Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Già hóa” dân số: Biến thách thức thành cơ hội để phát triển

Thứ ba, 14:00 18/07/2017 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - “Già hóa” dân số không chỉ tác động tới người cao tuổi (NCT) mà còn tác động sâu rộng tới tất cả các nhóm dân số và toàn xã hội. Vì vậy, cần xây dựng và thực hiện khung chính sách toàn diện; cải thiện hệ thống an sinh xã hội; điều chỉnh hệ thống y tế để đáp ứng nhu cầu của NCT và phù hợp với bối cảnh của mỗi quốc gia. Những nội dung quan trọng đó được đưa ra trong Hội thảo quốc tế Thích ứng với “già hóa” dân số, được tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày ngày 17-18/7.

Toàn cảnh Hội thảo quốc tế thích ứng với “già hóa” dân số. Ảnh: Quang Huy
Toàn cảnh Hội thảo quốc tế thích ứng với “già hóa” dân số. Ảnh: Quang Huy

Thế giới sẽ có khoảng 2 tỷ NCT vào năm 2050

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết: “Già hóa” dân số là một trong những biến đổi nhân khẩu lớn nhất trên thế giới hiện nay. Trung bình cứ 1 giây có 2 người bước vào tuổi 60, tức mỗi năm thế giới có thêm khoảng 58 triệu người trên 60 tuổi. Trung bình cứ 9 người sẽ có 1 người trên 60 tuổi và tỷ số này sẽ là 5:1 vào năm 2050. Thế giới hiện nay có khoảng 901 triệu NCT năm 2015, chiếm 12,3% dân số thế giới và sẽ tăng lên hơn 2 tỷ người vào năm 2050, chiếm 22% dân số thế giới. Trong đó, hơn 60% NCT trên 60 tuổi hiện đang sống ở các nước đang phát triển, nhất là khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đây cũng là khu vực có tốc độ “già hóa” dân số nhanh nhất thế giới.

Theo Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn, dân số các nước thành viên APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương) chiếm 40,5% tổng dân số thế giới nhưng chiếm tới gần 50% tỷ trọng NCT trên thế giới. Hầu hết các nền kinh tế APEC đã và đang đối mặt với “già hóa” dân số, trong đó, một số quốc gia có số lượng và tỷ trọng NCT lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản…

Là một nền kinh tế thành viên APEC, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” dân số từ năm 2011 và được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ “già hóa” dân số nhanh nhất thế giới. Lý giải về nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, ông Nguyễn Văn Tân – Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cho biết: Có hai yếu tố chính dẫn đến tốc độ “già hóa” dân số diễn ra nhanh chóng tại Việt Nam. Thứ nhất, trong những năm qua, kinh tế nước ta đã có những bước phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện kéo theo tuổi thọ trung bình của người dân cũng tăng lên và tăng nhanh hơn so với mặt bằng chung của thế giới. Nếu tính trong vòng khoảng 60 năm qua, trung bình thế giới tăng khoảng 23 tuổi thì Việt Nam tăng 33 tuổi (từ 40 tuổi năm 1960 lên 73,3 tuổi năm 2015).

Thứ hai, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong chương trình DS-KHHGĐ, trong đó, đáng chú ý là mức sinh giảm rõ rệt, tỷ lệ trẻ em sinh ra thấp trong khi tỷ trọng NCT ngày càng tăng. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 10,1 triệu NCT, chiếm 11% dân số. Riêng số người từ 80 tuổi trở lên là 2 triệu người. Dự báo đến năm 2030, tỷ trọng NCT Việt Nam chiếm 18% và năm 2050 là 26%. Nếu như các nền kinh tế phát triển mất vài thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ để chuyển từ giai đoạn “già hóa” dân số sang giai đoạn “dân số già” thì Việt Nam chỉ mất từ 15 đến 18 năm.

Cơ hội và thách thức của “già hóa” dân số

Theo ông Nguyễn Văn Tân, hiện nay, khoảng 70% NCT Việt Nam sống ở nông thôn là nông dân và làm nông nghiệp; trên 70% NCT không có tích lũy vật chất và chỉ có chưa đầy 30% NCT sống bằng lương hưu hay trợ cấp xã hội. Bên cạnh đó, đa phần NCT phải đối mặt với gánh nặng “bệnh tật kép”, chủ yếu là các bệnh mãn tính không lây nhiễm như: Đái tháo đường, đột quỵ, tắc nghẽn mạch phổi, thoái hóa khớp, sa sút trí tuệ… phải điều trị suốt đời. Tuy nhiên, có một thực tế là khoảng 30% NCT tại Việt Nam không có bất cứ loại bảo hiểm y tế nào, đồng nghĩa với việc 70% NCT sẽ phải tự chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình, trong khi giá các dịch vụ đang ngày một tăng.

Ông Nguyễn Văn Tân cũng cho biết thêm, Việt Nam đã có nhiều chính sách dành cho NCT như Luật về NCT, có một số tổ chức chuyên chăm lo cho NCT, tổ chức phối hợp các cơ quan khác nhau để tiến hành việc chăm sóc sức khỏe NCT như Hội NCT, Ủy ban Quốc gia về NCT. Bên cạnh đó, nước ta đã có nhiều cơ chế để huy động NCT tham gia vào quá trình phát triển của xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc cần phải làm như làm sao để Luật về NCT ngày càng hoàn thiện hơn, có tính khả thi và phát huy tác dụng trong cuộc sống; quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng cơ sở vật chất, chăm lo cuộc sống của NCT; có chính sách phù hợp để NCT khi hết tuổi lao động vẫn có điều kiện đáp ứng tối thiểu nhu cầu của cuộc sống.

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Nguyễn Hải Đạt – cán bộ Tổ chức Lao động quốc tế cho biết: Ở châu Á, số NCT được hưởng hưu trí tuổi già chỉ chiếm khoảng 20-40% tổng số NCT, trong đó, ở các nước Đông Nam Á, con số này còn thấp hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe còn nhiều hạn chế, ngay cả khi các dịch vụ đó là miễn phí. Do đó, để ứng phó với một xã hội “già hóa” dân số, đảm bảo chế độ an sinh xã hội cho NCT cần có sự vào cuộc, chung tay của cả hệ thống chính trị và toàn thể cộng đồng. Trong đó, có thể khuyến khích NCT tham gia nhiều hơn vào công việc để tiếp tục đóng góp cho nền kinh tế của đất nước theo hướng tạo điều kiện làm việc lành mạnh, an toàn; cải thiện khả năng đáp ứng của các dịch vụ công việc nhà nước cho nhu cầu của người lao động lớn tuổi; chống lại những thành kiến và phân biệt đối xử về tuổi tác, cải thiện thái độ với NCT nói chung…

Theo bà Mary Beth Arensberg – Tập đoàn Abbott (Hoa Kỳ), tuổi thọ cao hơn mang lại nhiều cơ hội cho NCT, gia đình và cả cộng đồng. Các doanh nghiệp có thể đạt được nhiều thành công hơn khi họ đầu tư, phát triển những cơ hội này bằng cách hiểu rõ về sự phân bố của NCT như là những khách hàng và coi họ là những tài sản thay vì nghĩ họ là gánh nặng của xã hội. Do đó, nhà nước cần xem xét việc thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia vào quá trình trình tạo lập các chính sách bền vững giúp phát triển các sản phẩm cho NCT. Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các chương trình hợp tác công/tư để tăng cường chất lượng chăm sóc, quảng bá sức khỏe tuổi già, hạn chế các bệnh không lây nhiễm, nâng cao sức khỏe cho cả cộng đồng.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn, sự chuyển đổi nhân khẩu học do “già hóa” dân số đang và sẽ tạo ra những tác động rất lớn đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc như sự tăng trưởng kinh tế; lao động việc làm; chăm sóc y tế; an sinh xã hội; sự chuyển dịch các dòng di cư; thiết kế hạ tầng. Do đó, để xây dựng xã hội thích ứng với “già hóa” dân số, trước hết cần thay đổi nhận thức của người dân về NCT, nghĩa là NCT không phải là gánh nặng mà một nguồn lực của gia đình, cộng đồng. Theo đó, “già hóa” dân số vừa là thách thức nhưng cũng đem lại những cơ hội không nhỏ đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 55 phút trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Rụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Trẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Một trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Top