẫu thuật đặt hậu môn nhân tạo. Sớm phải mang hậu môn nhân tạo, giờ gia đình bé lại gặp khó khăn khi chi phí điều trị tốn kém, không có tiền để cho con phẫu thuật theo lịch.

MS 992: Tương lai mịt mờ của hai đứa nhỏ khi mẹ suy thận nặng

MS 992: Tương lai mịt mờ của hai đứa nhỏ khi mẹ suy thận nặng

Vòng tay nhân ái - 3 tuần trước

GĐXH – Chi phí điều trị căn bệnh suy thận giai đoạn cuối tốn kém khiến vợ chồng anh Tám đang rơi vào cùng cực. Thiếu thốn về cả vật chất và tinh thần, hai đứa con nhỏ của anh chị đứng trước nguy cơ thất học.

MS 991: Xót thương gia cảnh nam thanh niên bị chấn thương sọ não nặng sau tai nạn giao thông

MS 991: Xót thương gia cảnh nam thanh niên bị chấn thương sọ não nặng sau tai nạn giao thông

Cảnh ngộ - 3 tuần trước

GĐXH - Mới vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự hơn một tháng và hiện vẫn chưa có việc làm ổn định để trang trải cuộc sống, không may anh Chung lại bị chấn thương sọ não vì tai nạn. Anh đang cần sự giúp đỡ của mọi người vì hoàn cảnh khó khăn, trên còn một người anh bị thiểu năng cần sự chăm sóc đặc biệt.

MS 990: Xót thương bé trai bị cơ tim phì đại cần sự giúp đỡ của cộng đồng

MS 990: Xót thương bé trai bị cơ tim phì đại cần sự giúp đỡ của cộng đồng

Cảnh ngộ - 4 tuần trước

GĐXH – Cơ thể nhỏ bé của Phúc An đang oằn mình trong đau đớn vì bệnh cơ tim phì đại dẫn tới suy tim. Hiện con đang rất cần sự chung tay của cộng đồng khi gia đình quá khó khăn.

Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn từ ngày 01/02/2025 - 28/02/2025

Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn từ ngày 01/02/2025 - 28/02/2025

Kết chuyển - 1 tháng trước

GĐXH - Từ ngày 01/12/ 2024 - 31/12/2024, Chương trình Vòng tay nhân ái (Báo Sức khỏe và Đời sống) tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của bạn đọc dành cho các cảnh đời kém may mắn. Chúng tôi xin gửi tới các quý bạn đọc hảo tâm danh sách ủng hộ cụ thể và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của quý bạn đọc.

MS 989: Người phụ nữ đáng thương có chồng mất vì tai nạn, con gái không nói được và dần mất khả năng vận động

MS 989: Người phụ nữ đáng thương có chồng mất vì tai nạn, con gái không nói được và dần mất khả năng vận động

Cảnh ngộ - 1 tháng trước

GĐXH – Đó là hoàn cảnh của bà Trần Thị Quyến ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Mất chồng vì tai nạn, người góa phụ này đang rất lo sợ mất thêm con khi con bà không nói được và dần mất khả năng vận động vì bệnh bao sơ thần kinh.

Top