Hiệu quả bất ngờ khi sử dụng cây lá nhội hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa
Cây nhội là loại cây dễ trồng, có sức sống mãnh liệt và thời gian sinh trưởng dài. Cây có thể được sử dụng làm cảnh, làm thức ăn, cây xanh công viên, và là thành phần chính trong các bài thuốc chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, cây lá nhội được xem là thảo dược quý, đặc biệt là khi ứng dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa.

Cây nhội trong dân gian được ví như dược liệu quý . Người ta có thể sử dụng cây để cải thiện sức khỏe gan (viêm gan siêu vi rút), bệnh lý phụ khoa, nam khoa, điều trị mẩn ngứa, mụn nhọt, bệnh đường tiêu hóa…
Đặc điểm của cây nhội
Ở Việt Nam, cây nhội được tìm thấy nhiều ở khu vực phía Bắc. Tên khoa học của cây nhội là Bischofia javanica – Blume, hoặc thường gọi là cây cơm nguội, thu phong hoặc trọng dương mộc... Cây được trồng dọc các tuyến phố ở Hà Nội để tạo bóng mát, làm đẹp cảnh quan đô thị. Ở vùng núi, cây mọc thành rừng, có thể phát triển ở nền đất cao 1.000m so với mực nước biển.

Phân tích thành phần của cây nhội, người ta thấy rằng cây chứa một hàm lượng lớn vitamin C, gluxit, tanin, protein, epifriedelinol, acetat fridelinol… Và đặc biệt, trong cây nhội có chứa Acid betulenic, acetat friedelinol (+) – roxburgolon, chất được chứng minh có tác dụng ức chế mạnh sự phát triển của dòng tế bào ung thư leukemia P.388.
Công dụng của cây nhội trong điều trị bệnh
Trong đời sống hàng ngày có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh lá cây nhội hiện hữu trên mâm cơm, qua các món canh được chế biến từ lá non hoặc ngọn non của cây. Trong khi đó, phần thân rễ cây được sử dụng để chế thuốc chữa bệnh.
Theo đông y, lá nhội có vị chát, tính bình, không độc, có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc sấy khô đều được. Tại Trung Quốc, nghiên cứu chỉ ra lá cây nhội có thể dùng để chữa bệnh ung thư đường tiêu hóa, ung thư dạ dày, chữa viêm gan truyền nhiễm, viêm phổi, viêm hầu họng, trẻ em cam tích.
Đặc biệt, đối với việc chăm sóc sức khỏe phụ khoa, thì lá nhội có công dụng diệt trùng roi âm đạo. Năm 1963, Bộ môn Ký sinh trùng, Đại học Y Dược Hà Nội phát hiện thấy lá nhội có tác dụng rất mạnh với trùng roi (Trichomonas), áp dụng chữa cho phụ nữ bị khí hư do trùng roi âm đạo (Trichomonas vaginalis), tiêu chảy do trùng roi (Trichomonas).
Vì vậy, cây này có giá trị trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ. Phụ nữ bị khí hư do trùng do âm đạo có thể sử dụng lá nhội để tiêu diệt ký sinh mà không làm rát âm đạo, sau khi khỏi bệnh sẽ không bị nhiễm nấm, đặc biệt tỷ lệ khỏi bệnh tương đối cao (72%).
Tại sao nên điều trị bệnh phụ khoa, nam khoa bằng cây lá nhội?
Không chỉ ở Việt Nam mà các nước trên thế giới như Trung Quốc hay Ấn Độ cũng đã có những bài thuốc ứng dụng lá nhội để hỗ trợ trong điều trị bệnh phụ khoa, nam khoa.
Chế biến bài thuốc từ cây lá nhội có nhiều ưu điểm như:
- Dễ dàng tìm mua: Bạn có thể tìm lá cây nhội khô/ tươi ở các nhà thuốc đông y hoặc hộ dân thu gom, phơi chế sẵn.
- Giá thành rẻ: Mỗi kg lá nhội khô rất rẻ, giá chỉ dao động 120.000đ – 150.000đ.
- Dễ dàng chế biến: Có thể linh hoạt chế biến thành các dạng thuốc khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng như cao bôi, thuốc uống, nước rửa.
- Hiệu quả, an toàn: Bài thuốc về lá nhội được truyền qua bao thế hệ cho thấy tính hiệu quả, an toàn khi sử dụng để chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Lá nhội chữa bệnh phụ khoa
Từ thuở xưa, lá nhội đã được ứng dụng khá nhiều để bảo vệ sức khỏe phụ khoa và chăm sóc vùng kín cho chị em dân tộc thiểu số. Những bài thuốc lưu truyền đã được chứng minh tính an toàn khi sử dụng thường xuyên để hỗ trợ điều trị viêm âm đạo, khí hư, mùi hôi âm đạo, nhiễm trùng roi âm đạo. Chế thuốc trị bệnh phụ khoa, nam khoa cũng rất dễ dàng. Một số bài thuốc từ nhội:
- Cách 1: Chữa tiêu chảy: 20 - 40g lá khô hay 40 - 60g lá tươi sắc nước uống trong ngày.
- Cách 2: Chữa khí hư, bạch đới, viêm âm đạo, lở ngứa: lá tươi 50 - 80g sắc nước uống hoặc sắc lấy nước đặc, thêm ít phèn chua hay hòa thêm 1 - 2 viên klion (metronidazole) để ngâm rửa. Có thể nấu cao đặc để bôi.
- Cách 3: Chữa dị ứng do thuốc mỡ, tiếp xúc hóa chất, lở ngứa như ghẻ ruồi do tắm nước bẩn (nước ao tù): lá nhội 2 phần, nghể răm 1 phần, nấu nước tắm khi nước còn nóng, dùng lá chà xát khắp người..
Có thể nói cây nhội là một vị thuốc được ứng dụng vào chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, bạn cần khám bác sỹ Đông y để biết sử dụng đúng cách nhằm gia tăng tính hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa, nam khoa.
PV

Cô gái 18 tuổi mang khối "u quái", chứa toàn da và tóc
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH - Nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, đau âm ỉ vùng hạ vị, tiểu khó... Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán có khối u buống trứng dạng u quái rất nguy hiểm.

Lý do liên tiếp có nạn nhân ngộ độc khi ăn nấm giống đông trùng hạ thảo
Y tế - 3 giờ trướcChưa đầy một tháng, khoảng 10 người đã nhập viện ở nhiều nơi vì nôn ói, đau bụng, yếu cơ sau khi ăn nấm lạ trong vườn. Người bệnh cho biết đã ăn nấm vì tưởng đào được đông trùng hạ thảo.

Cách làm 5 loại nước uống đá xay với trái cây giải nhiệt trong những ngày cực nóng
Sống khỏe - 3 giờ trướcVào một ngày oi ả, không có gì tuyệt vời bằng một ly slushie (loại đồ uống đá xay và trái cây) để giải nhiệt. Thay vì mua ngoài cửa hàng, chúng ta hãy tự làm loại đồ uống hấp dẫn này trong vài phút.

Thông tin mới nhất về vụ 3 bố con bị ngạt trong ô tô tại Hải Phòng
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Thông tin từ Bệnh viện Trung ương quân đội 108, hiện tại tình trạng của 2 bố con ổn định, tiếp tục được theo dõi và ra viện trong thời gian tới.

Mỗi năm chúng ta 'ăn' ít nhất 50.000 hạt vi nhựa, vậy nó tác động thế nào đến sức khỏe?
Sống khỏe - 7 giờ trướcGiáo sư Ravindra Khaiwal, Khoa Y học Cộng đồng và Trường Y tế Công cộng, Viện Nghiên cứu và Giáo dục Y khoa Sau Đại học (PGIMER), Chandigarh cảnh báo, từ những phần sâu nhất của đại dương đến phổi, vi nhựa dường như đã xâm nhập vào mọi khía cạnh của sự tồn tại của chúng ta.

Mâu thuẫn với gia đình, cô gái 25 tuổi uống thuốc diệt cỏ tự tử
Y tế - 8 giờ trướcGĐXH – Bệnh nhân được đưa đi cấp cứu trong tình trạng bị ngộ độc nặng, nếu không xử trí kịp thời nguy cơ tử vong rất cao.

Giảm đau do viêm khớp có thể áp dụng 7 cách này
Sống khỏe - 11 giờ trướcViêm khớp có thể gây đau, sưng... ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày của người mắc. Có một số cách có thể giúp người bệnh giảm đau.

Xác định được kiểu gene của Enterovirus 71 gây bệnh tay chân miệng nặng
Y tế - 13 giờ trướcTối 5/6, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, kết quả giải trình tự gene của nhóm nghiên cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh đã xác định B5 là kiểu gene (subgenotype) của Enterovirus 71 (EV71) - tác nhân gây bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em vừa được phát hiện quay trở lại qua các trường hợp nặng tại 3 bệnh viện nhi của Thành phố.

Uể oải, mệt mỏi vào mùa hè có thể do thiếu hụt 4 loại vitamin này
Sống khỏe - 14 giờ trướcMột trong những triệu chứng điển hình của việc thiếu hụt vitamin là cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi và uể oải.

Ứng dụng phương pháp giảm béo an toàn và bền vững tại Việt Nam
Sống khỏe - 1 ngày trướcĂn kiêng nghiêm ngặt hay tập luyện "điên cuồng" để ép cân đều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làn da. Giảm cân bền vững bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống, thói quen luyện tập khoa học mới là giải pháp hiệu quả nhất để duy trì cân nặng và cải thiện sức khỏe.

Thông tin mới nhất về vụ 3 bố con bị ngạt trong ô tô tại Hải Phòng
Y tếGĐXH - Thông tin từ Bệnh viện Trung ương quân đội 108, hiện tại tình trạng của 2 bố con ổn định, tiếp tục được theo dõi và ra viện trong thời gian tới.