Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội: Hoang phí 150 căn hộ 10 năm không ai ở

Thứ ba, 08:30 19/12/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Những cao niên thường xuyên tới khu nhà tái định cư ở KĐT Sài Đồng, Long Biên tập thể dục đã bức xúc, vì khu nhà bị bỏ hoang hàng thập kỷ gây lãng phí tiền của Nhà nước. Những hộ dân lân cận đã cuốc luống, xếp thùng trồng rau để tạo quang cảnh và giữ an toàn cho khu nhà.


Toàn cảnh khu nhà tái định cư HANCO3. Ảnh: B.Loan

Toàn cảnh khu nhà tái định cư HANCO3. Ảnh: B.Loan

Xót xa vì sự lãng phí

Dự án nhà tái định cư tại KĐT Sài Đồng, Long Biên được triển khai từ những năm 2001 – 2006, do Công ty Cổ phần xây dựng số 3 Hà Nội (HANCO3) làm chủ đầu tư. Dự án gồm 3 toà nhà (No2, No3, No4) với khoảng 150 căn hộ. Mặc dù nằm ở vị trí đắc địa của quận Long Biên, có hệ thống giao thông thuận lợi, xung quanh là những khu đô thị mới có lượng dân cư sinh sống khá đông đúc. Tuy nhiên, đã hơn 10 năm hoàn thiện, khu nhà tái định cư (gọi tắt là khu nhà TĐC HANCO3) vẫn trong cảnh “vườn không nhà trống”.

Do lâu ngày bị bỏ hoang nên 3 toà nhà đã có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng, xung quanh là cỏ hoang mọc tràn đến chân cửa kính. Cầu thang, sàn nhà đều phủ bụi, bong tróc, các khoá sắt cửa thì hoen rỉ, tối màu. Tầng 1 các khu nhà thì được tận dụng làm nơi chứa hàng, chứa thùng rác. Ngay cả văn phòng của Ban quản lý dự án đặt tại tầng 1 của khu nhà cũng bị cây dại mọc kín lối vào. Trong bối cảnh nhu cầu nhà ở tại Thủ đô đang rất cao thì nhiều người đã tỏ ra xót xa, tiếc nuối vì khu nhà bị bỏ hoang quá lâu. Nhưng hơn cả là sự bức xúc của người dân vì sự lãng phí tiền của, lãng phí quỹ đất hơn 10 năm qua. Để góp phần đảm bảo an ninh khu vực cũng như quang cảnh của khu nhà, nhiều hộ gia đình sinh sống tại các toà nhà kế bên đã xếp thùng, cuốc luống trồng rau. Các bậc cao niên thì tranh thủ đạp xe từ nơi xa đến đây tập thể dục và tập thiền dưỡng sinh.

Ngày nào cũng đi xe máy gần 5km từ phố Sài Đồng đến khu nhà tái định cư HANCO3 để tập thể dục, ông Nguyễn Văn V (60 tuổi) không khỏi xót xa: “Do điều kiện sinh hoạt không thể đáp ứng được nhu cầu nên người dân không dọn đến đây sinh sống. Chính vì sự bỏ hoang lâu ngày nên nhiều năm qua, chủ đầu tư đã tận dụng tầng 1 của toà nhà No4 để làm nơi sản xuất, lắp ráp khung nhôm, cửa kính phục vụ cho cư dân khu vực”.

Cũng từ nơi xa đến khu nhà tái định cư để tập thể dục, bà Nguyễn Thị Nga (74 tuổi, ở phố Mai Phúc, phường Phúc Đồng) cho biết: “Chúng tôi chọn khu nhà này làm nơi đi bộ dưỡng sinh, ngày nào cũng phải nhìn cảnh nhà hoang thấy quá lãng phí. Xây dựng mà không có tính toán, có tầm nhìn mới gây nên cơ sự này”.

Bà Nga thông tin: “Nhiều năm trước, khu nhà được cắt cỏ, dọn dẹp thường xuyên nhưng khoảng 3 năm trở lại đây thì tôi không thấy ai vệ sinh nữa, có chăng chỉ là những người dân cao tuổi ở khu vực thỉnh thoảng dọn dẹp để đảm bảo quang cảnh cũng như sự an toàn của khu dân cư bên cạnh mà thôi”.

Trước lo ngại về tình hình an ninh trật tự khu vực, bà Trần Thị D (65 tuổi) – cư dân sinh sống tại toà nhà bên cạnh tiết lộ: “Mặc dù chưa bao giờ nghe đến sự có mặt của những ổ nhóm tệ nạn nhưng vì sự an toàn, an ninh của khu vực nên một số hộ gia đình đã tận dụng khoảng sau khu nhà để trồng rau, vừa có nguồn cung cấp thực phẩm sạch lại vừa giữ quang cảnh cho khu nhà”.

Đập bỏ để tránh lãng phí quỹ đất kéo dài


Khoảng sân sau khu nhà được các hộ dân sinh sống lân cận tận dụng làm nơi trồng rau.

Khoảng sân sau khu nhà được các hộ dân sinh sống lân cận tận dụng làm nơi trồng rau.

Trước thông tin chủ đầu tư đã có đơn kiến nghị đập bỏ tòa nhà để xây dựng khu nhà thương mại, cơ quan chức năng của Hà Nội cũng đã có văn bản yêu cầu chủ đầu tư lập phương án cải tạo, sửa chữa khu nhà để làm nhà ở xã hội hoặc phá bỏ để xây dựng quỹ đất mới, nhiều người dân khu vực cho rằng, phương án cải tạo, sửa chữa sẽ rất khó khả thi bởi 3 toà nhà cao 6 tầng lại không có thang máy, đường xá đi lại không thuận tiện.

Bà Trần Thị D cho biết: “Mấy năm trước có người đến vệ sinh nhà No2 để cho thuê làm văn phòng nhưng sau không hiểu vì sao không thấy ai đến sử dụng. Với việc để hoang hóa như hiện tại khiến tòa nhà xuống cấp nghiêm trọng tôi đồng ý với phương án đập bỏ để tránh kéo dài sự lãng phí quỹ đất. Tuy nhiên, cần xem xét trách nhiệm của cá nhân, đơn vị liên quan trong việc gây lãng phí quỹ đất của thành phố Hà Nội trong từng ấy năm trời”.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Phạm Sỹ Liêm – Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết: “Dân ở đâu được điều tiết đến ở khu nhà tái định cư Sài Đồng thì không biết, nhưng nếu từ Thanh Xuân hay Hà Đông mà phải di sang Sài Đồng sinh sống thì quá xa, có khi, căn hộ (tái định cư) có diện tích một gấp đôi chưa chắc người dân đã đoái hoài”. Ông Liêm cho rằng: “Khu nhà tái định cư HANCO3 đã bỏ hoang hơn 10 năm, trong khi đó, khu đất này lại nằm ở vị trí khu đô thị đang phát triển, chính vì vậy, thông tin một số nhà thầu đề nghị được giao đất để lên phương án giải phóng mặt bằng, xây mới nhà thương mại là hoàn toàn hợp lý”.

“Với hình thức thương mại, khu nhà mới sẽ đáp ứng được nhu cầu người dùng và tôi hoàn toàn đồng ý với đề xuất này. Bởi để hoang như hiện nay thì quá vô duyên và đây là một thất bại lớn của việc tái định cư” – ông Liêm thẳng thắn.

Nhà tài định cư khi không còn phù hợp mà phải phá bỏ là sự lãng phí rất lớn. Trong khi đó, theo tìm hiểu của PV khi xây dựng 3 tòa nhà này, Handico3 là doanh nghiệp Nhà nước. Vì vậy, cần làm rõ số tiền xây dựng nhà tái định cư chủ đầu tư đã được thành phố bù trừ nghĩa vụ tài chính hay chưa? Nếu đã bù trừ rồi thì số tiền xây dựng 3 khu nhà này là tiền ngân sách. Vậy việc để thất thoát hàng tỷ đồng tiền xây dựng 3 tòa nhà này thuộc trách nhiệm của ai?

Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Sỹ Liêm nhấn mạnh: “Để tiết kiệm vốn, nhiều dự án tái định cư đẩy người dân ra xa khu nội thành, mặc dù có mức giá rẻ hơn nhiều lần nhưng lại khó khăn về điều kiện sinh hoạt. Ví dụ như điều kiện học hành của con cái là một trong những khó khăn mà các gia đình phải suy tính. Tôi đã nhiều lần phát biểu là phải có chính sách tái định cư cho giải phóng mặt bằng, bởi từ chính sách này, người dân có thể mua lại một căn hộ trên thị trường với mức tiền tương đương nhưng phù hợp với nhu cầu, điều kiện cuộc sống”.

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk

Pháp luật - 10 giờ trước

Công an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội

Giáo dục - 10 giờ trước

Dự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?

Giáo dục - 11 giờ trước

Mức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025

Thời sự - 14 giờ trước

GĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Top