Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hiệu quả giải pháp quản lý nguy cơ ngộ độc thực phẩm do bánh trôi ngô tại tỉnh Hà Giang

Thứ sáu, 11:00 21/02/2020 | Sống khỏe

Bánh trôi ngô là món ăn truyền thống có từ lâu đời của đồng bào dân tốc H’mong có ý nghĩa văn hóa – xã hội. Trước năm 2015, năm nào cũng xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh trôi ngô (bánh trôi ngô, bánh ngô nướng, bánh ngô rán) gây hậu quả rất nặng nề về tính mạng, an sinh – xã hội.

Hiệu quả giải pháp quản lý nguy cơ ngộ độc thực phẩm do bánh trôi ngô tại tỉnh Hà Giang - Ảnh 1.

Ngộ độc bánh trôi ngô tại Hà Giang

Từ năm 2007 – 2014, tại tỉnh Hà Giang đã xảy ra 18 vụ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh trôi ngô với 94 người mắc, trong đó tử vong là 35 người. Trong năm 2012 xảy ra 4 vụ với 14 người mắc và đã gây 11 người tử vong (chiếm 78,6% số người mắc) và trong đó có vụ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh trôi ngô gây mắc 4 người và làm tử vong cả 4 người tại xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.

Ngộ độc thực phẩm do ăn bánh trôi ngô tại tỉnh Hà Giang xảy ra ở vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, mẫu thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc không còn để điều tra, đánh giá; giả thuyết tác nhân gây ngộ độc thực phẩm được đưa ra nhưng kiểm nghiệm lại không kết luận được. Mặc dù được các cơ quan chức năng tích cực triển khai nhiều biện pháp điều tra, nghiên cứu, phân tích và đánh giá nhưng vẫn không xác định được nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ (Bước đánh giá nguy cơ), đề xuất các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm do ăn bánh trôi ngô (Bước quản lý nguy cơ), tổ chức thông tin, tuyên truyền phòng chống ngộ độc thực phẩm do ăn bánh trôi ngô (Bước truyền thông nguy cơ). Ngộ độc thực phẩm do ăn bánh trôi ngô tại Hà Giang được xác định là vấn đề bức xúc, thuộc trách nhiệm của ngành y tế nói chung và của Sở Y tế Hà Giang nói riêng.

Hiệu quả giải pháp quản lý nguy cơ ngộ độc thực phẩm do bánh trôi ngô tại tỉnh Hà Giang - Ảnh 2.

Ẩn hoạ khó lường từ bột ngô mốc

Đến năm 2012, với cách tiếp cận mới trong công tác phòng chống bằng phương pháp phân tích nguy cơ, Cục An toàn thực phẩm đã phối hợp với Trung tâm phòng chống nhiễm độc – Học viện Quân y và Sở Y tế tỉnh Hà Giang triển khai nghiên cứu đánh giá nguy cơ và tổ chức triển khai áp dụng giải pháp quản lý nguy cơ đối với ngộ độc thực phẩm do ăn bánh trôi ngô tại tỉnh Hà Giang dựa trên kết quả nghiên cứu đánh giá nguy cơ này. Kết quả giám sát ngộ độc sau khi ứng dụng giải pháp này tại tỉnh Hà Giang từ năm 2013 – 2019 cho thấy: Năm 2013, 2014 vẫn xảy ra 1 – 2 vụ ngộ độc thực phẩm với 3 – 4 người chết do ăn bánh trôi ngô, nhưng từ năm 2015 đến nay (5 năm liên tục) đã không ghi nhận xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh trôi ngô. Trong khuôn khổ bài viết này, Cục An toàn thực phẩm tóm tắt hiệu quả đích thực và bền vững trong công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm dựa trên phương pháp phân tích nguy cơ tại Việt Nam trong thời gian qua.

Sau hơn 1 năm triển khai tích cực, nghiêm túc, kịp thời kế hoạch, đề cương nghiên cứu ngộ độc thực phẩm do ăn bánh trôi ngô tại Hà Giang (từ tháng 7 năm 2012), các cơ quan quản lý và đơn vị chuyên môn đã hoàn thành các mục tiêu đề ra. Đã cung cấp bằng chứng khoa học trong đánh giá nguy cơ, đề xuất giải pháp then chốt "Giải pháp vàng" trong phòng chống ngộ độc thực phẩm do ăn bánh trôi ngô. Cụ thể:

1. Kết quả nghiên cứu đã mô tả triệu chứng chính xuất hiện từ 1 – 17 giờ sau khi ăn là buồn nôn, nôn, đau bụng; tức ngực, khó thở, mệt nhiều; xuất tiết dịch mũi trong/hoặc mầu hồng, sùi bọt mép; nôn, ho ra máu; da, niêm mạc tím tái, nhợt nhạt/hoặc vàng; hôn mê. Xét nghiệm men gan (AST, ALT), bilirubin tăng cao; tiểu cầu giảm; nhịp tim nhanh. Bệnh nhân tử vong sớm (trước 24 giờ có triệu chứng nổi trội là phù phổi cấp); bệnh nhân tử vung muộn (ngày thứ 3 - 5 có triệu chứng nổi trội là tổn thương gan, thận); bệnh nhân sống sót (các triệu chứng nổi trội là triệu chứng tiêu hóa, tổn thương gan, thận mức độ nhẹ).

2. Kết quả thử nghiệm xác định triệu chứng lâm sàng, đánh giá tổn thương giải phẫu bệnh, biến đổi các chỉ tiêu sinh hóa trên động vật (chuột và thỏ) và nuôi cấy xác định nấm mốc, loại độc tố có mặt trong mẫu bánh trôi ngô đã sử dụng trực tiếp trong vụ ngộ độc thực phẩm:

- Đã thử nghiệm xác định liều gây chết của mẫu bánh trôi ngô qua đường tiêu hóa trên thỏ là 3,1 – 3,4g/kg trọng lượng. Ở liều gây độc này, triệu chứng lâm sàng thường diễn ra ở giờ thứ 7 – 10 với biểu hiện khó thở, tiết dịch mũi miệng, có bọt khí ở mũi, mệt; đến giờ thứ 16 tăng tiết dịch, xuất huyết quang mũi, miệng, suy hô hấp nặng, ngừng thở và chết. Xét nghiệm men gan (AST, ALT), bilirubin đều tăng so với trước khi gây độc. Hình ảnh tổn thương chỉ thấy ở phổi thỏ bị ngộ độc bánh trôi ngô phù nề, xuất tiết, xuất huyết, tràn khí và tổn thương vách phế nang (Hình ảnh phù phổi cấp). Các biểu hiện ở thỏ bị ngộ độc bánh trôi ngô khá giống với biểu hiện trong các vụ ở người.

- Kết quả kiểm nghiệm phát hiện độc tố có mặt trong mẫu bánh trôi ngô đã sử dụng trực tiếp trong vụ ngộ độc thực phẩm là Ochratoxin A; chủng nấm mốc là Aspergillus và Penicilline.

3. Kết quả nghiên cứu phát hiện yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm vi nấm, độc tố vi nấm trong bánh trôi trôi ngô:

- Quy trình chế biến bánh trôi ngô của đông bào dân tộc H’mông tại Hà Giang: Ngô nếp hạt (nguyên liệu) – Xay vỡ (thành 3–4 mảnh) – Ngâm vào nước 15 ngày (trong chậu thì thay nước 1 lần/ngày/hoặc cho vào bao tải và ngâm ở suối nước chảy) – Xay thành bột nước (ngô đã ngâm xay với nước) – Làm ráo nước bột (đổ bột nước ngô xay vào túi vải và treo lên khoảng 1 ngày) – Chế biến thành bánh trôi ngô (nhào bột, nặn viên cho vào nồi nước đường đun sôi đến chin hoặc nặn thành bánh cho vào rán với mỡ hoặc cho vào bếp để nướng).

- Nguy cơ gây ô nhiễm vi nấm, độc tố vi nấm trong bánh trôi trôi ngô trong các vụ ngộ độc bánh trôi ngô tại Hà Giang được xác định là sử dụng Bột ngô ráo nước (để lâu nhiều ngày trước khi chế biến lần đầu/hay phần bột còn dư bị mốc) chế biến bánh trôi ngô (tất cả các dạng chế biến).

4. Đề xuất giải pháp then chốt trong phòng chống ngộ độc thực phẩm do ăn bánh trôi ngô tại tỉnh Hà Giang là: Tuyệt đối không sử dụng Bột ngô ráo nước (để lâu nhiều ngày trước khi chế biến lần đầu/hay phần bột còn dư bị mốc) chế biến bánh trôi ngô đối với tất cả các dạng chế biến.

Với chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý ngành, Cục An toàn thực phẩm đã chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, Sở Y tế tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các ngành chức năng của địa phương triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục đến từng hộ gia đình bằng nhiều hình thức phong phú để chuyển tải thông điệp những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe, kinh tế - xã hội, các nguy cơ xảy ra và biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm do ăn bánh trôi ngô. Với kết quả giám sát ngộ độc thực phẩm do ăn bánh trôi ngô tại tỉnh Hà Giang từ năm 2013 – 2019 cho thấy đã "chuyển đổi" bền vững được hành vi nguy cơ gây ra ngộ độc thực phẩm trong chế biến, sử dụng bánh trôi ngô - món ăn truyền thống có từ lâu đời của đồng bào dân tốc H’mông.

 Với sự thành công không để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh trôi ngô nào tại tỉnh Hà Giang trong suốt 5 năm liên tục (năm 2015 đến năm 2019), dựa trên kết quả nghiên cứu đánh giá nguy cơ và triển khai áp dụng giải pháp quản lý nguy cơ đối với ngộ độc thực phẩm là bằng chứng khoa học và thực tiễn "sống" để triển khai công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới tại Việt Nam, phòng chống ngộ độc thực phẩm dựa trên phương pháp phân tích nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
4 loại trứng càng ăn càng có hại cho cơ thể

4 loại trứng càng ăn càng có hại cho cơ thể

Sống khỏe - 3 phút trước

GĐXH - Trứng nứt, trứng sống, trứng lòng đào, trứng chế biến quá kỹ... đều không tốt cho cơ thể, dễ gây tăng cân, nhiễm khuẩn.

5 cách ''làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách ''làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 12 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Ổi được biết đến là một loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến loại lá này.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Sự thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư...

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Trà xanh không chỉ ngon mà còn nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó giúp chống oxy hóa cực mạnh, chống các gốc tự do và làm giảm quá trình lão hóa và tất nhiên là cả giảm cân nữa rồi.

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Sống khỏe - 1 ngày trước

Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày đã trở thành một khuyến nghị phổ biến được sử dụng để thúc đẩy hoạt động thể chất thường xuyên. Tuy nhiên, cần làm gì để thực hiện đủ mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày?

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Top