Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giáo viên bạo hành học sinh: Vì đâu nên nỗi?

Thứ năm, 08:30 22/10/2015 | Xã hội

GiadinhNet- Cô giáo la mắng học sinh lớp 1 “ngu như bò”, em nào khó ngủ thì bị cô giáo trét son môi… là một trong nhiều sự việc bức xúc trong thời gian gần đây. Điều gì dẫn đến những câu chuyện đau lòng này?

Giáo viên bạo hành vì thiếu kiềm chế

“Mặc dù cho con gái chuyển trường đã 2 năm nhưng mỗi lần nhắc đến trường cũ, con mình vẫn rất hoảng hốt, sợ hãi vì các hình phạt và la mắng của giáo viên ở đó.

Một lần con làm đổ sữa ra sàn, cháu vội vã đứng dậy, lấm lét nhìn mẹ rồi từ từ úp mặt vào tường, co một chân lên và đưa hai tay cao quá đầu.

 

Giáo viên bắt học sinh súc miệng bằng xà phòng vì nói tục Giáo viên bắt học sinh súc miệng bằng xà phòng vì nói tục

Tin tức về việc giáo viên bắt học sinh phải súc miệng bằng xà phòng đã gây xôn xao dư luận nhiều ngày qua…

 

Con bảo, ở lớp cô Phương toàn phạt con thế. Tôi giật mình, ôm chầm lấy con, thương ứa nước mắt”. Một phụ huynh ở Hà Nội đã gửi thư cho chúng tôi và kể lại. Trong thư, chị cũng bày tỏ sự lo lắng và dằn vặt bởi mãi sau này, chị mới biết để “cứu” con ra khỏi đó.

Câu chuyện trên của một độc giả không phải cá biệt bởi lẽ những ngày gần đây, dư luận tiếp tục sục sôi với những vụ việc đại loại như: Cô giáo la mắng học sinh lớp một "ngu như bò"; buổi trưa em nào khó ngủ thì bị cô giáo trét son môi màu đỏ lên mặt học sinh nam sau đó bắt đứng khoanh tay ở góc lớp để cho các bạn “lêu lêu”…

 


Trường Quốc tế Việt Úc, nơi giáo viên mắng học sinh lớp 1 ngu như bò. Ảnh tư liệu

Trường Quốc tế Việt Úc, nơi giáo viên mắng học sinh lớp 1 "ngu như bò". Ảnh tư liệu

 

Nhiều người cho rằng, nguyên nhân của những cơn thịnh nộ mà giáo viên trút lên đầu học sinh là do hiện nay giao viên chịu nhiều áp lực. Đó là áp lực về chương trình, thành tích, về lương bổng, về nỗi lo cơm áo gạo tiền… nên nhiều khi thiếu kiềm chế.

Ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh cho biết, qua theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, ông cũng như nhiều giáo viên khác đều rất bức xúc.

“Nếu nói học trò hư thì có nhiều nguyên nhân. Đó là do gia đình, nhà trường và xã hội. Nếu đổ lỗi hoàn toàn việc đứa trẻ đó hư, hoặc có hành động chưa đúng là trách nhiệm của nhà trường thì chưa đúng.

Tôi nghĩ, việc giáo viên phạm lỗi với học sinh một phần do lỗi gián tiếp và trực tiếp. Gián tiếp có thể do ngoại cảnh tác động, do công việc căng thẳng, do áp lực… Tuy nhiên, cốt lõi vẫn là trực tiếp bản thân của người giảng dạy.

Nếu giáo viên đó bình tĩnh lắng nghe, hiểu tâm lý các em và mềm mỏng uốn nắn để giảng dạy, xác định được vai trò quan trọng của người giáo viên, thay vì dùng uy quyền để bạo hành thì không có những sự việc đáng tiếc trên đây”, ông chia sẻ.

Chỉ dạy học sinh ngoan nếu “đầu vào” tốt?

Phản ứng về những câu chuyện đau lòng trên, nhiều người đặt câu hỏi: “Liệu sự la mắng, chửi bới có nên tồn tại trong môi trường sư phạm, nhất là với những học trò còn quá nhỏ, tâm lý còn chưa vững vàng”?

Một số phụ huynh và giáo viên cho rằng, phần nửa trách nhiệm thuộc về bố mẹ và cả học sinh. Một giáo viên còn chia sẻ, một số học sinh rất hư, cá biệt, trong giờ học luôn hỗn hào và phá phách khiến giáo viên khó xử. Hầu như mỗi ngày lên lớp, đều là những giờ phải cắn răng chịu đựng của giáo viên.

Tuy nhiên theo ông Ngai, nếu nói học sinh hư do nhiều phía thì đúng. Có thể học sinh đó không được bố mẹ chăm sóc, do gia đình ly tán… Nhưng hành xử của giáo viên khi học sinh có lỗi theo kiểu trên đây thì hoàn toàn sai phương pháp giáo dục.

 


Cô giáo tát học sinh vì không ăn ở Trường mầm non Nụ cười xinh (Hà Nội)

Cô giáo tát học sinh vì không ăn ở Trường mầm non Nụ cười xinh (Hà Nội)

 

“Điều đó không thể chấp nhận được trong nhà trường và giáo viên không thể đổ thừa cho ai. Có thể học sinh ấy hư nhưng các em đi học là để được đào tạo, để được giáo viên giảng dạy tri thức và rèn luyện thành công dân có ích. Vì vậy, “đầu vào” của các em như thế nào không phải nguyên do để giáo viên hành xử bạo lực”, ông Ngai khẳng định.

Chia sẻ với PV Báo Gia đình & Xã hội, PGS. TS Phan Trọng Ngọ (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sư Phạm) cho rằng, việc phát hiện kịp thời các trường hợp bạo hành học sinh trong những ngày qua là rất đáng hoan nghênh. Thế nhưng đây chỉ là một số trường hợp cá biệt, không phải vấn nạn bởi vẫn còn rất nhiều giáo viên tốt, tâm huyết.

“Việc chửi bới học sinh, có thể do áp lực khiến giáo viên đó bột phát. Tuy nhiên, trong phương pháp sư phạm, điều này là hoàn toàn sai và không bao giờ được phép xảy ra. Nhiều giáo viên đổ lỗi do học sinh hư nhưng tôi cho rằng, tại sao cứ yêu cầu phải có chiếc bánh ngon khi có bột tốt? Điều này đồng nghĩa với việc, tôi sẽ chỉ đào tạo được học sinh ngoan khi đầu vào “ngon lành”. Như thế là không thể được”, ông Ngọ khẳng định.

 

Thêm một vụ giáo viên mầm non đánh, tát học sinh vì không ăn ở Hà Nội Thêm một vụ giáo viên mầm non đánh, tát học sinh vì không ăn ở Hà Nội

GiadinhNet - Một vụ giáo viên đánh, tát học sinh gần 17 tháng tuổi vì không ăn ở Hà Nội vừa xảy ra khiến dư luận phẫn nộ.

 

Hạnh Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 3 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 4 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 6 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 6 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 6 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 7 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top