Hàm Rồng - phía sau một huyền thoại (3): Đội dũng sĩ giữ cầu
GiadinhNet - Họ là những người tình nguyện bám trụ tại làng, vừa chiến đấu vừa sản xuất phục vụ cho Hàm Rồng trong suốt 8 năm giặc Mỹ đánh phá miền Bắc. Hoà bình lập lại, họ bằng lòng gắn bó với đồng ruộng, không đòi hỏi gì hơn ngoài việc xây dựng một tượng đài về các dũng sĩ Yên Vực đã hi sinh...
Chúng tôi tìm gặp nhà báo Mai Nam để xin những bức ảnh về 75 dũng sĩ làng Yên Vực (huyện Hoàng Hoá, Thanh Hoá) mà ông là một trong số rất ít người có mặt tại nơi được coi là “túi bom” lúc bấy giờ. Những cuốn phim về Hàm Rồng được ông cất cẩn thận trong một chiếc hộp, bên ngoài viết chữ “Hàm Rồng” nên khi hỏi, ông tìm thấy chúng thật dễ dàng. Dẫu đã 45 năm nhưng nhìn vào từng thước phim đen trắng, nhà báo Mai Nam vẫn nhận ra các dũng sĩ thủa nào.
Trong số những bức ảnh về làng Yên Vực, có hai bức được ông lưu tâm vì nó gắn với ông nhiều kỷ niệm nhất. Một là “Đi trực chiến” với nguyên mẫu là bà Nguyễn Thị Hiền, người từng tham gia 308 trận đánh ở Hàm Rồng. Cũng nhờ bức ảnh ấy mà cái tên cô dân quân Nguyễn Thị Hiền được biết đến khắp cả nước và ra cả ngoài biên giới, khi ông Nam đoạt Huy chương Đồng trong cuộc thi ảnh quốc tế tại Bulgaria năm 1967. Bức thứ hai là về các dũng sĩ làng Yên Vực, những người đã tình nguyện ở lại chiến đấu và bảo vệ làng. Sau này, bức ảnh đã trở thành kỷ niệm không thể quên với hai dũng sĩ Nguyễn Ngọc Tước và Nguyễn Thị Tâm. “Lúc chụp, họ mới chỉ là đồng chí của nhau thôi. Bà Tâm ngày đó cũng cao ráo, sáng sủa nhưng rất hay thẹn thùng. Bức ảnh còn có mặt em gái bà Tâm và em họ của ông Tước nên họ quý bức ảnh đó cũng phải...” – Nhà báo Mai Nam hồi tưởng lại.
![]() Đội du kích làng Yên Vực năm 1966 (ông Nguyễn Ngọc Tước đứng thứ 4, hàng thứ 2 từ phải sang, bà Tâm đứng ở cuối đã bị che). (Ảnh: Mai Nam) |
Năm 1966, nhà báo Mai Nam cùng với 3 nhà báo khác có mặt tại Hàm Rồng. Sau này nghĩ lại, ông cứ tiếc mãi vì đã không có mặt trên dòng sông Mã từ những ngày đầu kháng chiến. Chính vì vậy, những tư liệu ảnh về Hàm Rồng năm 1965 chủ yếu là của các nhà báo nước ngoài. Bức ảnh chụp nữ Anh hùng Ngô Thị Tuyển vẫn được coi là của tác giả Đoàn Công Tính, theo ông Nam có thể là của một nhà báo phương Tây nào đó đến nay vẫn chưa biết rõ. Nhà báo Mai Nam cũng nói rằng, khi Mỹ bắn phá cầu Hàm Rồng, ông cũng chưa nghĩ đó là mặt trận nóng bỏng bởi khi đó, chiến tranh không chỉ nổ ra ở Thanh Hoá. Mãi đến năm 1966, qua thông tin báo đài, biết Thanh Hoá là mặt trận nóng nhất về giao thông, ông và các đồng nghiệp mới lên đường. Không như nhiều nhà báo khác tập trung ở bờ Nam (tức làng Nam Ngạn), nhà báo Mai Nam không hiểu do “trời xui đất khiến” thế nào lại “đóng đô” ở Yên Vực. Sau này gặp lại, không ai trong số những người trong đội xung kích giữ cầu là không nhận ra ông. “Nhiều lúc, chứng kiến cảnh các dũng sĩ cứu thương, lượm thi thể của những người hi sinh, chính tôi cũng rùng mình. Rất muốn chụp lại những tư liệu ấy nhưng lại không dám...”, nhà báo Mai Nam ngậm ngùi nói.
Tìm người trong bức ảnh
Trở lại làng Yên Vực, tìm lại những dũng sĩ thời đó với chúng tôi không mấy khó khăn. 75 dũng sĩ thuở nào nay chỉ còn lại 44 người. Phần lớn họ đều bám trụ tại làng, lấy chồng, lấy vợ rồi sinh con đẻ cái. Nay đã lên chức ông bà, nghĩ lại những ngày kháng chiến, nhiều người vẫn không khỏi rưng rưng khi nhớ đến đồng đội đã hi sinh trước mắt mình như thế nào.
Ông Nguyễn Đặng Thược, người từng là trưởng ban liên lạc của đội dũng sĩ đã có những ghi chép rất cẩn thận về những người còn, mất. Theo ghi chép của ông, hiện ở làng chỉ còn 25 người, còn lại là đi làm ăn xa hoặc theo con cháu an dưỡng tuổi già. Nay, người cao tuổi nhất cũng đã 90, người “trẻ” nhất cũng đã 64 tuổi.
Hòng cắt đứt nguồn chi viện từ bờ Bắc sang bờ Nam, hàng ngàn tấn bom đã được máy bay Mỹ thả xuống Yên Vực. Cả làng nhận được lệnh sơ tán, nhưng 75 chàng trai cô gái đã tình nguyện ở lại và lập nên đội dũng sĩ bảo vệ cầu. Trong suốt 8 năm diễn ra chiến tranh, họ vừa chiến đấu, khuân vác lương thực, vũ khí, cứu thương, vừa tham gia sản xuất để chi viện cho lực lượng chiến đấu. “Đội dũng sĩ có nhiệm vụ chi viện, phục vụ chiến đấu cho 4-6 trận địa. Các đơn vị cần gì thì làm nấy. Khi cây cầu bị đánh phá ác liệt quá, chúng tôi bơi qua sông để tải đạn và lương thực. Có lúc, để bảo đảm an toàn, cả đội phải xuống đồng cày cấy vào ban đêm. Không đèn không đuốc mà cấy lúa vẫn thẳng hàng...”, dũng sĩ Nguyễn Đặng Thược nhớ lại.
![]() Ông Tước, bà Tâm bây giờ. |
Một điều ngạc nhiên là những dũng sĩ còn lại ở làng đều sống gần nhau, chẳng khác gì những ngày sát cánh bên nhau chiến đấu. Nhân vật ông Tước, bà Tâm trong bức ảnh của nhà báo Mai Nam cách nhà ông Thược chừng mấy bước chân. Ông Tước từng là Chủ tịch huyện Hoằng Hoá nhưng nay đã về hưu. Hỏi chuyện cách đây 45 năm, hai ông bà cứ ríu rít toàn những ký ức đẹp. Ngày đó, ông Tước là Bí thư chi đoàn thanh niên làng Yên Vực, đồng thời là Chủ nhiệm Hợp tác xã. Vì thế, ngôi nhà nhỏ của ông vừa là nơi sinh hoạt của thanh niên và là nơi họp bàn nhiệm vụ sản xuất. Bà Nguyễn Thị Tâm, vợ ông nhanh nhẹn lấy ra tấm ảnh mà bà vẫn còn giữ từ năm 1966. Hỏi vợ chồng ông còn nhớ tác giả bức ảnh không, ông Tước kể lại: “Nhà báo Mai Nam thì không chỉ mình tôi mà những ai ở lại làng năm đó đều nhớ rõ. Địa chỉ nhà ông ấy tôi vẫn thuộc làu. Bức ảnh này chụp ngay ở sân nhà tôi, là tấm ảnh duy nhất thời chiến tranh mà chúng tôi có. Ngày đó ông Mai Nam ở đây hàng tháng trời, theo sát từng công việc, từng nhiệm vụ của chúng tôi. Khi đó, tôi và bà ấy vẫn chưa nảy sinh tình cảm với nhau. Năm 1967 chúng tôi mới làm lễ cưới nhưng cũng không có tấm ảnh nào ghi lại làm kỷ niệm, nên bức ảnh của nhà báo Mai Nam được chúng tôi coi như là ảnh cưới. Được tổ chức đồng ý, chúng tôi chọn đúng ngày 25/12 để cưới, với phán đoán rằng ngày đó lính Mỹ sẽ ngừng bắn để đón Noel. Ai ngờ chúng lại bắn ác liệt hơn ngày thường. Vừa tuyên bố lễ cưới xong thì có báo hiệu máy bay. Thế là chẳng còn ai chú ý đến cô dâu chú rể nữa. Đêm tân hôn, hai vợ chồng trải rơm thay chiếu ra nằm. Đèn không dám thắp. Lạnh thấu xương nhưng thấy mình vẫn còn hạnh phúc hơn những người đồng trang lứa...”.
Nghe chồng nói đến đây, cô dân quân thuở nào đã lên chức bà nhưng tính e lệ thì vẫn như không mất đi: “Ngày đó ông ấy học giỏi lắm. Phần lớn thanh niên không được ăn học đầy đủ thì ông ấy đã học hết lớp 10 của trường chuyên Lam Sơn, Thanh Hoá. Ngoài nhiệm vụ chiến đấu, ông ấy còn dạy văn hoá cho thanh niên và bộ đội. Sau này ông ấy được đi học đại học, rồi trở thành Chủ tịch huyện Hoằng Hoá. Lúc đương chức, ông ấy đề nghị cấp trên công nhận thành tích cho các dũng sĩ Yên Vực nhưng không hiểu sao đến nay vẫn chưa được công nhận”.
(Còn nữa)

1 người tử vong khi dỡ nhà ở TPHCM, cảnh sát phong tỏa hiện trường
Thời sự - 1 giờ trướcTrong lúc tháo dỡ, bức tượng của ngồi nhà cũ ở TPHCM bất ngờ sập xuống, vùi lấp một người đàn ông khiến nạn nhân tử vong.

Xe ô tô cháy trơ khung khi đang đỗ trong ngõ ở Hà Nội
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Sáng 20/4, chiếc xe ô tô con trong lúc dừng đỗ trong ngõ ở quận Đống Đa, TP Hà Nội thì bất ngờ bốc cháy dữ dội.

Thót tim cảnh người đi xe máy gặp tai nạn nghiêm trọng do trái bóng bé trai vô tình làm rơi
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Bé trai trong lúc chơi bóng trên vỉa hè đã vô tình làm lăn bóng xuống đường khiến người đi xe máy cán trúng, gặp tai nạn nghiêm trọng.

3 trường hợp này sẽ bị tạm dừng việc hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Dưới đây là những trường hợp sẽ bị tạm dừng việc hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh 2/9 tại Quảng trường Ba Đình
Thời sự - 3 giờ trướcPhó Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng xây dựng Đề án diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.

Một công an xã bị thương khi bắt đối tượng tàng trữ ma túy
Pháp luật - 4 giờ trướcRạng sáng ngày 19/4, trong quá trình truy bắt đối tượng có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn, lực lượng Công an xã Thuận Quý (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) đã bị đối tượng chống trả quyết liệt, khiến một cán bộ công an xã bị thương.

Vụ phát hiện thi thể nam thanh niên trên đường mòn tại Khánh Hòa: Hiện trường có gì?
Thời sự - 6 giờ trướcNgười dân phát hiện nam thanh niên nằm bất động trên đường mòn gần quốc lộ 1. Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng xác định nam thanh niên đã tử vong từ trước đó.

Nhìn số cuối ngày sinh Âm lịch, biết ngay tương lai phú quý hay bần hàn
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Theo tử vi, ngày sinh có mối quan hệ nhất định đến số mệnh của con người đó. Qua số cuối của ngày sinh Âm lịch, người ta có thể biết phần nào về tài lộc trong vận trình của mình.

Bạn thân của liệt sỹ Nguyễn Đăng Khải: 'Phong bì mừng cưới thành phúng viếng tiễn biệt'
Đời sống - 8 giờ trướcAnh Hoàng Văn Nhật chia sẻ: “Trong nhóm chỉ còn vài người chưa lập gia đình nên khi Khải tâm sự cuối năm sẽ làm đám cưới, ai cũng mừng. Ai ngờ, phong bì cưới chưa kịp trao, bây giờ đã thành phúng viếng tiễn biệt”.

Pháo hoa rực sáng trên bầu trời TP Hồ Chí Minh
Thời sự - 9 giờ trướcTối 19/4, bầu trời TP Hồ Chí Minh rực sáng bởi màn bắn pháo hoa tầm cao tại công viên bờ sông Sài Gòn.

Các loại giấy tờ sử dụng đất bắt buộc phải có khi làm sổ đỏ 2025
Đời sốngGĐXH - Sổ đỏ là thuật ngữ được sử dụng để gọi "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất". Khi muốn làm sổ đỏ người dân cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ gì?