Hãi hùng thịt tăng trọng: Chó, mèo cũng không ăn
Là món ăn gần như không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày, nhưng thịt gia súc, gia cầm hiện nay phải nói là rất khó nuốt do mùi hôi nồng nặc cùng với thịt bở bùng bục đến mức miết trên hai đầu ngón tay có cảm giác tan thành… bột, lại còn bã không ngọt như vốn có.
Chuyện có thật 100%, cho chó, mèo ăn thịt gia súc hiện nay chúng cũng không ăn, thậm chí nôn mửa ngay sau khi ăn phải loại thịt này. Vậy tại sao thịt lại có “chất” như vậy?
Thuốc… trị suyễn cũng dùng
Theo thông tin từ hội nghị về an toàn thực phẩm và chất lượng vật tư nông nghiệp diễn ra hôm 9/12 vừa qua, kết quả chương trình giám sát ô nhiễm vi sinh vật, thuốc thú y, hóa chất trong thịt gia súc, gia cầm tại các tỉnh miền Bắc của Cục Quản lý Chất lượng nông lâm và thủy sản cho biết: xuất hiện các chất cấm, kháng sinh… vượt dư lượng cho phép trên thịt. Cụ thể, phát hiện 4/54 mẫu thịt gà chứa vi khuẩn campylobacter SPP, một loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm; 2/40 mẫu và 4/40 mẫu dương tính lần lượt với 2 chất cấm là chloramphenicol và furazolidon; 10% mẫu có dư lượng kháng sinh tetracyline vượt giới hạn tối đa cho phép.
Tuy nhiên, điều đáng nói hơn cả là trong thịt gia súc phát hiện cả chất cấm thuộc nhóm beta agonist, là chất kích thích tăng trọng “bung đùi nở mông”, gây nguy hại không chỉ cho gia súc mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến người ăn loại thịt gia súc này. Nhóm beta agonist gồm có salbutamol, clenbuterol, terbutalin… đều là loại thuốc dùng để điều trị hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…

Như vậy, có thể thấy đây chính là những chất mà người chăn nuôi lợi dụng đưa vào thức ăn gia súc để tăng trọng “siêu tốc”, kích thích đẻ trứng (đối với gà đẻ), làm cho siêu nạc… Trong một nghiên cứu của mình, PGS.TS Nguyễn Hữu Đức đã cho biết, nếu trộn thức ăn cùng với clenbuterol rồi cho gà mái đẻ ăn thì con gà này có thể để đến 2 trứng mỗi ngày và một quả trứng có khi có đến hai lòng đỏ. Và hiện có nhiều hộ chăn nuôi theo cách này.
Còn tại Mê Linh, Hà Nội và huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh, một số chủ các trại chăn nuôi cũng đã thừa nhận trong một điều tra của cơ quan báo chí có mua thuốc tăng trọng với giá khoảng 500 nghìn đồng/kg rồi trộn vào thức ăn để cho gia súc ăn nhằm làm cho cơ phát triển nhanh, hạn chế mỡ, lông mượt, da dẻ hồng hào… Nói chung là làm cho gia súc trở nên “mướt mắt”, béo mượt. Bác sĩ thú y Nguyễn Hữu Trí khẳng định: “Loại thuốc tăng trọng này có công dụng “triển dưỡng cơ”, nghĩa là phát triển triệt để cơ, bắp đùi, vai, mông…”.
PGS.TS Trịnh Lê Hùng khuyến cáo: Đối với tất cả các loại thịt mua về trước khi chế biến chính thức phải trần bỏ đi nước đầu. Nhưng nếu ngay từ khi trần nước sôi, thịt có mùi kháng sinh thì phải bỏ luôn. Không mua thịt có màu đỏ tươi, không có độ dẻo dính. Khi thái thịt, các thớ thịt, bắp thịt nếu có bọc nhỏ màu trắng phải loại bỏ ngay, không được chế biến vì đó là kén sán. Lớp mỡ giữa thịt và da phải dày 1,5-2cm, nếu mỏng chưa đến 1cm không nên mua về ăn. Quan sát chỗ liên kết giữa phần nạc và mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có nước dịch màu vàng rỉ ra thì chắc chắn đó là thịt “siêu tăng trọng”.
Theo tìm hiểu của báo giới thì đó chính là thuốc salbutamol và clenbuterol, được bán “bí mật” tại các cửa hiệu thuốc thú y, thức ăn gia súc. Bởi chính chủ một cửa hiệu thuốc thú y đã đưa ra một gói thuốc bột trắng sau khi có người hỏi mua rồi “tiếp thị”: “Ăn loại này vào lợn chỉ có lớn như thổi, lại còn ngon nục ngon nạc”. Ông còn “bật mí”, thuốc đó phải đặt trước mới có vì nhiều người mua quá nên không phải lúc nào cũng sẵn, nhất là trong hoàn cảnh bị cơ quan chức năng cấm bán và cấm sử dụng.
Khi cho ăn thuốc tăng trọng, thời gian xuất chuồng gia súc nếu bình thường phải khoảng 8 tháng thì giảm xuống chỉ còn một nửa, thậm chí chưa đến 3 tháng. Đó là chưa nói đến trọng lượng của lợn nuôi 8 tháng không bằng lợn nuôi 3 tháng nếu ăn thức ăn tăng trọng. Một chủ trang trại cho biết, heo nuôi theo cách thông thường, không cho thuốc tăng trọng để đạt được trọng lượng xuất chuồng - 100kg phải mất 7 tháng. Nhưng khi cho ăn thuốc thì trọng lượng này đạt trong “nháy mắt”, chỉ 3 tháng là được. Như vậy, tính ra nuôi theo cách cho ăn thuốc tăng trọng “cực kỳ hiệu quả” cho người chăn nuôi - thu lãi nhanh, công sức ít, tiền đầu tư không nhiều, lại dễ bán gia súc do các lái buôn chỉ thích lợn nuôi “vỗ béo” bằng thuốc tăng trọng vì về hình thức nó “bắt mắt”.
Một nông dân ở Mê Linh, Hà Nội với kinh nghiệm nuôi heo của mình cho biết, lợn được nuôi bằng thuốc tăng trọng sẽ làm cho thịt nạc, đỏ tươi, dày thịt nhất là ở những vùng cơ như mông, đùi, vai nên người mua buôn bao giờ cũng mua đắt hơn lợn nuôi không tăng trọng khoảng 200 nghìn đồng/con. Tuy nhiên, cũng theo nông dân này, “vỗ béo” gia súc bằng thuốc tăng trọng không phải lúc nào cũng thực hiện biện pháp ấy mà phải có “bí quyết”, nghĩa là trước khi xuất chuồng khoảng 20 ngày đến 1 tháng, mới cho gia súc ăn tăng trọng để chúng tích nước, tạo nạc, “thổi” gia súc lớn nhanh siêu tốc. Và công thức trộn thuốc vào thức ăn bao giờ cũng theo tỷ lệ: cứ trộn 1 thìa cà phê thuốc vào thức ăn cho 10 con lợn nặng khoảng 70-80kg ăn. Nếu trộn quá liều lượng này thì xương gia súc rất dễ bị gãy, đặc biệt đối với lợn nhỏ.
Ăn vào là bệnh
Như vậy có thể thấy đây chính là nguyên nhân làm cho thịt gia súc, gia cầm, đẹp mắt nhưng chất lượng thịt thì… Bên cạnh đó, còn nhiều loại kháng sinh được người chăn nuôi cho gia súc, gia cầm uống nhằm “phòng bệnh” thì ít mà để tăng trọng là nhiều. PGS.TS Lê Hùng, Khoa Hóa học, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) nhận định, thuốc kháng sinh cũng làm cho thịt gia súc, gia cầm có mùi hôi, đến mức không thể ăn được.
Không chỉ làm thịt có mùi hôi mà những thuốc tăng trọng, kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người ăn phải thịt gia súc nuôi bằng thuốc tăng trọng, thậm chí ngay cả gia súc. Như thuốc olangquindox, một loại thuốc tăng trọng cho gia cầm nhưng sẽ làm cho gia cầm bị vẹo mỏ. Salbutamol, clenbuterol… (nhóm beta agonist) làm xương của gia súc xốp, dễ gãy, ngủ li bì… Còn với người ăn thịt gia súc, theo một nghiên cứu của ĐH Cornell, Mỹ, các chất tăng trưởng sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư da… Đặc biệt đối với bệnh tim mạch, mỡ máu… thì thuốc tăng trọng chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh này. PGS.TS Nguyễn Hữu Đức cho biết: “Clenbuterol làm gia súc lớn nhanh như thổi nhưng lại rất nguy hiểm với sức khỏe của con người. Chất này làm cho nhịp tim nhanh, tăng hoặc hạ huyết áp thất thường, gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp, ngộ độc với biểu hiện nhức đầu, run tay chân, buồn nôn...”.
Ở một số nghiên cứu của Trường ĐH Cornell, Mỹ còn cho thấy, ăn nhiều thực phẩm có chất tăng trọng sẽ làm cho trẻ dậy thì sớm, thậm chí chuyển đổi giới tính. Ngay cảnh báo này cũng được các nhà khoa học trong nước khuyến cáo: “Người ăn nhiều thịt heo được nuôi bằng thuốc tăng trọng sẽ làm giãn nở bàng quang liên tục dẫn đến hay tiểu tiện. Một số dẫn xuất từ hormol làm cho gia súc ăn vào giống như bị thiến. Nếu chất này tích tụ lâu ngày trong cơ thể, người cũng có thể bị chuyển đổi giới tính”.
Clenbuterol được sử dụng ban đầu như là thuốc điều trị viêm phổi đồng thời giảm bớt triệu chứng do suyễn gây ra ở ngựa. Sau đó bị lạm dụng đưa vào chăn nuôi vì tác dụng phát triển cơ, bắp, tăng nạc, giảm mỡ… Cũng do “hiệu quả” này mà thuốc này rất tiếc bị lạm dụng rất phổ biến trong giới vận động viên ở các môn thi đấu về thể dục thể hình, những môn cần sức chịu đựng bền bỉ, sức mạnh… Ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới cấm sử dụng clenbutrol trong chăn nuôi.
Theo Năng lượng mới

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 7 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 8 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 11 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 20 giờ trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 20 giờ trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.