Hành trình "tìm con" xúc động của nữ công nhân 9x và chàng trai tật nguyền
Quyết tâm lấy người chồng bị liệt phải ngồi xe lăn suốt đời, nữ công nhân 9x bị người thân từ mặt. Không thể có con tự nhiên, cặp vợ chồng này may mắn được bệnh viện hỗ trợ toàn bộ chi phí thụ tinh trong ống nghiệm.
Câu chuyện về hành trình "tìm con" của gia đình chị Trần Thị Nga (SN 1990) và anh Vũ Văn Khải (SN 1982) ở huyện Gia Viễn, Ninh Bình được chia sẻ ngày 25-7, tại buổi công bố hỗ trợ thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) miễn phí cho 10 cặp vợ chồng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khiến nhiều người trong khán phòng xúc động.

Chị Trần Thị Nga chia sẻ câu chuyện đầy xúc động về hành trình "tìm con"
Năm 2012, sau một tai nạn giao thông đã khiến anh Khải bị liệt do gãy 3 đốt sống lưng, phải ngồi xe lăn suốt đời. Hiểu rõ tình cảnh của anh nhưng chị Nga vẫn yêu thương và chấp nhận anh. Cả hai quen nhau suốt 10 năm và kết hôn năm 2019 vượt qua rất nhiều khó khăn, áp lực, điều tiếng và sự ngăn cản từ phía gia đình chị Nga. "Bố em không nhìn mặt em nữa khi em quyết định đăng ký kết hôn với anh ấy, nhưng em vẫn hy vọng một ngày bố sẽ hiểu cho em và chấp nhận vợ chồng em khi bố nhìn thấy những điều tốt đẹp mà chúng em đã dành cho nhau trong cuộc đời này" - chị Nga nghẹn ngào kể.
Là một người phụ nữ, chị Nga cũng khao khát làm mẹ nhưng khi quyết định kết hôn với anh Khải, biết chồng không có khả năng có con tự nhiên, chị vẫn chấp nhận. "Em không dám thể hiện khao khát làm mẹ vì sợ chồng bị tổn thương và gây áp lực cho chồng nhưng em cũng luôn hy vọng sẽ có một phép màu đến với hai vợ chồng em" - chị Nga chia sẻ.
Chị Nga hiện làm công nhân nhà máy, đồng thời gánh trọng trách phụng dưỡng bố mẹ chồng và vẫn khao khát vợ chồng sẽ có được một mụn con. Các bác sĩ cho biết trường hợp của anh Khải phải thực hiện thủ thuật lấy mô tinh hoàn tìm tinh trùng để thực hiện TTTON.

Bác sĩ tư vấn điều trị cho vợ chồng chị Trần Thị Nga
Ngoài áp lực về kinh tế trong cuộc sống, có những cặp vợ chồng gặp không ít trở ngại về sức khoẻ nhưng ước mơ làm cha, làm mẹ không vì thế mà vụt tắt.
Như trường hợp chị Nguyễn Thị Liên và chồng là Lương Văn Trường (SN 1991), ở TP Bắc Giang, Bắc Giang. Bản thân anh không thể đi làm vì sức khoẻ yếu, phải chạy thận suốt 4 năm nay và bị tinh trùng yếu. Chị Liên là công nhân ở khu công nghiệp, là trụ cột kinh tế chính của gia đình. Nhiều năm nay, anh chị vẫn mong có được đứa con bế bồng dù biết sẽ nhiều gian nan...

Cặp vợ chồng có hoàn cảnh khó khăn ở Nghệ An được hỗ trợ làm TTTON miễn phí
Bác sĩ Lê Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện nam học và hiếm muộn Hà Nội cho biết với trường hợp các cặp vợ chồng này, xét về mặt kỹ thuật, không khó để thực hiện các can thiệp giúp họ có con, nhưng hoàn cảnh khó khăn của họ là một trở ngại lớn bởi chi phí TTTON khá cao.
Theo bác Hiền, sau một tháng triển khai chương trình điều trị miễn phí cho 10 cặp vợ chồng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (bắt đầu từ ngày 12-6), bệnh viện đã nhận được rất nhiều hồ sơ gửi về từ khắp cả nước. Hội đồng chuyên môn đã làm việc công tâm và xét duyệt kỹ lưỡng từng trường hợp. Cán bộ chuyên trách của bệnh viện cũng đã có chuyến khảo sát, thẩm định thực tế tại từng gia đình nộp hồ sơ xét duyệt làm TTTON miễn phí. Toàn bộ 10 trường hợp được chọn sẽ được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội hỗ trợ miễn phí 100% chi phí làm TTTON.

Một cặp vợ chồng hiếm muộn hạnh phúc được với "trái ngọt" từ chương trình hỗ trợ miễn phí
Bác sĩ Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc Bệnh viện nam học và hiếm muộn Hà Nội co biết trên thực tế, quy định kinh phí có giới hạn nhưng khi chính thức tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân, bệnh viện đều hỗ trợ nhiều hơn mức quy định đó để bệnh nhân có thể an tâm điều trị, sinh con khoẻ mạnh cũng như có điều kiện chăm sóc con tốt khi bé chào đời.
Ngoài những hỗ trợ về chi phí, đội ngũ y bác sĩ với kinh nghiệm chuyên môn cùng sự trợ giúp của những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại sẽ nỗ lực hết mình để giúp các gia đình, bệnh nhân hiếm muộn khó khăn sớm được làm cha, làm mẹ. Bởi rất nhiều những hoàn cảnh đã phải chờ đợi 5 năm, thậm chí 10, 15 năm và chịu không ít áp lực từ phía gia đình, xã hội nhưng vẫn kiên trì nuôi hy vọng.
Trước đó, năm 2019, trong 10 cặp vợ chồng được Bệnh viện nam học và hiếm muộn Hà Nội hỗ trợ TTTON miễn phí, đến nay đã có 3 gia đình cùng đón tin vui khi sinh ra những đứa con khỏe mạnh, 3 gia đình đang mang bầu và chờ từng ngày để đón con yêu.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.