Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giáo viên “gồng mình” trước áp lực thành tích và phụ huynh

Thứ bảy, 07:00 15/12/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Do sự phát triển của xã hội, nghề giáo viên hiện nay ngoài đòi hỏi trình độ, chuyên môn cần có bản lĩnh để vượt qua nhiều sức ép từ thành tích, chương trình nặng, học sinh hiếu động, được chiều chuộng, thậm chí còn là những kỳ vọng quá mức, can thiệp vào chuyện dạy học của từ chính các bậc phụ huynh.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Tọa đàm “Áp lực của giáo viên: Nguyên nhân và giải pháp” tổ chức tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội ngày 14/12. Ảnh: Q.A

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Tọa đàm “Áp lực của giáo viên: Nguyên nhân và giải pháp” tổ chức tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội ngày 14/12. Ảnh: Q.A

Quá nhiều áp lực khi đứng lớp

Chỉ ra những nhược điểm, khó khăn của giáo viên hiện nay, TS Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch HĐQT Trường THPT Dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho rằng, giáo viên hiện nay có tới 70% được đào tạo theo cách cũ nên bộc lộ những nhược điểm, đó là dạy học theo tính rập khuôn, học để chỉ dạy những điều trong sách giáo khoa. Ngoài ra, giáo viên theo hệ tư tưởng cũ nên rất bảo thủ, không chịu thay đổi mình và rất khó tiếp thu đóng góp từ người khác. Ngoài ra, giáo viên cũng dạy theo phương thức cũ “đóng đinh”, học sinh là phải ngoan ngoãn, nghe lời. Trường hợp không nghe lời dễ bị phạt, thậm chí vì sức ép mà đánh học sinh là như thế.

Cũng theo thầy Hòa: “Giáo viên hiện nay không chấp nhận học sinh hư, học sinh không nghe lời, nên vì áp lực mà giáo viên trở nên mất kiểm soát dẫn đến đánh phạt thô bạo học sinh. Bên cạnh đó, nhà trường cũng chưa làm chỗ dựa vững chắc cho giáo viên, hơi chút là phạt, là kỷ luật giáo viên vi phạm, trong khi có những giáo viên có năng lực, tâm huyết với nghề không may vi phạm dễ dẫn đến nản chí, không cống hiến với nghề nữa. Công tác đánh giá học sinh cũng đã tạo áp lực lên giáo viên, học sinh đòi hỏi phải là tốt, ngoan, không chấp nhận những học sinh hư, học kém. Nếu cứ chạy theo thành tích, thi cử như hiện nay, đội ngũ giáo viên khó có thể đáp ứng sự kỳ vọng của xã hội”.

Từng chứng kiến cảnh học sinh bị phụ huynh đánh, mắng, thậm chí xé bài con ngay ở cổng trường, trước đông người, chị Phan Hồ Điệp – Giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ: “Với một số phụ huynh, luôn có ý nghĩ là bỏ tiền ra nên con cái phải học giỏi, giáo viên phải có trách nhiệm dạy con cái họ trở thành người tài giỏi. Thậm chí, không ít trường hợp còn “can thiệp sâu” vào công tác dạy học của giáo viên như thành lập tổ kiểm tra “đột xuất” vào bữa ăn, giờ học của con để đánh giá chất lượng giáo viên… Như vậy, giáo viên luôn áp lực, lo lắng chẳng may có sơ suất nào đó sẽ rất mệt mỏi khi đối diện”.

Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, cô Hoàng Phương Ngọc, giáo viên Trường THCS Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, giáo viên thậm chí còn chịu áp lực từ chính học sinh, bởi học sinh của mình có những em rất giỏi và điều đó đòi hỏi giáo viên phải luôn luôn tìm tòi để nâng cao tri thức để có thể giải đáp được các câu hỏi khó của trò. “Nhưng cũng có những em chỉ học lực trung bình, nếu giáo viên dạy ở mức quá cao các em lại không hiểu, lại có em cá biệt về tính cách, hoàn cảnh… Trong một lớp học đa dạng như vậy, giáo viên chịu nhiều áp lực khi phải đáp ứng nhu cầu riêng của từng đối tượng, vừa phải có kiến thức, vừa phải tâm lý và phải đối mặt với nhiều tình huống sư phạm”, cô Ngọc tâm sự.

Làm gì để giáo viên bớt “cô đơn”?

Theo TS Nguyễn Thị Thu Anh. Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (ĐH Sư phạm Hà Nội), một trong những áp lực của giáo viên hiện nay đó là áp lực từ phía… bên ngoài. Ví dụ như thiếu hỗ trợ từ phía phụ huynh trong việc giáo dục học sinh cũng là một khó khăn rất lớn đối với nhà trường. Nhiều cha mẹ thay vì cộng tác với giáo viên trong quá trình giáo dục con em mình thì lại tập trung vào việc bắt lỗi và lên án giáo viên mỗi khi không hài lòng. Do đó, muốn nâng cao chất lượng giáo dục, cần giảm bớt áp lực cho chính đội ngũ giáo viên, xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường.

“Một trong những giải pháp để giảm áp lực cho giáo viên đó là xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường. Theo đó, tất cả các thành viên trong nhà trường cùng nhau tạo nên các các giá trị vật chất và tinh thần, được thể hiện qua hình ảnh của giáo viên, nhân viên, học sinh và bầu không khí đặc trưng của nhà trường. Đặc biệt là tinh thần làm việc hết lòng vì sự tiến bộ của học sinh. Ban Giám hiệu thấu hiểu điểm mạnh, điểm yếu của từng giáo viên để tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, giao nhiệm vụ đúng người, đúng việc trên cơ sở phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân giáo viên”, TS Nguyễn Thị Thu Anh chia sẻ.

Tại buổi tọa đàm “Áp lực của giáo viên: Nguyên nhân và giải pháp” do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức ngày 14/12 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, vị thế của các thầy cô giáo với nghề được cả xã hội kỳ vọng. Nghề dạy học là nghề cao quý. Tuy nhiên, chính sự kỳ vọng này đôi khi tạo ra những áp lực cho thầy cô. Áp lực của người thầy đến từ chính bản thân họ, môi trường, cơ chế chính sách cho đến vị trí việc làm, thu nhập, đãi ngộ phụ cấp... rồi đến môi trường xã hội, phụ huynh và thậm chí là học sinh.

Cũng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, sắp tới đây, Bộ sẽ tập trung vào chính sách tuyển sinh các trường sư phạm để nhà trường tuyển sinh được các giáo sinh phù hợp, giáo viên phải có phẩm chất kiên nhẫn, yêu nghề, mến trẻ. Nếu không có mà cứ so sánh tiền lương hay những điều khác thì rất dễ xảy ra những vi phạm. Tuy nhiên, một số giáo viên vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo trong thời gian vừa qua là không thể chấp nhận được, không thể đổ cho áp lực được. Trách nhiệm của chúng ta là chưa đúng thì sửa sai, không sửa được thì phải loại ra khỏi ngành. Những thầy cô làm tốt cần được động viên, khích lệ.

“Bộ GD&ĐT sẽ cố gắng làm sao chuyển thành chính sách sớm để hỗ trợ các giáo viên yên tâm, cống hiến cho ngành Giáo dục. Tới đây, ngành Giáo dục sẽ triển khai nhiều hoạt động bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại, thực hiện các chuẩn như chuẩn giáo viên, chuẩn hiệu trưởng, đặc biệt là thực hiện dân chủ trong nhà trường. Rất nhiều quy định cần rà soát lại, những gì không phù hợp, gây áp lực cho giáo viên sẽ cắt bỏ. Thậm chí, thi giáo viên giỏi cũng phải thực chất. Bộ đã chỉ đạo cắt giảm nhiều cuộc thi, hay sổ sách, đánh giá cũng phải giảm bớt".

(Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ)

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng

Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng

Đời sống - 2 giờ trước

Hình ảnh một bé trai bị xích chân, kéo lê bằng xe máy trên đường, tay chân bầm tím, chảy máu khiến dư luận phẫn nộ.

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách

Đời sống - 3 giờ trước

Nghị định 181/2025/NĐ-CP sẽ ảnh hưởng đến việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025. Hóa đơn từ 5 triệu đồng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Doanh nghiệp hãy cập nhật quy định này để tránh bị loại chi phí. Đảm bảo bạn không gặp rắc rối trong quyết toán thuế!

Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện

Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Sau 3 năm thi công, dự án sân vận động Thái Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 535 tỷ đồng, với diện tích lên tới trên 15ha, sức chứa 22.000 chỗ ngồi đã hiện hình hài và được trồng cỏ nhìn đẹp mắt.

Loạt trường THPT ở Hà Nội có điểm chuẩn giảm ‘sốc’ năm nay

Loạt trường THPT ở Hà Nội có điểm chuẩn giảm ‘sốc’ năm nay

Giáo dục - 4 giờ trước

Những năm trước, thí sinh phải đạt trên 7,5 điểm/môn mới có thể trúng tuyển vào trường này. Tuy nhiên, năm nay thí sinh chỉ cần đạt dưới 5 điểm/môn đã có thể đỗ.

Hiện trạng bán đảo hồ Đống Đa hơn 5.600 m2 chuẩn bị được thu hồi để cải tạo cảnh quan

Hiện trạng bán đảo hồ Đống Đa hơn 5.600 m2 chuẩn bị được thu hồi để cải tạo cảnh quan

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Bán đảo hồ Đống Đa (hồ Hoàng Cầu) rộng hơn 5.600m2 sẽ được TP. Hà Nội thu hồi để chỉnh trang, cải tạo tổng thể cảnh quan, biến nơi đây thành không gian công cộng hiện đại của Thủ đô.

Nữ sinh Hà Nội với ‘cú ăn ba’ thủ khoa chuyên Anh thi lớp 10

Nữ sinh Hà Nội với ‘cú ăn ba’ thủ khoa chuyên Anh thi lớp 10

Giáo dục - 5 giờ trước

Ở mùa tuyển sinh lớp 10 năm 2025, Hứa Quỳnh Bảo (lớp 9A8 Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội) có 5 lượt đỗ các khối chuyên của 4 trường chuyên, đặc biệt còn đạt “cú ăn ba” thủ khoa khối chuyên Tiếng Anh.

Hướng dẫn mới về chế độ ốm đau, hưu trí trong BHXH bắt buộc

Hướng dẫn mới về chế độ ốm đau, hưu trí trong BHXH bắt buộc

Thời sự - 5 giờ trước

Thông tư 12/2025 của Bộ Nội vụ chính thức có hiệu lực từ 1/7, hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 liên quan đến BHXH bắt buộc.

7 đối tượng lạng lách, đánh võng rồi quay clip 'khoe', Giám đốc Công an chỉ đạo nóng

7 đối tượng lạng lách, đánh võng rồi quay clip 'khoe', Giám đốc Công an chỉ đạo nóng

Pháp luật - 5 giờ trước

Nhóm thanh, thiếu niên ở Ninh Bình chạy xe máy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng rồi quay clip đăng “chiến tích” lên mạng xã hội. Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm vụ việc.

Các khu vực có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh ngày 5/7

Các khu vực có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh ngày 5/7

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Dự báo thời tiết 5/7/2025, mưa rào và giông rải rác còn tiếp diễn ở nhiều khu vực trên cả nước.

Thông tin mới nhất về cơn bão số 2 trong 24 giờ tới

Thông tin mới nhất về cơn bão số 2 trong 24 giờ tới

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 2 có khả năng mạnh thêm hai cấp lên cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 13.

Top