Hà Nội: Vì sao dự án Trường THPT chất lượng cao Mùa Xuân ở quận Long Biên lại bị người dân phản đối?
GiadinhNet - Một dự án nằm ở khu đất vàng quận Long Biên được phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư từ 17/4/2012 nhưng đến nay vẫn chưa thể khởi công được. Nguyên nhân là vướng mắc giữa người dân và chính quyền địa phương trong việc áp dụng pháp luật để bồi thường, giải phóng mặt bằng.
“Mất đất rồi thì chẳng biết làm gì!”
Trong nhiều năm qua, bà Nguyễn Thị Lộc (52 tuổi, nhà ở tổ 15, phường Bồ Đề) thấp thỏm, lo lắng vì không không biết mấy trăm mét đất nằm trong Dự án xây dựng trường THPT chất lượng cao Mùa Xuân sẽ bị thu hồi như thế nào.
Bà Lộc cho biết, năm 2000 - 2001, bà được UBND huyện Gia Lâm (nay là quận Long Biên) giao mấy trăm mét đất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP tại xã Bồ Đề (nay là phường Bồ Đề) để trồng hoa màu. Sau này, khi thành lập quận Long Biên, do điều kiện kinh tế khó khăn, bà có nhận thầu thêm của một số gia đình khác (tầm 1.000m2) để trồng rau.
Năm 2012, khi UBND quận Long Biên có Quyết định phê duyệt lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án trường THPT chất lượng cao Mùa Xuân tại ô đất có kí hiệu C2-2/THPT1 thuộc phường Bồ Đề thì bà được thông báo đất sẽ bị thu hồi.
“Năm 2018, gia đình có nhận được một văn bản thu hồi đất để làm công trình nhưng tôi không chấp nhận do giá đền bù chưa thỏa đáng. Cả gia đình chúng tôi có 4 nhân khẩu nhưng sống chủ yếu nhờ vào mấy sào ruộng này, với mức thu nhập từ trồng rau được khoảng 7 triệu đồng mỗi tháng.
Theo thông báo thì giá đền bù được hơn 1,53 triệu đồng mỗi m2 và không thấy tiền hỗ trợ giải quyết việc làm khi thu hồi đất. Nói thật, mang tiếng là ở quận Long Biên nhưng cả gia đình chúng tôi vẫn trông chờ thu nhập chính từ mấy sào ruộng trồng rau này. Nếu bị thu hồi đất, chúng tôi không biết mưu sinh bằng nghề gì”, bà Lộc chia sẻ.
Cũng như bà Lộc, ông Nguyễn Duy Quang (54 tuổi, nhà ở số 323 đường Lâm Du, phường Bồ Đề, quận Long Biên) cho biết: "Việc thu hồi đất nông nghiệp của dân giữa Thủ đô mà chỉ có 1,53 triệu đồng là không thỏa đáng. Nếu thu hồi đất để phục vụ lợi ích Quốc gia, hay vì mục đích công cộng thì chúng tôi luôn sẵn sàng, còn nếu thu hồi đất cho doanh nghiệp kinh doanh thì cần phải thỏa thuận với dân”.
Theo anh Nguyễn Đức Thọ (38 tuổi, nhà ở số 349 đường Lâm Du, phường Bồ Đề), hiện nay gia đình anh (đất đứng tên mẹ anh là bà Bùi Thị Vân) đã nhận được văn bản gửi thông báo về việc đền bù và giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, thời gian qua, anh Thọ cũng như rất nhiều hộ dân khác đã gửi đơn đến các cấp chính quyền đề nghị xem xét lại việc thu hồi đất nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Anh Thọ cho rằng, Dự án xây dựng trường học chất lượng cao Mùa Xuân thực chất là một dự án kinh doanh, nằm trong chuỗi giáo dục của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục SSG (thuộc Tập đoàn SSG) xây dựng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
“Chúng tôi không chống đối quá trình triển khai dự án này, tuy nhiên chúng tôi mong muốn doanh nghiệp phải thỏa thuận đền bù với người dân sao cho hợp lý. Theo tìm hiểu của chúng tôi, đây là một dự án không phải phục vụ cộng cộng mà là một dự án kinh doanh doanh trong lĩnh vực giáo dục với mức học phí hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Và theo các luật hiện hành, dự án này không phải nhà nước thu hồi đất, còn nếu chính quyền địa phương vẫn áp dụng sai pháp luật để thu hồi đất thì vô tình đẩy người dân vào khó khăn và làm lợi cho doanh nghiệp mà thôi”, anh Thọ bức xúc.
Dự án phục vụ công cộng hay kinh doanh?
Mặc dù Dự án Xây dựng trường THPT chất lượng cao Mùa Xuân được phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư từ ngày 17/4/2012, nhưng đến nay, sau hơn 7 năm, dự án này vẫn chưa thể hoàn thành quá trình đền bù và giải phóng mặt bằng.
Có mặt tại địa điểm triển khai dự án thuộc khu đất có kí hiệu C2-2/THPT1, nằm trên đường Cổ Linh, phường Bồ Đề là hàng chục tấm băng rôn phản đối “đất chưa đền bù - cấm xâm phạm” của các hộ dân. Tại địa điểm thực hiện dự án, chủ đầu tư cũng mới dựng lên bảng thông tin và phối cảnh kiến trúc. Còn khu đất thì người dân vẫn đang sản xuất nông nghiệp bình thường.
Thông tin trong các tài liệu cho thấy, chủ đầu tư dự án này là Công ty CP Tập đoàn SSG, đại diện chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục SSG. Công ty CP Tập đoàn SSG hiện nay có trên 20 công ty thành viên, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản và đầu tư phát triển giáo dục.
Dự án trường THPT chất lượng cao Mùa Xuân tại phố Cổ Linh, phường Bồ Đề nằm trong hệ thống trường phổ thông song ngữ liên cấp Wellspring Hà Nội. Hiện nay, trường này đã có một cơ sở đi vào hoạt động từ năm học 2011 - 2012 tại số 95, phố Ái Mộ, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP Hà Nội và một cơ sở ở số 92 Nguyễn Hữu Cảnh, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Theo các tài liệu mà chúng tôi có được, Dự án xây dựng trường THPT chất lượng cao Mùa Xuân (tên giao dịch quốc tế là Spring School) được UBND quận Long Biên phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư tại văn bản số 1114/QĐ-UBND ngày 17/4/2012. Địa điểm thực hiện dự án tại ô đất kí hiệu C2-2/THPT1 phường Bồ Đề, quận Long Biên với phạm vi chiếm đất là 38.890 m2.
Theo mục tiêu đầu tư của dự án là xây dựng trường THPT chất lượng cao phục vụ sự nghiệp giáo dục của địa phương và khu vực, tổng mức đầu tư là 235.303 triệu đồng. Để thực hiện dự án này, chủ đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, cam kết hỗ trợ ngân sách địa quận Long Biên là 500 triệu đồng, số tiền thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng là gần 77 tỉ đồng.
Ngay khi dự án được lựa chọn nhà đầu tư, nhiều người dân đã lên tiếng phản đối vì cho rằng, việc thu hồi đất không tuân thủ theo quy định của pháp luật. Anh Nguyễn Đức Thọ cho biết, từ năm 2017, anh đã đại diện cho hàng trăm hộ dân thuộc phường Bồ Đề, quận Long Biên có đất bị thu hồi gửi đơn thư kiến nghị đến nhiều cơ quan chức năng để yêu cầu làm rõ, dự án trường THPT chất lượng cao của Công ty CP Tập đoàn SSG là dự án phục vụ cho cộng cộng hay vì mục đích kinh doanh có lợi nhuận.
Luật sư Nguyễn Thị Loan, Đoàn luật sư Hà Nội cho rằng, dự án này không thuộc trường hợp thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế theo Luật Đất đai năm 2003 và các Nghị định của Chính phủ. Trong đó, khoản 1, điều 40 Luật Đất đai năm 2003 đã quy định rất rõ về việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế: “Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế trong trường hợp đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ”.
Ngoài ra, theo luật sư Nguyễn Thị Loan, điểm e, khoản 3, điều 2, Nghị định 17/2006 /NĐ-CP ngày 27/1/2006 cũng đã bổ sung trường hợp sử dụng đất vì mục đích phát triển kinh tế như sau: “Sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ công cộng bao gồm các công trình giao thông, điện lực, thuỷ lợi, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, thông tin liên lạc, đường ống dẫn xăng dầu, đường ống dẫn khí, giáo dục, đào tạo, văn hoá, khoa học kỹ thuật, y tế, thể dục, thể thao, chợ”.
Như vậy, đối chiếu với quy định của pháp luật, chỉ những dự án giáo dục đáp ứng những điều kiện sau đây mới thuộc trường hợp sử dụng đất phát triển kinh tế:
1. Dự án giáo dục này phải là dự án lớn theo quy định của Chính phủ (theo quy định tại khoản 1 điều 40 Luật Đất đai năm 2003).
2. Dự án giáo dục này phải là dự án phục vụ mục đích công cộng.
Nếu dự án này không đáp ứng được hai điều kiện ở trên thì không phải là dự án vì mục đích phát triển kinh tế theo quy định của Luật Đất đai năm 2003.
Theo thông báo học phí năm học 2019 - 2020 trên trang web của hệ thống trường Phổ thông Song ngữ liên cấp Wellspring (thuộc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Giáo dục SSG), mức học phí hàng năm cho mỗi học sinh vào đây học từ lớp 1 đến lớp 12 là từ 142,52 triệu đồng đến 197,67 triệu đồng.
Nhìn vào bảng giá học phí, ai cũng có thể nhìn nhận, là con em nghèo ở quận Long Biên khó có thể đủ điều kiện theo học được. Và với mức học phí như thế này thì đây liệu có được xem là dự án phục vụ công cộng hay không?
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.
Nhóm PV
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 3 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 4 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 6 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 6 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 6 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 7 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.