Hà Nội sẽ có thêm 2 quận mới: Nhân dân quyết định tên quận
GiadinhNet - HĐND TP Hà Nội sẽ thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm thành 2 quận mới với 23 phường.
![]() |
Nhiều khu đô thị hiện đại đã được xây dựng trên địa bàn huyện Từ Liêm. Ảnh LM. |
Lấy ý kiến nhân dân việc đặt tên quận mới
Chưa bổ sung Phó Chủ tịch UBND thành phố Theo ông Nguyễn Văn Hoạt, Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội, từ 1/10/2013 Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Huy Tưởng đã nghỉ hưu. Theo quy định của việc tổ chức bộ máy thành phố thì UBND thành phố sẽ có bổ sung một người thay thế. Tuy nhiên hiện nay các cơ quan chức năng của thành phố đang trong quá trình xem xét lựa chọn theo quy trình, sau đó UBND thành phố sẽ báo cáo trình HĐND thành phố xem xét và bầu bổ sung một Phó Chủ tịch mới. |
Theo ông Nam, đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm đã được TP Hà Nội chuẩn bị từ lâu, nhưng bây giờ mới được Chính phủ phê duyệt chủ trương. Sau khi Chính phủ đồng ý, thành phố sẽ thực hiện theo đúng các quy trình Nghị định 62 của Chính phủ ban hành năm 2011. “Hiện nay các xã và UBND huyện Từ Liêm đang triển khai các bước và HĐND thành phố đã chính thức bổ sung vào chương trình kỳ họp thứ 8”, ông Nam cho hay.
Về tên của 2 quận mới, ông Nam cho biết hiện nay đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân của huyện Từ Liêm, trên cơ sở đó Chính phủ sẽ có quyết định. Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố nói: “Có nhiều phương án về tên của 2 quận mới, nhưng hiện chưa chốt phương án nào”. Theo kế hoạch của UBND TP Hà Nội, việc xin ý kiến nhân dân về việc điều chỉnh địa giới hành chính phải hoàn thành chậm nhất là ngày 3/12/2013.
Ông Nguyễn Văn Hoạt - Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội cho biết thêm, HĐND thành phố sẽ xem xét thông qua Nghị quyết. Tuy nhiên theo ông Hoạt: “HĐND thành phố hoàn toàn không có thẩm quyền quyết định mà chỉ lấy ý kiến của nhân dân thông qua HĐND các cấp xã, phường, quận, huyện”. Ông Hoạt lý giải, Nghị quyết HĐND TP Hà Nội có 2 loại: Nghị quyết theo thẩm quyền HĐND, nghĩa là sau khi HĐND quyết thì giao UBND triển khai. Một loại nghị quyết khác là thực hiện theo luật định, nghĩa là Nghị quyết để báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định. Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm là loại thứ hai.
Huyện Từ Liêm đủ điều kiện lên quận
Trước đó, trao đổi với báo chí, ông Lê Văn Thư, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm cho biết: “Nói chung, các điều kiện hiện nay đã hội đủ. Ngoài tiêu chí về dân số, hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện Từ Liêm hiện nay hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu khi tách thành 2 quận. Bộ Nội vụ cũng đã làm việc với huyện Từ Liêm về vấn đề này”.
Ý tưởng tách huyện Từ Liêm thành 2 quận trên thực tế đã được khởi động từ nhiều năm trước. Năm 2001, khi Hà Nội đang xây dựng đề án tách một số xã thuộc huyện Gia Lâm để thành lập quận mới Long Biên, đã có ý tưởng tách một phần huyện Từ Liêm để hình thành một quận mới ở phía Tây Thủ đô. Tuy nhiên, trong khi quận Long Biên đã chính thức ra mắt vào ngày 1/1/2004 thì đề xuất tách quận mới từ huyện Từ Liêm lại lỡ hẹn. Tới thời điểm năm 2005-2006, câu chuyện Từ Liêm sẽ lên quận lại rộ lên. Thậm chí, khi đó đã xuất hiện cả tên gọi của 2 quận mới sau khi chia tách là quận Mỹ Đình và quận Từ Liêm. Dù vậy, vì nhiều lý do huyện Từ Liêm vẫn tiếp tục giữ nguyên cho tới ngày nay.
Nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch và kiến trúc Hà Nội, ông Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, đây là thời điểm chín muồi để Từ Liêm lên quận. Sau nhiều năm đô thị hóa, hệ thống hạ tầng đô thị của Từ Liêm hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu. Quy mô dân số hiện cũng đã quá tải, rất cần được quản lý theo mô hình trung tâm đô thị. Việc tách Từ Liêm thành 2 quận cũng hoàn toàn phù hợp với quy hoạch bởi quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn 2050 đã xác định rõ, Từ Liêm nằm trong khu vực trung tâm đô thị và vùng phát triển mới.
Huyện Từ Liêm được thành lập ngày 31/5/1961 trên cơ sở quận 5, quận 6 và một số xã của huyện Hoài Đức, huyện Đan Phượng - tỉnh Hà Đông. Huyện gồm 26 xã, có diện tích đất trên 114 km2, dân số 12 vạn người. Năm 1974, huyện đã bàn giao xã Yên Lãng về khu phố Đống Đa. Đầu năm 1996, huyện đã bàn giao tiếp 5 xã (Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thứ) về quận Tây Hồ.
Cuối năm 1996, huyện bàn giao xã Nhân Chính với 9.229 nhân khẩu về quận Thanh Xuân. Từ ngày 30/8/1997, 4 thị trấn (Cầu Giấy, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân) và 3 xã (Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa) đã tách khỏi huyện để thành lập quận Cầu Giấy. Sau nhiều lần chia tách, hiện nay, Từ Liêm còn lại 15 xã và 1 thị trấn, có diện tích đất tự nhiên 75,15 km2 và dân số nhiều nhất so với các quận nội thành hiện có của Hà Nội, với trên 550.000 người. |
Lê Minh

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Thủ đô có phải hứng chịu những cơn mưa như trút nước về chiều tối?
Đời sống - 34 phút trướcGĐXH - Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới cho thấy, Thủ đô ban ngày trời có nắng, chiều tối tiếp tục có mưa dông rải rác, có ngày có mưa to. Cần đề phòng các hiện tượng thời tiết tiêu cực đi kèm.

Dự án nhà ở xã hội quy mô 1.100 căn ở Nam Định mới được khởi công có gì đặc biệt?
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Ngày 19/5, UBND tỉnh tổ chức lễ khởi công dự án nhà ở xã hội Bãi Viên thuộc phường Mỹ Xá, TP Nam Định.

5 con giáp tài lộc như mưa, thu nhập nhảy vọt khi vào hè
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Mùa hè này có 5 con giáp đột phá, sự nghiệp hanh thông, tiền bạc rủng rỉnh, không còn lo túng thiếu.

Hà Nội: Để bó sắt dài hơn 10m rơi xuống đường, tài xế và chủ phương tiện bị phạt hơn 40 triệu đồng
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - CSGT Hà Nội đã lập biên bản, xử phạt hơn 40 triệu đồng với tài xế ô tô và chủ phương tiện chở bó sắt dài hơn 10m rơi xuống đường, gây mất an toàn giao thông.

Cận cảnh bàn chân Đức Phật 'khổng lồ' ở chùa Tam Chúc thu hút người dân
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Bàn chân Đức Phật được chế tác bằng đá xanh tự nhiên tại chùa Tam Chúc, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam thu hút đông đảo tăng ni, Phật tử, người dân và du khách thập phương tìm đến trong những ngày diễn ra lễ chiêm bái xá lợi Đức Phật.

Sinh viên ngành sư phạm nhận tin vui, được hưởng quyền lợi đặc biệt này nếu tham gia tuyển sinh đại học 2025
Giáo dục - 2 giờ trướcGĐXH - Theo quy định của Nghị định 116/2020/NĐ-CP, sinh viên ngành sư phạm sẽ được hỗ trợ tiền đóng học phí tương ứng với mức thu học phí của cơ sở giáo dục mà họ theo học.

Hàng triệu người dân sẽ mừng như 'mở cờ trong bụng' khi biết thông tin chính thức này bắt đầu từ tháng 6
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Trước làn sóng gia tăng các vụ lừa đảo qua mạng, Chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp mạnh tay nhằm chấn chỉnh việc sử dụng SIM rác và tài khoản ngân hàng không chính chủ. Đây là hai “cánh tay đắc lực” tiếp tay cho tội phạm công nghệ cao.

Sau 29 tháng thi công, cầu Thiên Trường ở Nam Định chính thức khánh thành
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Sau 29 tháng thi công, cầu Thiên Trường mang biểu tượng của Nam Định chính thức khánh thành, đưa vào sử dụng, góp phần hoàn thiện hệ thống mạng lưới giao thông của tỉnh này.

Ô tô bất ngờ bốc cháy khi lưu thông đến trước bến xe ở Huế
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Ô tô con khi lưu thông đến trước bến xe Nguyễn Hoàng (TP Huế) bất ngờ bốc cháy. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ nhanh chóng có mặt để khống chế.

Bắc Giang: Bắt chủ cơ sở bán 60 tấn giá đỗ ngâm chất tăng trưởng
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Sử dụng chất kích thích tăng trưởng 6-Benzylaminopurine (chất kích thích tăng trưởng tế bào) để sản xuất giá đỗ, một chủ cơ sở ở tỉnh Bắc Giang bị cơ quan công an bắt giữ.

Lịch nghỉ hè chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành trên toàn quốc năm 2025
Giáo dụcGĐXH - Lịch nghỉ hè 2025 của học sinh tại 63 tỉnh thành được xây dựng dựa trên khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 do Bộ GD&ĐT ban hành.