Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh: ”Phải bình tĩnh, ứng xử phù hợp”

GiadinhNet - “Đây là một vấn đề liên quan đến văn hóa, phong tục, tập quán của người dân đã có từ hàng nghìn năm nên không thể nóng vội mà phải làm từng bước, huy động cả hệ thống chính trị tham gia và thực hiện đồng bộ các giải pháp. Các giải pháp này được xây dựng từ những thực tiễn đặc thù của Việt Nam và được đúc kết từ bài học kinh nghiệm các nước” – TS Dương Quốc Trọng nhấn mạnh.

Vì sự phát triển bền vững của đất nước, hãy coi con gái cũng như con trai và nuôi dạy con cháu chúng ta trở thành những công dân có ích cho xã hội, đất nước. Ảnh: Dương Ngọc
 
LTS: Trước vấn đề “nóng” về thực trạng mất cân bằng tỉ số giới tính khi sinh (TSGTKS), ngay từ đầu năm 2012, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo Bộ Y tế phải làm việc ngay với Tỉnh uỷ, HĐND, UBND 10 tỉnh, thành phố có TSGTKS cao để tìm các phương hướng giải quyết, khống chế tốc độ gia tăng TSGTKS. Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Y tế tổ chức Hội thảo Quốc gia về vấn đề mất cân bằng GTKS vào ngày 3/11. Nhân dịp này, Báo GĐ&XH có bài phỏng vấn TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế xung quanh vấn đề này.
 
Không nằm ngoài dự báo
 
Theo số liệu thu thập được, năm 2012 mức sinh có xu hướng tăng đột biến. Ông có dự báo gì cho vấn đề mất cân bằng TSGTKS trong năm nay?

- Đúng là theo số liệu thống kê báo cáo chuyên ngành của Tổng cục DS-KHHGĐ thì số trẻ sinh ra trong 8 tháng đầu năm 2012 tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2011. Theo quan niệm của người Á Đông, năm 2012 là năm con Rồng, được coi là “năm đẹp” để sinh con và nhất là con trai nên rất nhiều người đã chọn năm này để sinh con. Ngay từ đầu năm 2012, chúng tôi đã cảnh báo về vấn đề này và đến giữa năm, khi sơ kết tình hình thực hiện công tác DS-KHHGĐ 6 tháng đầu năm, kết quả cũng không ngoài dự báo.

Tuy nhiên, đứng trước hiện tượng này, chúng ta cũng cần bình tĩnh để xem xét, nhận định và có những phản ứng sao cho phù hợp. Việt Nam đã đạt được mức sinh thay thế vào năm 2006 và kể từ đó đến nay, mặc dù tổng tỉ suất sinh có năm tăng hơn, có năm giảm hơn năm trước một chút song xu hướng chung trong giai đoạn vừa qua là đi xuống. Hiện tại, tổng tỉ suất sinh của nước ta đã là dưới 2 con (1,99 con năm 2011) nên mặc dù số trẻ sinh ra trong năm nay có thể tăng hơn so với năm 2011 nhưng không vì thế tạo ra sự đột biến và làm đảo ngược xu hướng của mức sinh.

Về vấn đề TSGTKS tôi phải khẳng định ngay rằng, Việt Nam đang nằm trong quỹ đạo gia tăng TSGTKS. Kể từ năm 2006 đến nay, tỉ số này luôn trên 110 và xu hướng này còn tiếp tục tăng. Chúng ta cố gắng khống chế tốc độ gia tăng TSGTKS và bước đầu cũng đã có kết quả: Giai đoạn 2006 - 2008, TSGTKS tăng 1,15 điểm phần trăm/1 năm; Giai đoạn 2009 đến nay, TSGTKS tăng 0,6 điểm phần trăm/1 năm. Tuy nhiên với mức tăng đó vẫn là quá cao và cần phải giảm mạnh hơn nữa.

Vấn đề mất cân bằng GTKS ở Việt Nam đã diễn ra khá nhanh và phức tạp trong những năm gần đây và chưa có xu hướng giảm. Xin ông cho biết, làm thế nào để có thể đạt được mục tiêu tỉ số GTKS không vượt quá 113/100 vào năm 2015?

- Chiến lược DS-SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và Chương trình mục tiêu Quốc gia về DS-KHHGĐ giai đoạn 2012-2015 mà Thủ tướng Chính phủ mới phê duyệt đã đặt ra mục tiêu: Khống chế tốc độ gia tăng TSGTKS để đến năm 2015, tỉ số này ở dưới mức 113 và năm 2020 là dưới mức 115.

Nhiệm vụ của chúng ta là từng bước khống chế tốc độ gia tăng TSGTKS hàng năm (dưới 0,5 điểm phần trăm/năm) và tiến tới đưa về mức cân bằng tự nhiên (104-107) sau năm 2020. Để đạt TSGTKS dưới mức 113 vào năm 2015 là rất khó khăn, do đó ngay từ bây giờ chúng ta cần có nhiều giải pháp quyết liệt, triệt để. Đó là: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động cùng với hỗ trợ an sinh xã hội và thực hiện bình đẳng giới; Can thiệp bằng chính sách, pháp luật liên quan đến giới và GTKS như nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi, thực hiện bình đẳng giới, điều chỉnh mức sinh… thông qua việc hoàn thiện, điều chỉnh chính sách pháp luật và tăng cường việc thực thi chính sách, pháp luật; Xây dựng, triển khai các đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng GTKS tại cộng đồng.

Thông qua Hội thảo lần này, chúng tôi tin tưởng rằng, với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính phủ và đặc biệt là đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, chúng ta sẽ có một sự cam kết chính trị mạnh mẽ hơn nữa từ Trung ương tới cơ sở. Ngành Dân số sẽ được tăng cường đầu tư mạnh mẽ hơn nữa qua các chương trình mục tiêu quốc gia, Thủ tướng Chính phủ sẽ sớm phê duyệt Đề án kiểm soát mất cân bằng GTKS giai đoạn 2012 - 2020 bằng nguồn ngân sách riêng, không thuộc CTMTQG. Tổ chức bộ máy của ngành Dân số sẽ sớm được kiện toàn, đủ mạnh để triển khai các nhiệm vụ của Ngành bởi những vấn đề dân số hôm nay sẽ để lại những hậu quả nặng nề trong tương lai và tác động tới tất cả các thành tố của sự phát triển bền vững quốc gia.
 
TS Dương Quốc Trọng
Tổng cục trưởng Tổng cục
DS-KHHGĐ
 
Giải pháp đồng bộ và phù hợp

Năm 2011, Việt Nam đã tổ chức Hội thảo quốc tế về vấn đề mất cân bằng GTKS và cùng chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp. Theo ông, Việt Nam có đặc thù khó khăn nào và đã học tập được kinh nghiệm gì từ thực trạng và giải pháp của bạn?

- Hội thảo quốc tế về vấn đề mất cân bằng GTKS được tổ chức tại Hà Nội năm 2011 với sự tham dự của 11 nước và các tổ chức của Liên Hợp Quốc, các tổ chức NGO đã thực sự mang lại những bài học kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam về vấn đề này.

Tại một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Azerbaijan, Armenia… tình trạng mất cân bằng GTKS diễn ra trước ta hàng thập kỷ và đang đối mặt với hậu quả nặng nề của vấn đề này. Trong tất cả các nước đang đối mặt với vấn nạn này thì Trung Quốc làm rất quyết liệt với sự tham gia của 6 Bộ và một Uỷ ban với các “trấn áp” mạnh mẽ nhưng vẫn không thành công và TSGTKS vẫn tiếp tục tăng rất cao. Nước duy nhất trên thế giới hiện nay thành công trong việc đưa chỉ số GTKS trở lại mức cân bằng tự nhiên là Hàn Quốc. Hàn Quốc cũng đưa ra các chế tài nghiêm khắc hơn trong luật y tế, đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi nhận thức xã hội từ “trọng nam” sang “trọng nữ” trùng với thời điểm Hàn Quốc đã ban hành luật bình đẳng giới, thành lập Bộ Bình đẳng giới và bãi bỏ hẳn các chính sách giảm sinh mà chuyển sang “khuyến sinh”.

Mặc dù việc can thiệp để làm giảm TSGTKS trở về mức cân bằng theo quy luật sinh học tự nhiên là việc làm rất khó khăn nhưng từ bài học thành công của Hàn Quốc tôi nghĩ Việt Nam hoàn toàn có thể làm được. 

Hội thảo Quốc gia về mất cân bằng GTKS lần này do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì. Ông có kiến nghị và mong đợi gì cho những mục tiêu nhằm nỗ lực ngăn ngừa, giảm thiểu tỉ lệ mất cân bằng GTKS trong thời gian tới?

- Tiếp theo sự thành công của Hội thảo Quốc tế năm 2011, năm nay chúng ta tổ chức Hội thảo Quốc gia dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân. Điều đó cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính phủ đối với vấn đề này của quốc gia.

Với sự tham gia đông đảo của các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách văn xã, lãnh đạo Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh, thành phố, các Bộ, ban, ngành ở TƯ, các tổ chức quốc tế, các học giả trong và ngoài nước cho thấy sức nóng của vấn đề đang được cả xã hội quan tâm. Hội thảo lần này sẽ xem xét, đánh giá hiệu quả của Đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng GTKS đã được triển khai thử nghiệm tại 43 tỉnh, thành phố trong thời gian qua. Hội thảo cũng là dịp để một lần nữa, chúng ta chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ các nước.

Hội thảo một lần nữa gửi đi những thông điệp mạnh mẽ và kêu gọi sự chung tay hành động của toàn xã hội. Vì lợi ích của quốc gia, của dân tộc, vì nòi giống Việt. Vì sự phát triển bền vững của đất nước, hãy coi con gái cũng như con trai và nuôi dạy con cháu chúng ta trở thành những công dân có ích cho xã hội, đất nước, tiến tới tới đưa TSGTKS trở lại mức cân bằng tự nhiên, góp phần thực hiện thành công Chiến lược DS-SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

Trân trọng cảm ơn ông!

Hà Thư (thực hiện)
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Buồng trứng đa nang ảnh hưởng tới khả năng sinh sản như thế nào?

Buồng trứng đa nang ảnh hưởng tới khả năng sinh sản như thế nào?

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

Đối với nhiều phụ nữ, nỗi sợ không thể mang thai là điều đầu tiên họ nghĩ đến khi phát hiện mình mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Những trường hợp chống chỉ định với cấy que tránh thai

Những trường hợp chống chỉ định với cấy que tránh thai

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Cấy que tránh thai là phương pháp tránh thai hiện đại, cho hiệu quả ngừa thai cao. Tuy nhiên không phải phụ nữ nào cũng dùng được que cấy tránh thai, những trường hợp dưới đây được chống chỉ định với phương pháp ngừa thai này.

Tăng cường phổ cập thông tin về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Tăng cường phổ cập thông tin về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi là bệnh Thalasemia) là một bệnh di truyền - bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Tập huấn sàng lọc trước sinh, sơ sinh

Tập huấn sàng lọc trước sinh, sơ sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Khánh Hòa vừa tổ chức tập huấn sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế ở các trung tâm y tế phụ trách về mảng chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Bắc Kạn triển khai công tác phối hợp truyền thông Dân số và phát triển năm 2024

Bắc Kạn triển khai công tác phối hợp truyền thông Dân số và phát triển năm 2024

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Chiều 30/5, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai công tác phối hợp truyền thông Dân số và phát triển năm 2024.

Triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Tại Gia Lai, ngành chức năng đã triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

11 câu hỏi thường gặp của phụ nữ tiền mãn kinh

11 câu hỏi thường gặp của phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ thường có nhiều thay đổi về nội tiết tố, dẫn đến một số triệu chứng khó chịu như trầm cảm, nóng bừng, đổ mồ hôi đêm, khô âm đạo và khó chịu khi quan hệ tình dục…

Quảng Trị: Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số

Quảng Trị: Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Trong những năm qua, Chi cục Dân số tỉnh Quảng Trị đã tích cực triển khai nhiều biện pháp áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo dữ liệu dân cư.

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh và tốc độ già hóa dân số

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh và tốc độ già hóa dân số

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, ngày 29/5, thảo luận tại hội trường, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm đến tình trạng già hóa dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh có xu hướng gia tăng mạnh hiện nay.

Ninh Bình: Quan tâm công tác y tế dự phòng - dân số bằng chính sách đặc thù

Ninh Bình: Quan tâm công tác y tế dự phòng - dân số bằng chính sách đặc thù

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Nghị quyết số 09/2023/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình đã ban hành về Quy định một số nội dung chi, mức chi đặc thù cho công tác y tế dự phòng - dân số trên địa bàn tỉnh.

Top