Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hai bộ phim Việt 'hot trend' có câu chuyện bi kịch do trọng nam khinh nữ, bất bình đẳng giới

Thứ ba, 16:00 01/12/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet- Qua góc nhìn sinh động của phim ảnh, những câu chuyện về bất bình đẳng giới, trọng nam khinh nữ đã làm thay đổi đáng kể nhận thức sai lệch của một bộ phận khán giả.

Gần đây có hai bộ phim truyền hình khá nổi tiếng đề cập đến câu chuyện này là "Về nhà đi con", "Hoa hồng trên ngực trái". Tuy không phải là bộ phim có chủ đề chính là bất bình đẳng giới mà chỉ được hiện lên với vai trò "dẫn chuyện" nhưng với cách kể hấp dẫn, mới mẻ, câu chuyện về bất bình đẳng giới, trọng nam khinh nữ đã làm thay đổi đáng kể nhận thức của khán giả.

"Hoa hồng trên ngực trái" - lời cảnh tỉnh sâu sắc cho thói trọng nam khinh nữ

"Hoa hồng trên ngực trái" xoay quanh loạt nhân vật chính là phụ nữ nhưng trong phim, những nhân vật nữ này lại chịu nhiều đè nén, không được coi trọng.

Hai bộ phim Việt hot trend có câu chuyện bi kịch do trọng nam khinh nữ, bất bình đẳng giới - Ảnh 1.

Câu chuyện bắt đầu từ bi kịch trong gia đình Khuê (Hồng Diễm đóng). Thái - chồng cô (Ngọc Quỳnh đóng) vốn là người gia trưởng, bảo thủ và mê tín. Xuất thân từ một gia đình khá giả lại thêm ngoại hình đẹp trai, ngay từ lúc thanh niên, Thái đã thể hiện bản tính lăng nhăng tới mức làm hai cô có bầu. Thái chọn Khuê chỉ vì nghe theo lời ông thầy bói, chứ thực tế cũng không yêu thương Khuê tới mức thực lòng. Khi chọn Khuê, anh ta ép cô gái còn lại đi phá thai dẫn đến cái chết vô cùng oan uổng và thương tiếc của cả hai mẹ con.

Khi kết hôn, Khuê sinh cho chồng 2 cô con gái mà không có con trai. Chính vì vậy mà khi nghe "tiểu tam" thông báo có thai, lại là con trai, anh ta tìm mọi cách để đuổi Khuê ra khỏi nhà.

Hai bộ phim Việt hot trend có câu chuyện bi kịch do trọng nam khinh nữ, bất bình đẳng giới - Ảnh 2.

Nhưng ngay cả khi chưa có người thứ 3 chen vào thì Thái cũng là gã chồng tệ bạc. Anh ta không cho vợ đi làm vì luôn quan niệm phụ nữ chỉ biết làm việc nhà và đẻ, còn lại chẳng được tích sự gì. Tất cả mọi việc trong nhà, Khuê đều phải phụ thuộc vào chồng nên càng khiến cô bị coi thường. Ngay cả ngoại tình, Thái cũng công khai chứ không cần giấu giếm. Nếu Khuê tranh luận, nói chuyện phải trái thì sẽ bị đe dọa, thách thức: "Nếu đã không làm ra tiền thì nên im mồm và biết điều. Không tôi sẽ cho cả cô và gia đình cô biết tay đấy!"

Ngay bản thân Khuê cũng không nhận ra giá trị của bản thân. Cô nhu nhược, nhún nhường với chồng, luôn tự nghĩ bản thân là kẻ không có trình độ, năng lực nên chấp nhận cuộc hôn nhân đầy bi kịch của mình.

Hai bộ phim Việt hot trend có câu chuyện bi kịch do trọng nam khinh nữ, bất bình đẳng giới - Ảnh 3.

Từ quan niệm thích con trai của Thái đã dẫn đến ân oán kéo dài. Từ chỗ lừa dối cùng lúc hai cô gái, Thái bị em của người yêu cũ lên kế hoạch trả thù. Anh ta bị chính "tiểu tam" lừa lại, khiến gia đình tan nát, còn Thái thì bị phá sản. 

Bộ phim là lời cảnh báo chân thực cho thói trọng nam khinh nữ, cũng như mong muốn phụ nữ phải hiểu được giá trị của bản thân. Giống như Khuê, từ chỗ không có nghề nghiệp, ra đi với hai bàn tay trắng, cô đã đấu tranh để tìm lại hạnh phúc cho mình. Cô khởi nghiệp từ chính khả năng nấu nướng và ngày càng thành công hơn trong lĩnh vực ẩm thực.

Về nhà đi con – Thông điệp sâu sắc về gia đình và bình đẳng giới

Trong phim, ông Sơn (NSND Trung Anh) được mệnh danh là "ông bố quốc dân", thế nhưng thời trẻ, ông cũng như bao người đàn ông của thời trước là mong mỏi có người nối dõi tông đường. Từ quan niệm đó mà cuộc đời ông gặp không ít đau khổ và sự dằn vặt sau này.

Vợ ông Sơn ba lần sinh con thì cả ba lần đều là gái nên bị chồng ghẻ lạnh, bỏ bê để rồi chết khi lâm bồn vì không có chồng ở bên. Điều này đã khiến cô con gái út tên Dương (Bảo Hân đóng) bị ám ảnh suốt 20 năm. Từ nhỏ, Dương đã không cảm nhận được tình yêu của bố, cô tự biến mình trở thành con trai bằng cách cắt tóc ngắn và ăn mặc như nam giới. Tính tình Dương nổi loạn, thích gây hấn và luôn sẵn sàng xung đột với bố.

Trong khi đó Huệ (Thu Quỳnh đóng) do phải thay mẹ chăm sóc các em từ bé đã sớm hình thành trong cô đức tính hi sinh, chịu thương chịu khó. Đến khi lấy chồng, cô tự bó buộc bản thân vào lễ giáo, bất chấp người chồng có máu vũ phu. Ngay cả như vậy, ông Sơn vẫn không chấp nhận việc con gái bỏ chồng. Chỉ đến khi chứng kiến bi kịch của con, ông mới dần thay đổi nhận thức.

Còn Thư (Bảo Thanh đóng) vì không muốn rơi vào hoàn cảnh như của chị gái nên cô luôn giữ sự độc lập, tự tin vào bản thân và luôn biết tính toán trong mọi việc. Trong tình yêu, cô chủ trương chọn người đàn ông giàu có. Thế nhưng rồi chính sự tính toán đó lại trở thành nguồn cơn khiến Thư phải chấp nhận một cuộc hôn nhân hợp đồng.

Sau hàng loạt những biến cố của 3 cô con gái, ông Sơn cũng như các con của ông đã nhận ra một điều rằng: Cho dù cuộc sống có không như mong muốn, dù có bị số phận quăng quật thế nào thì người ta vẫn phải giữ một nơi để về, đó là gia đình. Ở đó, những vết thương sẽ được vá víu, nỗi đau sẽ được xoa dịu để mỗi người được tiếp thêm sinh lực. 

Thông điệp đầy tính nhân văn của phim đã làm lay động đến hàng triệu khán giả, cũng là cơ hội để những nhận thức sai lầm về bất bình đẳng giới được điều chỉnh theo hướng tốt hơn.

Hai bộ phim Việt hot trend có câu chuyện bi kịch do trọng nam khinh nữ, bất bình đẳng giới - Ảnh 4.

Nói về bình đẳng giới, diễn viên Bảo Thanh – người đóng vai Thư đã tâm sự: "Chúng ta đang sống ở thời đại mà bình đẳng giới được coi trọng, không nên duy trì suy nghĩ trọng nam khinh nữ như thời xưa nữa. Phụ nữ hay đàn ông khi đã về chung một nhà thì phải có trách nhiệm như nhau. Thậm chí đàn ông còn phải có nhiều trách nhiệm hơn, gánh vác gia đình, cùng vợ mình nuôi dạy con cái, làm việc nhà, chu toàn đối với hai bên gia đình, thương yêu người vợ đã không ngại ngần giữa lằn ranh sinh tử để sinh con…

Nói như thế là tôi muốn kết luận rằng, luận điểm "phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng" chỉ đúng 50% mà thôi. Nếu người phụ nữ không can đảm đứng lên đấu tranh cho tình yêu, cho hạnh phúc, cho sự bình đẳng của mình thì người đàn ông, dù có cố gắng cách mấy, cũng không thể đem lại cho vợ mình hạnh phúc trọn vẹn được".

Minh Nhật

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Phụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.

Top