Ham đệm giá rẻ, cột sống bị biến dạng mà không hay
GiadinhNet - Theo các chuyên gia, việc sử dụng những chiếc đệm nhái kém chất lượng dễ khiến cột sống biến dạng, đau nhức xương khớp hơn nếu sử dụng lâu dài.

Người có bệnh lý cột sống dùng đệm không đảm bảo chất lượng sẽ rất nguy hại. Ảnh minh họa
Đau nhức xương khớp, biến dang cột sống vì ham đệm giá rẻ
Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện trên thị trường xuất hiện nhiều loại chăn ga, đệm “nhái” của những thương hiệu lớn. Dọc theo một số tuyến đường như đường Láng, Xã Đàn, Cầu Giấy hay một số chợ tạm, chợ cóc không khó bắt gặp cảnh các cửa hàng bán chăn ga, đệm trên vỉa hè hoặc trên những chiếc xe bán tải loại nhỏ. Với những dòng quảng cáo bắt mắt như “xả hàng tồn kho giá rẻ” hay “thanh lý giá rẻ”…
Các mặt hàng này trông không khác gì hàng chính hãng. Nhưng theo đánh giá của người dùng, chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng nó nhanh chóng bị phai màu, võng lún, ố vàng, bông hay xơ vải.
Thậm chí có trường hợp sức khỏe bị ảnh hưởng thêm do dùng những loại đệm không rõ nguồn gốc này. Bà Lương Minh Đào (ở Hưng Yên) vốn bị thoát vị đĩa đệm từ mấy năm nay. Vì đau nhức, bà gần như ít khi có giấc ngủ được sâu. Nghĩ nằm đệm cứng mới cải thiện được, bà đã mua một chiếc đệm bông ép ở ngoài chợ về dùng. Dùng đệm một thời gian, chiếc đệm bị trũng xuống ở giữa, khiến cơ thể bà lún theo đệm khi nằm, tình trạng đau nhức nặng hơn. Khi đến viện kiểm tra, sau khi chụp chiếu bác sỹ cho thấy cột sống vùng thắt lưng của bà bị cong vẹo.
Trường hợp của bà Đào không phải là hy hữu. PGS.TS Hà Hoàng Kiệm, nguyên Trưởng bộ môn - Khoa Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng (Bệnh viện 103) cho biết, với người có bệnh lý về cột sống, việc sử dụng đệm không đảm bảo chất lượng, đệm quá cứng hoặc mềm quá đều không tốt cho cột sống. Tùy độ tuổi và tình trạng bệnh lý cột sống mà khi nằm trên những loại đệm không đạt chất lượng, đệm có độ cứng quá mức cho phép, hay không đảm bảo độ thông thoáng khí mà có sự ảnh hưởng khác nhau.
Nhiều người bị đau lưng khi dùng những chiếc đệm bông ép giá rẻ, không đảm bảo chất lượng sẽ gặp phải tình trạng đau nhiều hơn do chúng đàn hồi kém, dễ xẹp lún không có đủ khả năng nâng đỡ cột sống. Nhất là ở người từ tuổi trung niên trở đi khi chất lượng xương giảm, thường kèm theo các bệnh lý như thoái hóa cột sống, gai cột sống... Tác động này âm ỉ, kéo dài mà người bệnh có thể không để ý. Ngoài ra, trẻ nhỏ nằm đệm quá mềm cũng dễ ảnh hưởng cột sống của trẻ như cột sống bị vẹo, biến dạng cột sống… do xương trẻ sơ sinh khá mềm.
GS.TS Trần Hồng Côn (Khoa Hóa, ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng cho rằng, đệm ép bằng xốp bẩn ngoài nhanh hỏng còn chứa nhiều vi trùng gây bệnh.
Những chiếc nệm này sử dụng các loại nguyên liệu tái chế rẻ tiền (bông, vải, cao su tái chế), kém chất lượng mới có thể bán ra với mức giá chỉ vài trăm nghìn như vậy. Do sử dụng nguyên liệu tái chế nên tuổi đời của sản phẩm thấp, dễ bị xẹp, lún, biến dạng sau một thời gian ngắn, dễ gây đau lưng và võng cột sống. Thêm nữa, đệm này dễ bị nấm mốc gây ra nhiều bệnh về da và đường hô hấp. Chất formaldehyde bảo quản vải quá mức cũng có thể gây dị ứng, ảnh hưởng hô hấp. Đặc biệt với trẻ nhỏ khi sức đề kháng của trẻ còn yếu.
Đệm an toàn cần điều kiện gì?
PGS.TS Hà Hoàng Kiệm cho rằng, những chiếc đệm kém chất lượng sẽ khó có thể mang đến cho người sử dụng những giấc ngủ sâu và sảng khoái. Cơ thể không thoải mái, thậm chí đau nhức sau khi nằm dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng cho ngày hôm sau. Bởi vậy, tốt nhất là bạn nên đến các hệ thống cửa hàng lớn, uy tín để đảm bảo mua được đệm chính hãng.
Đệm được chia ra nhiều loại như đệm foam, đệm cao su, đệm lò xo, đệm bông ép. Theo các chuyên gia, đệm nhái thường được bày bán ở vỉa hè, chợ và các cửa hàng bán đệm nhỏ lẻ. Đặc điểm nhận dạng thường thấy ở những chiếc đệm nhái là tem nhãn sản phẩm được làm rất sơ sài, chữ in không sắc nét. Với các dòng đệm cao su, hầu hết các sản phẩm đều được in dập nổi logo/tên sản phẩm rõ ràng và đẹp, còn ở những chiếc đệm nhái sẽ không có phần này. Những chiếc đệm này không có phiếu bảo hành hoặc thông tin trên phiếu bảo hành "mập mờ", không rõ ràng.
Một chuyên gia về chăn ga, gối đệm cho rằng, một chiếc đệm chất lượng an toàn cho người sử dụng cần có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được bảo hành chính hãng. Đệm có độ cứng mềm vừa phải (không quá cứng không quá mềm); đàn hồi tốt; thoáng khí; sử dụng nguồn nguyên liệu sạch và thân thiện với môi trường,...
Ngoài ra, khi mua đệm người tiêu dùng nên chú ý thêm chất liệu vỏ/áo đệm. Lớp áo/vỏ đệm quyết định rất nhiều đến cảm giác của người dùng như mềm mại, nóng hay có gây ngứa, dị ứng hay không. Một số quốc gia ở châu Âu, Mỹ... áo/vỏ đệm còn bắt buộc phải sử dụng nguyên liệu vải chống cháy.
Các chuyên gia cũng cho rằng, đệm là đồ dùng mang tính cá nhân - mỗi người phù hợp với một loại đệm khác nhau (cân nặng, tuổi tác, bệnh lý, sở thích…). Để “làm quen” với cơ thể, mỗi tấm đệm mới sẽ cần khoảng 2-3 tuần giống như việc đi một đôi giầy mới cần có thời gian để “quen chân”.
Những người mắc bệnh xương khớp là những đối tượng tương đối nhạy cảm, do đó đệm dùng cho những người bệnh cần được cân nhắc và xem xét kỹ càng khi mua. Do đó, mọi người cần phải dùng thử đệm trước. Hãy đến những cửa hàng, showroom để nằm thử, cảm nhận và đánh giá chính xác chất lượng. Tại các cơ sở uy tín thường có chương trình cho khách hàng 30 ngày dùng thử đệm miễn phí – không thích thì đổi để khách hàng có thể thoải mái trải nghiệm và chọn ra chiếc đệm phù hợp nhất với cơ thể.u
Phương Thuận

Người phụ nữ đột quỵ trong đêm từng có tiền sử mắc bệnh này
Bệnh thường gặp - 6 phút trướcGĐXH - Người nhà bệnh nhân đột quỵ cho biết bà có tiền sử tăng huyết áp. Tại thời điểm nhập viện, huyết áp của người bệnh đo được là 232/125 mmHg.

Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư buồng trứng di căn đến khám trong tình trạng chướng bụng, ăn chậm tiêu, đi tiểu ít, kèm xuất hiện cơn chóng mặt thoáng qua...

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Nam thanh niên 23 tuổi bị đột quỵ nhồi máu não, không có tiền sử bệnh lý nền song hút thuốc lá từ năm 17 tuổi và thường xuyên thức đến 1-2h sáng.

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử
Y tế - 21 giờ trướcSau khi nghe những lời động viên chân thành, ấm áp của bác sĩ Trà, bé gái bám chặt vào tay của bà rồi rời khỏi sân thượng tòa nhà Bệnh viện Bạch Mai.

10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Sống khỏe - 23 giờ trướcMột số thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hầu hết những thói quen này phát triển chậm và không được chú ý cho đến khi chúng góp phần gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim.

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, cha mẹ nhất định phải biết
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh chân tay miệng có biểu hiện sốt, nổi hồng ban mụn nước ở tay, chân, mông, gối, loét miệng... Phụ huynh khi thấy con em mình có hiện tượng trên, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Liên tiếp các trường hợp tiên lượng nặng do rượu, trong đó có cả nữ giới
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đặc điểm chung của các bệnh nhân là đều có tiền sử lạm dụng rượu trong thời gian dài, dẫn đến xơ gan nặng.

Thông tin mới nhất về sức khỏe của 2 bệnh nhi trong vụ ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Hiện tại, sức khỏe của 2 bệnh nhi vẫn đang được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ với sự hỗ trợ thuốc vận mạch để duy trì tuần hoàn và thở máy hỗ trợ hô hấp.

Trước khi nhập viện vì nhồi máu não, bé 13 tuổi ở Quảng Ninh có biểu hiện nguy hiểm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trước khi được người nhà đưa đến viện và phát hiện bị nhồi máu não, người bệnh rơi vào tình trạng liệt nửa người trái, cười méo miệng, nói khó.

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy
Y tếGĐXH - Bé V.M.Q (6 tuổi) đang chơi kéo bóng bằng dây thun cùng với em trai thì bóng bật ngược trở lại, va mạnh vào mắt trái từ khoảng cách 3 mét.