Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội vẫn nhiều nơi lạm thu tiền trường

Thứ ba, 10:00 28/08/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Chỉ còn hơn một tuần nữa là đến khai giảng năm học mới 2018-2019, thế nhưng câu chuyện lạm thu tiền trường đầu năm học vẫn tiếp tục đeo bám các bậc phụ huynh. Nhà trường luôn “sáng kiến” với các khoản thu, còn phụ huynh vì lo lắng chuyện học cho con mà đa số chịu cảnh ấm ức.


Vẫn có hàng loạt các khoản thu bất hợp lý đầu năm học.     Ảnh minh họa: KT

Vẫn có hàng loạt các khoản thu bất hợp lý đầu năm học. Ảnh minh họa: KT

Phát hoảng vì bị “dội” tiền trường

Trong tuần qua, nhiều phụ huynh có con học lớp 1 Trường Tiểu học Đô thị Việt Hưng (ở Long Biên, Hà Nội) phản ánh, cuối tháng 7, khi họ đăng ký nộp hồ sơ cho con vào học tại trường thì nhận được thông báo mua SGK, đồ dùng học tập nhưng không ghi giá tiền. Đầu tháng 8, khi nhận sách và đồ dùng học tập, phụ huynh phải nộp lên tới hơn 734.000 đồng/học sinh. Ngoài ra, phụ huynh còn phải đóng thêm nhiều khoản khác như: Đồng phục, mũ, ghế với số tiền 895.000 đồng; học kỹ năng sống 300.000 đồng; tạm ứng sửa cơ sở vật chất 1 triệu đồng. Tổng các khoản phụ huynh phải đóng trước năm học mới lên tới gần 3 triệu đồng, nhưng lại không có biên lai thu tiền.

Sau khi phụ huynh phản ánh, theo chỉ đạo của quận, nhà trường phải trả lại hết cho phụ huynh các khoản thu sai trong ngày 27/8. Lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận Long Biên cho biết: Đại diện nhà trường đã làm việc với các phụ huynh và đã trả lại những khoản thu không đúng. Những gì nhà trường thu chưa đúng, Phòng GD&ĐT quận Long Biên đã chỉ đạo trả lại cho phụ huynh. Tới nay, cơ bản đã hoàn lại đủ tiền, đối với những khoản tiền khác còn lại, nhà trường sẽ cử người đến tận nhà để trả hết và yêu cầu cha mẹ học sinh ký xác nhận đã hoàn lại. Còn nhà trường cho biết, số tiền này đã được trả lại cho phụ huynh học sinh do giáo viên tự ý thu sai.

Trước đó, một bức “tâm thư” kêu gọi đóng góp từ phụ huynh lên tới gần 1 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng “sửng sốt”. Theo bức thư kêu gọi này, nhà trường đã đưa ra kế hoạch bổ sung và sửa chữa trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập như sau: Mua mới 5 phòng và sửa chữa bàn ghế học sinh: 256,250 triệu đồng; lắp camera cho các lớp bán trú: 265 triệu đồng; sửa chữa khu bếp ăn bán trú và các phòng chức năng 450 triệu đồng. Tổng là 971,250 triệu đồng. Được biết, bức thư kêu gọi này là của một trường Tiểu học ở TP Hải Phòng và mới chỉ dừng lại ở mức “kêu gọi”.

Trên đây là hai trường hợp xảy ra hiện tượng thu sai, vận động quyên góp chưa đúng quy định đầu năm học 2018 – 2019. Trong khi phần lớn các trường công lập hiện nay đang ở mức “nghe ngóng”, chỉ thực hiện thu sau buổi họp phụ huynh đầu năm. Trong khi phụ huynh lo lắng với các khoản tiền trường có thể “biến tấu”, Bộ GD&ĐT lại cho rằng, để xảy ra vấn đề “lạm thu”, nguyên nhân chủ yếu là một số cơ sở giáo dục cố tình thực hiện sai quy định của Nhà nước nhiều hoạt động biến tướng để thu tiền học sinh, phụ huynh mượn danh nghĩa “tự nguyện” hay “thu các khoản thu ngoài quy định của nhà Nước”; Ban Đại diện cha mẹ học sinh chưa làm hết trách nhiệm của mình.

Chấp nhận hay “vùng lên”?

Dù Bộ GD&ĐT chỉ ra được nguyên nhân của lạm thu cũng như đề nghị các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện xử lý những nơi xảy ra sai phạm. Tuy nhiên, có thể thấy năm học 2017 - 2018 vừa qua, “được mùa” xử lý một loạt các sai phạm thu tiền tại một số trường học ở Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác, nhiều lãnh đạo trường bị kỷ luật. Có thể thấy vai trò trong phòng chống lạm thu lại là… phụ huynh, bởi nếu không có sự lên tiếng của phụ huynh, chắc hẳn nhiều vụ việc đã không bị phơi bày. Thực tế cho thấy, một số nơi tái diễn lạm thu do sự “tiếp sức” từ phụ huynh, đặc biệt là Ban Đại diện cha mẹ học sinh.

Lo con bị trù dập khi thắc mắc, khiếu nại về các khoản tiền trường, nhất là khoản thu “đeo mác” tự nguyện, nhiều phụ huynh dù bức xúc nhưng vẫn ngậm ngùi đóng cho xong vì lo lắng con bị “ra rìa” nếu không đóng tiền. “Đầu năm học khi được giáo viên thông báo các khoản, Ban Phụ huynh cũng dự chi rất nhiều khoản mua sắm kinh phí lớn… biết là hoạt động sai nguyên tắc của các khoản thu tự nguyện, nhưng hầu hết phụ huynh không bằng lòng nhưng vẫn phải đóng. Hơn nữa, nếu biết mình đi phàn nàn ở nơi khác, chỉ có nước chuyển trường cho con vì nhà trường cho rằng mình chống đối, kiện cáo”, anh Trần Trung Tuyên, phụ huynh ở Hà Nội tâm sự.

Về giải pháp chống lạm thu, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, trên thực tế hiện nay khi ngân sách chưa đủ để đảm bảo các hoạt động giáo dục, nên rất cần sự ủng hộ về vật chất từ xã hội, đặc biệt là phụ huynh. Tuy nhiên, cách thức hoạt động trong công tác thu tiền xã hội hóa hiện ở một số nơi chưa đảm bảo yếu tố minh bạch trong thu chi. Khâu phát động, quyên góp còn thực hiện theo phương thức “bổ đầu”, gây bức xúc đối với phụ huynh. Ngoài ra, một số trường còn tự ý thu các khoản khi chưa được ngành Giáo dục chấp thuận, phụ huynh thông qua. Do đó, nếu quản lý chặt sẽ hạn chế được lạm thu.

Cũng theo PGS Trần Xuân Nhĩ: “Trong phòng chống lạm thu, không nên đẩy hết trách nhiệm lên các bậc phụ huynh vì nhiều người không dám lên tiếng. Do đó, ngoài yêu cầu các địa phương chỉ đạo các trường phải thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ GD&ĐT thông qua các văn bản đã ban hành về quản lý thu, chi đầu năm. Tất cả các khoản thu tiền trường phải được công khai, minh bạch cho phụ huynh biết. Bộ GD&ĐT cùng các địa phương cần vào cuộc quyết liệt hơn để xử lý lạm thu”.

Trong những năm gần đây, các vụ việc phát hiện lạm thu tiền trường chủ yếu thông qua các phản ánh của phụ huynh tới các cơ quan báo chí. Ngành Giáo dục và địa phương cũng đã vào cuộc xác minh, làm rõ và xử lý nhiều vụ việc. Đầu năm học 2018 – 2019, Bộ GD&ĐT cũng đã có văn bản gửi các địa phương yêu cầu tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động thu, chi đầu năm học, bảo đảm các khoản thu đúng quy định hiện hành; khắc phục triệt để tình trạng lạm thu; xử lý nghiêm người đứng đầu cơ sở giáo dục xảy ra vi phạm.

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ người phụ nữ nguy kịch khi đến trị liệu làm đẹp ở MELIZA: Đã gỡ biển quảng cáo dịch vụ thẩm mỹ

Vụ người phụ nữ nguy kịch khi đến trị liệu làm đẹp ở MELIZA: Đã gỡ biển quảng cáo dịch vụ thẩm mỹ

Xã hội - 6 giờ trước

Dù ngừng hoạt động hơn năm qua, cũng không được cấp phép hành nghề khám chữa bệnh song biển hiệu MELIZA (Trung tâm đào tạo thẩm mỹ công nghệ cao) vẫn treo. Đến trưa hôm qua 14/7, biển quảng cáo này đã được hạ xuống.

Tạm giữ hình sự lái xe ô tô gây tai nạn lao xuống sông ở Nghệ An

Tạm giữ hình sự lái xe ô tô gây tai nạn lao xuống sông ở Nghệ An

Xã hội - 6 giờ trước

Liên quan đến vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra chiều 13/7 trên quốc lộ 46A, đoạn qua xã Vạn An, tỉnh Nghệ An, lực lượng chức năng ra quyết định tạm giữ hình sự tài xế để phục vụ công tác điều tra.

Chém vợ trọng thương rồi khoá cửa cố thủ trong nhà

Chém vợ trọng thương rồi khoá cửa cố thủ trong nhà

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Sau khi gây án, Trường khóa trái cửa, ngăn cản người thân và lực lượng chức năng tiếp cận hiện trường.

Đà Nẵng: Khởi tố 7 đối tượng tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Đà Nẵng về tội ‘Lừa dối khách hàng’

Đà Nẵng: Khởi tố 7 đối tượng tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Đà Nẵng về tội ‘Lừa dối khách hàng’

Xã hội - 6 giờ trước

Theo cơ quan Công an, thủ đoạn của các đối tượng là thành lập Phòng khám Đa khoa Quốc tế Đà Nẵng, sau đó tuyển dụng nhóm "bác sỹ" giả để thực hiện các thủ thuật y tế liên quan đến các bệnh về nam khoa, phụ khoa để thu tiền của người bị hại…

Mượn điện thoại bạn nhậu, lợi dụng lúc say lén bán kiếm tiền

Mượn điện thoại bạn nhậu, lợi dụng lúc say lén bán kiếm tiền

Xã hội - 7 giờ trước

Lợi dụng lúc bạn nhậu ngủ say, thanh niên ở Cao Bằng lấy cắp điện thoại mang đi bán lấy tiền tiêu xài.

Tìm bị hại và người làm chứng vụ án Cướp tài sản, Gây rối trật tự công cộng ở Hà Nội

Tìm bị hại và người làm chứng vụ án Cướp tài sản, Gây rối trật tự công cộng ở Hà Nội

Xã hội - 7 giờ trước

Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đang điều tra, giải quyết vụ án “Cướp tài sản, Gây rối trật tự công cộng” xảy ra trong các ngày 9/8, 15/8 và ngày 17/8 năm 2024 trên địa bàn TP Hà Nội.

Điểm tốt nghiệp THPT 2025: Bao nhiêu là đỗ, bao nhiêu là liệt?

Điểm tốt nghiệp THPT 2025: Bao nhiêu là đỗ, bao nhiêu là liệt?

Xã hội - 7 giờ trước

Chỉ còn vài giờ nữa, điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ chính thức được công bố. Trước thời điểm quan trọng này, câu hỏi về ngưỡng đỗ tốt nghiệp và điểm liệt đang là mối quan tâm hàng đầu của hàng triệu phụ huynh và học sinh trên cả nước.

Mặc đồ công nhân viễn thông, liều lĩnh cắt trộm cáp giữa ban ngày

Mặc đồ công nhân viễn thông, liều lĩnh cắt trộm cáp giữa ban ngày

Xã hội - 7 giờ trước

Ngày 15-7, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết đang phối hợp các đơn vị chức năng điều tra, làm rõ xử lý 2 người liên quan đến vụ trộm cáp viễn thông vừa xảy ra tại tỉnh này.

Chính sách BHYT mới: Bệnh viện chủ động thích ứng, người dân hưởng lợi

Chính sách BHYT mới: Bệnh viện chủ động thích ứng, người dân hưởng lợi

Xã hội - 8 giờ trước

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 với nhiều thay đổi đáng chú ý. Hiện các bệnh viện tại TP.HCM đang tích cực hỗ trợ người dân từ mua thẻ, gia hạn đến giải đáp quy định mới, giúp việc khám chữa bệnh bằng BHYT thuận lợi hơn.

Giám đốc Công an Hà Nội: Áp dụng camera AI, CSGT không cần phải ra đường

Giám đốc Công an Hà Nội: Áp dụng camera AI, CSGT không cần phải ra đường

Xã hội - 8 giờ trước

Công an Hà Nội đang triển khai hệ thống camera AI có thể tự động điều chỉnh đèn tín hiệu giao thông, lực lượng CSGT không cần phải trực tiếp điều hành tại điểm nóng.

Top