Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hai lần chuẩn bị quan tài và sự hồi sinh kỳ diệu của người đàn ông mắc 'bệnh hoàng gia'

Thứ sáu, 15:55 23/08/2019 | Y tế

GiadinhNet - Không được điều trị đúng, anh Quốc 2 lần suýt chết. Đó là vào năm anh 9 và 11 tuổi. Anh lịm dần, thoi thóp thở, mọi người đã chuẩn bị áo quan cho anh...

Hai lần được chuẩn bị áo quan

Từ nhỏ, anh Lại Huy Quốc thường xuyên bị chảy máu lâu cầm, nhưng tới năm 20 tuổi, anh vẫn chưa biết mình mắc bệnh gì.

Có những lần, người đàn ông sinh năm 1980 quê Thái Bình đó bị chảy máu ổ bụng, chảy máu dạ dày nhưng cũng chỉ được tiêm Vitamin K. Cùng lắm khi mất quá nhiều máu, anh mới được truyền máu.

Hai lần chuẩn bị quan tài và sự hồi sinh kỳ diệu của người đàn ông mắc bệnh hoàng gia - Ảnh 1.

Anh Lại Huy Quốc trong một lần khám tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

Không được điều trị đúng bệnh nên anh đã 2 lần suýt chết. Đó là vào năm 9 tuổi và năm 11 tuổi. Khi đó, anh đã lịm dần đi, hơi thở chỉ còn thoi thóp, mọi người đã chuẩn bị áo quan cho anh và chỉ nhờ có may mắn mà anh thoát chết.

Đến năm 2001, khi vừa tốt nghiệp đại học, anh đến Viện Huyết học - Truyền máu khám và mới được chẩn đoán bị Hemophilia (máu khó đông). Đó là căn bệnh không thể chữa được. Sợ hãi, bế tắc, nam thanh niên nằm liệt 3 tháng ròng, máu chảy trong khớp gối khiến anh gần như không đi lại được.

Cuộc đời lấy đi của anh sức khoẻ, nhưng lại cho anh nhiều may mắn. Khi ở tột đỉnh của bi quan, anh Quốc được gặp GS.TSKH Đỗ Trung Phấn, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (lúc bấy giờ) và được nhận vào làm tình nguyện tại Trung tâm Hemophilia. Ở đây anh được điều trị miễn phí, đồng thời hỗ trợ các bác sĩ viết phần mềm quản lý và phân tích số liệu về tình hình người bệnh hemophilia.

Hai lần chuẩn bị quan tài và sự hồi sinh kỳ diệu của người đàn ông mắc bệnh hoàng gia - Ảnh 2.

Sau 20 năm, công tác chẩn đoán, điều trị hemophilia và chất lượng cuộc sống của người có hemophilia đã có những thay đổi rõ rệt. Người bị bệnh có thể vừa điều trị, vừa học tập, làm việc và đóng góp cho xã hội. Ảnh: BVCC

Được điều trị đầy đủ, sức khỏe anh dần dần hồi phục. Anh cũng được cung cấp các thông tin về bệnh, cách chăm sóc, sống chung với bệnh. Nỗi sợ hãi qua đi, niềm tin lại trở lại với anh.

Có mặt trong buổi kỷ niệm 20 năm thành lập Trung tâm Hemophilia sáng 23/8, có bé V.C.H. Từ lúc 6 tháng tuổi, bé đã là gương mặt quen thuộc trên tầng 3, Trung tâm Hemophilia.

"6 tháng tuổi, trong một lần chơi đùa, con bị tím bầm da vùng tiếp xúc với xe đồ chơi. Vùng tím đó không tan đi, lại nổi cục cứng" - chị K.S, mẹ bé kể lại.

Khi đưa con đi nhiều bệnh viện ở địa phương tại Bắc Giang, các bác sĩ chẩn đoán cháu thiếu canxi nhưng uống thuốc không khỏi. Đến lúc trên đầu cháu có vành tóc trụi sạch không mọc được tóc, chị đưa đi khám và biết con thiếu yếu tố 8, bệnh hemophilia.

"Đó là lần đầu tôi nghe đến bệnh" - chị S nói và cho hay, ròng rã 3,5 năm qua, cứ mỗi tháng, chị đưa con đi viện 4 lần. Nhẹ thì 3 ngày, nặng thì 7 ngày phải ở viện tiêm thuốc.

Bị bệnh, bé H liên tục xuất huyết ở khớp gối, bắp chân, bả vai, chân răng... Máu cứ tự chảy mà không cần vết thương. Khổ nhất là vào mùa đông, cậu con trai đầu lòng của chị đau đớn, không đi lại được, vùng tụ máu sưng nóng. Nếu không được tiêm thuốc ở viện, tay chân con đau đớn không cử động nổi.

Gần đây nhất, khi đang đứng nhìn các bạn chơi, bé H bị các bạn ngã vào chân, bé loạng choạng đập đầu xuống đất. Ban đầu, bé chỉ choáng. Nhưng sau khi về nhà 1 tiếng, bé liên tục kêu đau đầu, rồi nôn.

Vội vàng đưa con lên viện, chị sững sờ vì con xuất huyết não. Khối máu tụ lớn tới 6cm, được chỉ định chuyển viện để mổ.

Nhưng quá nhiều vấn đề phức tạp, sợ trong quá trình phẫu thuật không cầm được máu, kèm theo hiện tượng lâm sàng thấy bé giảm nôn, giảm đau, giảm kích thước khối tụ máu, trẻ tỉnh táo nên các bác sĩ và gia đình quyết định không mổ. Các bác sĩ đang nghiên cứu hướng điều trị tiếp theo cho cậu bé 4 tuổi này.

Hemophilia là bệnh máu không đông (hay còn gọi là bệnh ưa chảy máu) do sự thiếu hụt các yếu tố đông máu trong chuỗi 12 yếu tố giúp đông máu. Đây còn được gọi là căn bệnh "hoàng gia".

Căn bệnh tiêu tốn hàng tỷ đồng

Theo TS.BS Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Hemophilia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, bình thường, khi bị chảy máu, cơ thể có một cơ chế tự nhiên để cầm máu. Người bị hemophilia chảy máu ngay cả khi không bị chấn thương và tái diễn nhiều lần.

"Nếu không được điều trị đầy đủ, sau những đợt chảy máu làm cho cơ khớp bị biến dạng, người bệnh rất khó khăn trong việc đi lại và hòa nhập cộng đồng. Nếu chảy máu ở những vùng nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong" - BS Mai nói.

Hemophilia là một trong những căn bệnh có chi phí chữa tốn nhất hiện nay. Mỗi lần điều trị, để ngăn bệnh nhân tiếp tục chảy máu, chi phí lên tới hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng.

BS Mai phân tích, với bệnh nhân nặng khoảng 50 kg, mỗi ngày ít nhất khoảng 10 triệu tiền thuốc. Mỗi đợt có thể 2-3 ngày, nhưng cũng có khi lên tới cả tuần. Có lần bệnh nhân để lâu quá mới đến viện, điều trị lên tới 1-2 tỷ. Mỗi năm, họ phải điều trị nhiều lần chứ không phải chỉ có một lần. Trung bình mỗi năm, bệnh nhân bị chảy máu đến 40 lần, nếu điều trị tất cả, số tiền sẽ rất lớn.

Thực tế, mới đây, BHXH Việt Nam thông tin, từ năm 2017 đến hết tháng 5/2019, bệnh nhân Phan Hữu N, mắc bệnh hemophilia (35 tuổi, Vĩnh Long) đã được quỹ BHYT chi trả số tiền điều trị bệnh lên tới gần 13 tỷ đồng.

Bệnh nhân hemophilia hiện quá khó khăn khi phải phụ thuộc vào bệnh viện. Mỗi năm, trung bình người bệnh chảy máu 40 lần, nhưng chỉ điều trị được 12 lần dẫn tới nhiều hệ lụy. Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho hay đang tiếp tục vận động để người bệnh có thể điều trị chảy máu sớm tại nhà, tức điều trị dự phòng từ khi chưa bị chảy máu. Theo đó, bệnh nhân có thể được tiêm 1-2 mũi/tuần, chi phí 2-3 triệu/mũi.

BHYT hiện chi trả đa số chi phí liên quan quá trình điều trị. Hy vọng trong thời gian tới, bảo hiểm sẽ chi trả cho bệnh nhân khi điều trị tại y tế cơ sở, hướng tới điều trị sớm, dự phòng biến chứng chảy máu, TS Mai kỳ vọng.

Võ Thu

vo thu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 3 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 2 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 3 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Top