Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gửi tâm tình trong từng lá phiếu...

Thứ sáu, 08:23 20/05/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Có một ngày vui chung của cả đất nước mà nhà thơ Chính Hữu trong bài thơ “Lá phiếu hôm nay” viết năm 1960 lúc bầu cử Quốc hội khóa II đã viết: “Mỗi cử tri là một người mơ mộng”. Mơ mộng ở đây là khát vọng niềm tin gửi gắm. Lá phiếu bầu đã chở cả bao tâm tình nghĩ suy…

Đường phố Hà Nội được trang hoàng rực rỡ chuẩn bị cho ngày bầu cử Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Chí Cường
Đường phố Hà Nội được trang hoàng rực rỡ chuẩn bị cho ngày bầu cử Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Chí Cường

“Lá phiếu máu”

Nhớ lại cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới giành độc lập 4 tháng. Cách mạng tháng Tám đã thổi một luồng gió mới vào mọi mặt của đời sống xã hội, đem lại quyền làm chủ cho mọi công dân. Nhưng cuộc bầu cử diễn ra trong một hoàn cảnh chính trị phức tạp. Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược. Cuộc bầu cử được tiến hành trong khói lửa chiến tranh. Giặc Pháp cho máy bay oanh tạc, mở các cuộc hành quân càn quét, tung tay sai đi phá hoại bầu cử. Đã có những người làm công tác vận động bầu cử hi sinh. Và, đó là những “lá phiếu máu”.

Trong âm vang náo nức tưng bừng của ngày trọng đại đó (6/1/1946) nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã viết ca khúc “Ngày Quốc hội” với nhịp điệu rộn ràng – Rộn ràng từ lòng người: “Đâu quốc dân Việt Nam mau – Cùng nhau cầm lá phiếu mau – Cùng nhau cùng đem phiếu ta đi bầu…”. Trong lời phát biểu trước đó một ngày, Bác Hồ đã kêu gọi: “Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta đến con đường mới mẻ. Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta. Vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử. Vì ngày mai là ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân được hưởng quyền dân chủ của mình”. Khi Bác Hồ ra ứng cử ở Thủ đô Hà Nội, mọi người đồng lòng: “Đề nghị cụ Hồ Chí Minh không phải ứng cử trong cuộc Tổng tuyển cử này và suy tôn Cụ là Chủ tịch vĩnh viễn nước Việt Nam”. Bác đã gửi lời cảm tạ và nói: “Tôi là một công dân Việt Nam nên không thể vượt qua thể lệ tổng tuyển cử đã định”. Còn nhớ những ngày đó đất nước muôn vàn khó khăn đối phó với thù trong giặc ngoài, lại lo giặc đói, giặc dốt. Những người dân lần đầu tiên được học chữ, được đánh vần tên của những người mình lựa chọn bầu trên những lá phiều còn thơm mùi mực mới. Và niềm tin về quyền làm chủ của con người, làm chủ đất nước cũng bắt đầu hình thành vững chắc từ đó.

“Lá phiếu sống”

Tôi nhớ Quốc hội khóa IV được bầu ngày 11/4/1971. Lúc đó cha tôi đang ở chiến trường. Họ, người lính đội mũ tai bèo chân đi dép lốp chiếc ba lô con cóc hồi hộp trên lưng với những tăng, những võng chung chiêng giữa bạt ngàn cây rừng Trường Sơn. Tuy không trực tiếp bỏ phiếu nhưng chính họ là hiện thân những lá – phiếu – sống với một vẻ đẹp lý tưởng cao cả. Quốc hội khóa IV (1971 – 1975) đã hoàn thành thắng lợi sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Sau khi bầu cử quốc hội khóa V (6/4/1975) chưa đầy một tháng, Chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, đất nước thống nhất. Một năm sau, ngày 25/ 4/1976 nhân dân cả nước sôi nổi đi bầu Quốc hội khóa VI của nước CHXHCN Việt Nam. Cha tôi từ chiến trường trở về vẫn mặc trên mình bộ quân phục màu xanh, hòa chung dòng người đi bỏ phiếu. Lá phiếu đổi bằng bao xương máu bởi có những đồng đội của cha mãi mãi nằm lại chiến trường. Họ đang ở tuổi công dân, đang tràn sức sống và thậm chí chưa một lần nắm tay người yêu, chưa một lần được bỏ lá phiếu quyền cử tri. Và cha tôi nói: Hôm nay bỏ phiếu là bỏ cho cả những người đã mất. Lá phiếu phập phồng trên tay mà cứ ngỡ như có cả hơi ấm, hơi thở, sức sống của: Đêm đêm nghe rì rầm trong tiếng đất/ Những buổi ngày xưa vọng nói về” ( Đất nước - Nguyễn Đình Thi).

Tổ quốc nặng tình nơi đảo xa

Những ngày này ở trên đảo xa, những người lính trẻ lần đầu tiên được đi bỏ phiếu chắc cũng thao thức khó ngủ. Hòm phiếu được đặt trang trọng trên chiếc bàn phủ vải đỏ ở ngay cột mốc thiêng liêng : “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” với Quốc huy đất nước. Chưa bao giờ Tổ quốc gần gũi thế! Tổ quốc ở Trường Sa! Tổ quốc ngay trong tên những người được vinh dự bầu chọn cho Tổ quốc nặng tình trong từng lá phiếu. Trong ngày vui này trái tim mỗi người như được đập chung với trái tim cả nước. Lá phiếu của mỗi người cũng giống như tất cả lá phiếu của cử tri cả nước. Có thể nói đó là ngày hội của cộng đồng: Cộng đồng trong cả tâm tư tình cảm, cộng đồng trong cả tình cảm và trí tuệ; cộng đồng cả mọi miền đất nước từ lời ăn tiếng nói, từ phong tục tập quán chung hai tiếng đồng bào của con cháu Lạc Hồng. Và cộng hưởng: Cộng hưởng từ quá khứ oanh liệt của bốn nghìn năm lịch sử đất nước, cộng hưởng từ tiếng reo ca nông trường, xưởng máy đến những đồng lúa vàng tươi. Cộng hưởng từ những nhịp cầu khổng lồ bắc qua sông rộng, từ những tuyến đường: Đường bộ, đường thủy, đường không chắp cánh ước mơ vươn ra thế giới.

Đất nước 41 năm thống nhất Nam Bắc liền một dải, dân trí được nâng cao như nhà thơ Chính Hữu đã viết: “Lá phiếu này ta bỏ cho ta”. Cuộc tìm kiếm người có tài, có đức đang được bắt đầu, được quyết định qua sức nặng niềm tin lá phiếu. Một tờ giấy mỏng mà chứa đựng bao trữ lượng, bao tâm tình, bao khát vọng.

Trong Tuyên ngôn Độc lập đọc ở quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được” trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Trong ngày hội non sông này, quyền tự do bình đẳng được tôn trọng và lá phiếu trong tay mỗi người là lá phiếu của niềm tin. Niềm tin vào tương lai của đất nước. Niềm tin vào quyền quyết định sáng suốt của mình…

Các mẹ, các chị đi bầu cử năm 1946. Ảnh: T.L
Các mẹ, các chị đi bầu cử năm 1946. Ảnh: T.L

Lời nguyện thành tâm của mẹ

Mẹ tôi là người được đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội khóa III (1964 – 1971). Nhớ lại những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt, ở quê tôi hình như tất cả mọi sinh hoạt đông người đều ở trong lòng đất. Đó là những mái lán xung quanh đắp lũy đất ken dày bằng những thân tre làng mà khi cắm xuống lại mọc những chồi non, những mắt lá non, nhen nhóm những hi vọng. Cái giao thông hào rồng rắn chạy về đây thấp thoáng ẩn hiện những chiếc mũ rơm vàng óng dưới những vườn lá rợp. Hòm phiếu được đặt trang trọng trên chiếc bàn cũng ken bằng tre. Ngày bỏ phiếu là một ngày thiêng liêng, tưng bừng. Mặc máy bay gầm rú, mặc pháo hạm đạn bay vèo vèo rít qua đầu… những đứa trẻ chúng tôi chưa đến tuổi bầu cử nhưng cũng áo mới, khăn quàng đỏ dập dờn dưới hào giao thông đi cổ động. Có cả tiếng trống ếch rộn ràng, cả những kèn, hoa, những băng cờ khẩu hiệu và cả những tiếng hô vang của những người được làm nghĩa vụ công dân…

Tôi nhớ mẹ tôi lúc đó đã dậy sớm nấu một ấm nước chè xanh đặc sánh. Rồi bà gọi bà con lối xóm sang uống nước bàn chuyện trọng đại. Người lớn rì rầm với nhau chuyện gì tôi chẳng biết. Tôi thấy họ xúm quanh một bác thầy giáo về hưu để hỏi thêm về người mình sắp bầu. Bác đó có một cái đài bán dẫn luôn theo dõi tin tức trong nước và thế giới để cập nhật thông tin cho mọi người. Khi lên bỏ phiếu, tôi thấy mẹ tôi bỏm bẻm nhai trầu. Khuôn mặt phúc hậu của người thật hồng hào, rạng rỡ trước một công việc thiêng liêng. Mẹ lẩm nhẩm đọc tên. Có những cái tên nghe quen, có những tên nghe mới lạ. Dẫu quen hay lạ, mẹ đều có niềm tin. Niềm tin từ các buổi rì rầm nhỏ to trao đổi bên những bát nước chè xanh nóng hổi. Cái bút ngọn lá tre chấm mực tím trong tay mẹ run run. Hình như trước lúc gạch một cái tên người nào đó, mẹ lại đắn đo, lưỡng lự. Bởi cả đời mẹ chỉ quen cho mà ít khi nhận. Chỉ quen mất mà ít khi được. Chỉ quen lo xa mà ít khi hưởng hạnh phúc gần. Lòng mẹ sâu thẳm bao giờ cũng muốn một sự tròn đầy, trọn vẹn. Mẹ sợ hao hụt. Nhưng đây là sự lựa chọn như hạt thóc sàng sảy trên nia, trên sàng. Có hạt nặng, hạt nhẹ, có hạt căng, hạt lép. Ôi lòng mẹ thật bao dung.

Rồi tôi thấy mẹ tôi thong thả bước đến bên hòm phiếu. Hai tay mẹ nâng lá phiếu trên tay. Hình như mẹ đang rì rầm với ai đó như những lần mẹ lần tràng hạt lên chùa với lời nguyện thành tâm…

Ngọc Phú

Nguyễn Ngọc Phú/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Du khách nước ngoài bất ngờ ngã xuống hố cáp ngầm ở Hà Nội trong đêm

Du khách nước ngoài bất ngờ ngã xuống hố cáp ngầm ở Hà Nội trong đêm

Đời sống - 35 phút trước

GĐXH - Đang đi bộ trên vỉa hè, nữ du khách nước ngoài bất ngờ ngã xuống hố thi công cáp ngầm tại đường Xuân Diệu, Hà Nội và bị gãy xương đùi.

Giải cứu cô gái người Anh rơi xuống hố thi công cáp ngầm ở Hà Nội

Giải cứu cô gái người Anh rơi xuống hố thi công cáp ngầm ở Hà Nội

Thời sự - 1 giờ trước

Cô gái người Anh ngã xuống hố thi công đường dây cáp sâu khoảng 2m, bị thương ở chân, khi đang đi bộ trên vỉa hè đường Xuân Diệu (quận Tây Hồ, Hà Nội).

Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P cuối): Buổi tối định mệnh

Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P cuối): Buổi tối định mệnh

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Sự bất thường về nguồn gốc chiếc xe máy Hào đang sử dụng, những lời khai đầy mâu thuẫn, sợ hãi của Hào khiến công an bắt đầu nghi ngờ. Tập trung đấu tranh, cộng với việc xác minh về chiếc xe máy, Công an quận Thanh Xuân đã phát hiện ra một bí mật ghê rợn mà Hào đang cố tình che giấu

22 năm trốn truy nã, làm giám đốc 3 doanh nghiệp lớn

22 năm trốn truy nã, làm giám đốc 3 doanh nghiệp lớn

Pháp luật - 2 giờ trước

Hàng chục năm trốn truy nã vì lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đối tượng đã thay tên đổi họ và làm giám đốc ba công ty lớn.

Những điểm mới thí sinh cần lưu ý khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Những điểm mới thí sinh cần lưu ý khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Để đảm bảo quyền lợi, không phạm quy, học sinh lớp 12 phải "nằm lòng" những quy định của Bộ GD&ĐT để đăng ký chính xác kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.

'Nắng nóng nung người', người dân đổ về công viên nước ngày nghỉ lễ

'Nắng nóng nung người', người dân đổ về công viên nước ngày nghỉ lễ

Đời sống - 2 giờ trước

Nắng nóng lên đến 40 độ C, rất nhiều người dân, du khách đã chọn công viên nước Hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội) để "giải nhiệt" trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5.

8 lỗi cơ bản vi phạm luật giao thông, lái xe dễ ‘ăn phạt’ khi đi du lịch dịp nghỉ lễ

8 lỗi cơ bản vi phạm luật giao thông, lái xe dễ ‘ăn phạt’ khi đi du lịch dịp nghỉ lễ

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Dưới đây là những lỗi vi phạm luật giao thông phổ biến mà lái xe thường mắc phải khi đi du lịch dịp nghỉ lễ cùng với mức xử phạt hành chính được quy định.

4 mức hưởng phụ cấp thu hút cho hàng triệu giáo viên, cần phải chú ý kẻo bị thiệt

4 mức hưởng phụ cấp thu hút cho hàng triệu giáo viên, cần phải chú ý kẻo bị thiệt

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Phụ cấp thu hút áp dụng đối với giáo viên là viên chức làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền, vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.

Sổ đỏ chỉ đứng tên vợ hoặc chồng, khi nào là tài sản riêng?

Sổ đỏ chỉ đứng tên vợ hoặc chồng, khi nào là tài sản riêng?

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Hiện câu hỏi "Sổ đỏ chỉ đứng tên vợ hoặc chồng, khi nào là tài sản chung, khi nào là tài sản riêng?" được rất nhiều người dân quan tâm.

Tạm giữ bằng lái của 4 tài xế xe sang rước dâu dừng giữa đường chụp ảnh

Tạm giữ bằng lái của 4 tài xế xe sang rước dâu dừng giữa đường chụp ảnh

Pháp luật - 5 giờ trước

Công an huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương tạm giữ giấy phép lái xe ô tô của 4 tài xế vi phạm và tạm giữ xe ô tô nhãn hiệu Mercedes loại Maybach S400 không gắn biển số.

Top