Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giáo viên “toát mồ hôi” vì trẻ không biết chữ trước khi vào lớp 1

Chủ nhật, 11:42 23/07/2017 | Xã hội

Không học chữ trước khi vào lớp 1, khi đến lớp, trẻ nghe cô giáo dạy như “vịt nghe sấm”, trong khi sĩ số của 1 lớp lên tới 30-50, thậm chí 60 học sinh. Các thầy cô giáo chỉ đi một vòng cầm tay trẻ uốn nắn là đủ… thở không ra hơi.

Không ít người cho rằng cho trẻ học trước chẳng khác nào cho bé uống “thuốc độc”, làm mất quãng tuổi thơ 6 năm hồn nhiên, ảnh hưởng xấu đến trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Một số khác lại khẳng định, đi học sớm chẳng ảnh hưởng gì, thậm chí nhiều nhân vật thành công/thiên tài đều biết chữ sớm hơn các bạn. Hơn nữa, chương trình học nặng, nếu không cho đi học trước trẻ sẽ không theo kịp bạn bè… Riêng các thầy cô giáo tiểu học, những người trực tiếp uốn nắn, dạy chữ cho trẻ lớp 1 lại đưa ra những chia sẻ, trải nghiệm và nỗi niềm rất thực.

Sĩ số lớp đông, thời lượng tiết dạy ngắn, nhiều giáo viên tâm sự rất vất vả nếu trẻ không biết chữ trước (ảnh minh họa)
Sĩ số lớp đông, thời lượng tiết dạy ngắn, nhiều giáo viên tâm sự rất vất vả nếu trẻ không biết chữ trước (ảnh minh họa)

Sĩ số lớp đông, thời lượng tiết dạy có hạn trong khi nếu không được làm quen mặt chữ, nét chữ trước trẻ sẽ vô cùng bỡ ngỡ. Những tiết học nhanh chóng trôi đi trong khi 1 cô giáo phải dạy cả mấy chục học sinh. Chỉ đi một vòng là đã đủ mệt lã người.

Cô giáo H. Yến bày tỏ: “Những bạn nào dạy lớp 1 mới thấy nỗi khổ khi đầu năm các em hoàn toàn là tờ giấy trắng”.

Cô giáo Nguyễn Q.H. cùng chung nỗi niềm: “30 em mới vào mà cầm tay cả 30 em thì chóng mắt đau đầu lắm. Chưa kể, lớp học bây giờ có khi lên tới 60 em. Chỉ có ai trong hoàn cảnh mới biết, vất vả lắm”.

Thầy giáo V. Đức quan điểm: “Ai không trực tiếp giảng dạy thì cứ phản đối việc cho trẻ học chữ trước. Thử dạy lớp 1 xem mọi người sẽ biết ngay thôi”.

Cô giáo H. Thanh cùng chung góc nhìn: “Nếu các mẹ có con chuẩn bị vào lớp 1 nghĩ cho các con học trước là “thuốc độc” thì cứ để con ở nhà và tự dạy con mình chục buổi thì biết ngay lúc đó sẽ biết con mình có cần học trước hay không, các mẹ tự có câu trả lời cho bản thân”.

Cô giáo Ng. H. Ly chia sẻ: “Bản thân tôi đang dạy lớp 1 thấy những bạn nào đã được đi học (cày vỡ) trước 1 tháng. Ví dụ như thuộc chữ cái, số, nhanh hơn thì là chữ ghép thì khi vào sẽ rất nhanh. Nhưng cô phải để ý tránh tình trạng các cháu biết rồi nên lơ là. Học trước cũng có bạn viết xấu, viết đẹp nhưng cơ bản là đỡ vất vả hơn cho cô, trò và phụ huynh”.

“Chỉ có cô giáo dạy lớp 1 mới hiểu. Người ngoài cuộc không thể hiểu được. Theo mình, cho con học từ lúc hè trước khi vào lớp 1 là được. Vì chương trình bây giờ không giống như ngày xưa mà rất nặng. Nếu cháu nào thông minh bắt kịp chương trình còn khó huống chi các cháu khác. Rất tội. Lớp 1 bé nào sinh đầu năm và cuối năm đã là khác biệt rồi”, cô giáo H. Oanh phân tích.

Phụ huynh cũng lo con học kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”

Về vấn đề mà các thầy cô giáo trăn trở, rất nhiều phụ huynh cũng đã nhìn thấy và đặt câu hỏi băn khoăn.

Một độc giả của Dân trí bình luận: “Tôi cũng muốn cho con “mù chữ” trước 6 tuổi. Nhưng khổ một nỗi, lớp đông quá (trên 40 học sinh), thời gian giảng dạy của cô thì có hạn. Con tôi học trên lớp như cưỡi ngựa xem hoa. Bản thân người làm cha mẹ không khỏi lo lắng. Vừa sợ con không theo kịp các bạn vừa thấy khổ cho các con”.

Phụ huynh Bùi Hương Oanh chia sẻ: “Ở trường của con trai tôi chuẩn bị theo học, mỗi lớp sẽ có 60 bạn. Tôi đang đặt ra câu hỏi là bằng cách nào 1 cô giáo có thể đưa và nề nếp, ổn định trật tự của tập thể 60 trẻ 6 tuổi? Sau đó thì đến câu hỏi bằng cách nào cô có thể cầm tay chỉ chữ cho 60 "trẻ mù chữ" 6 tuổi? Nền giáo dục của chúng ta và quan điểm cá nhân của mỗi phụ huynh sẽ là rất khác nhau, nhưng theo quan điểm cá nhân của tôi thì: bố mẹ nuôi con, hiểu con, cảm nhận được điều gì cần, đủ cho hành trang của con mình.

Trước 6 tuổi, tôi cho con tôi chơi, và chơi, không sách vở, nếu con thích thì tập tô màu, rồi nhìn cảm quan con số, chữ viết. Nhưng khi con tôi sinh nhật 6 tuổi, chuẩn bị vào lớp 1, các phụ huynh có con học mẫu giáo lớn cùng con tôi, các mẹ ấy nào là cho con đi học tiếng Anh, nào là cho con đi học Toán Mỹ, Toán tính nhanh siêu tốc… và học chữ, trong khi đó, con tôi vẫn chính thức là mù chữ. Thì tôi giật mình, dù là muốn chơi nữa, muốn con vui nữa, nhưng tôi cũng lại theo các mẹ tìm lớp cho con học tiền lớp 1, vì sợ... Sợ con đuối, sợ con không theo kịp các bạn, sợ con không quen môi trường học mới”.

“Và rồi tôi cho con đi học với mục đích cho con làm quen với việc cầm bút, làm quen với tư thế học, làm quen với các đồ dùng, trường lớp, và con chữ. Học trước khi vào lớp 1 không sai, nhưng như một liều thuốc, nên tiêm liều, vừa đủ để các con làm quen và có hứng khởi học tập!”, phụ huynh này kết luận.

Phụ huynh cũng sợ lớp đông, con chỉ được học kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” (ảnh minh họa)
Phụ huynh cũng sợ lớp đông, con chỉ được học kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” (ảnh minh họa)

Độc giả H. Bình tâm sự: “Tôi là giáo viên đã từng dạy lớp 1. Tôi nghĩ phụ huynh nên dành thời gian cho con vào việc học. Tôi vẫn đồng ý là các cháu phải được chơi vào dịp hè. Nhưng tầm khoảng ngày 10/7 các phụ huynh nên cho con học chữ cái, được làm quen trước với bảng, vở, cách cầm bút… Các cháu sẽ thấy vui và như thế sẽ chia sẻ được một phần với các cô lớp 1. Nói thật những cái mà các phụ huynh cho là học trước ấy nó chỉ được gọi là làm quen thôi chứ chưa thấm gì so với cả chương trình học của lớp 1 đâu. Các phụ huynh đừng có lo lắng quá”.

Về câu chuyện có nên cho trẻ đi học trước, độc giả Nguyễn Nga đưa ra góc nhìn: “Đừng nói tại giáo viên, nhà trường mà tại cái chương trình mới đúng. Hãy dự thử một giờ lớp một môn Tiếng Việt mới thấy hết cái khổ của thầy và trò. Phải nói là quay cuồng với bảng lớp, bảng con, sách, bộ chữ, vở mà nguyên một thứ thôi ở nhà một đứa trẻ phải hàng chục phút mới lôi ra được thế mà tất cả chỉ trong vòng 35 phút. Cô giáo chỉ "cưỡi ngựa xem hoa" cũng hết giờ. Bé nào biết trước hoặc rất nhanh còn đỡ. Bé nào chậm thì cô toàn phải ôm ngồi cạnh cô trong các giờ trống. Cơ cực lắm!

Chưa kể một đứa trẻ chưa bao giờ cầm bút mà phải nhớ tên gọi, cách viết mười mấy nét trong một tiết học để tiết tiếp theo còn viết chữ. Đúng ra với thời lượng 10 tiết/tuần thì nên học trong ít nhất là hai tuần. Tôi vừa là phụ huynh vừa là giáo viên chỉ biết kêu trời!”.

Theo Lệ Thu

Dân trí

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này

Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?

Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây

Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây

Thời sự - 2 giờ trước

Một điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Giáo dục - 4 giờ trước

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.

Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn

Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn

Thời sự - 4 giờ trước

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.

Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'

Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.

Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật

Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.

Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025

Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.

Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình

Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Giáo dục - 8 giờ trước

Huỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.

Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt

Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.

Top