Ho dai dẳng suốt 3 tuần, bé 2 tháng tuổi ở Nghệ An được phát hiện mắc bệnh truyền nhiễm, khuyến cáo trẻ có dấu hiệu này cần nhập viện ngay!
GĐXH - Cơn ho thường kéo dài và xuất hiện nhiều về đêm. Dù đã được điều trị tại một phòng khám tư, nhưng triệu chứng của trẻ không những không đỡ mà còn nặng hơn.
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết đã tiếp nhận một bệnh nhi 2 tháng tuổi nhập viện vì ho dai dẳng liên tục trong 3 tuần.
Gia đình cho biết, ban đầu, những cơn ho thường kéo dài và xuất hiện nhiều về đêm. Dù đã được điều trị tại một phòng khám tư, triệu chứng của trẻ vẫn không đỡ. Thậm chí, bé ho nhiều hơn, đến mức tím tái nên được gia đình đưa đi khám tại bệnh viện.

Ảnh minh họa
Tại đây, từ kết quả xét nghiệm và khám lâm sàng, bé được chẩn đoán mắc bệnh ho gà. Sau khi điều trị theo phác đồ, trẻ giảm ho, sức khoẻ ổn định và sớm được cho ra viện.
Theo bác sĩ, ho kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như mắc bệnh lý ở phổi, hen suyễn, viêm mũi xoang, viêm tai, trào ngược dạ dày - thực quản, bệnh tim mạch, ho do thuốc, thậm chí do tâm lý...
Tất cả trẻ có tình trạng ho kéo dài đều nên được đi khám, xét nghiệm đầy đủ để xác định nguyên nhân và dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Ho gà có biểu hiện thế nào?
Sau khoảng 5 – 10 ngày kể từ khi nhiễm khuẩn, bệnh bắt đầu có những triệu chứng đầu tiên như: Đau họng, ho, sốt nhẹ và cảm lạnh.
Điểm đặc biệt ở bệnh ho gà, cơn ho sẽ ngày càng nặng, tạo thành cơn ho kịch liệt, diễn ra trong 1 - 2 tuần, thậm chí kéo dài 1 - 2 tháng hoặc lâu hơn tùy thuộc vào cách điều trị và thể trạng sức khỏe của người bệnh.
Đối với trẻ, khi ho, trẻ thường ho rũ rượi không thể tự kiểm soát được, tiếp đến là thở rít tựa như tiếng gà gáy. Cơn hò thường đi kèm với nhiều đờm, dãi và gây nôn.
Bệnh ho gà ở trẻ nguy hiểm thế nào?
Bệnh ho gà thường không gây nguy hiểm ở người lớn và trẻ vị thành niên. Các triệu chứng xảy ra ở mức độ nhẹ, có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, ho gà ở trẻ em là một bệnh lý nguy hiểm, không chỉ gây biến chứng mà còn đe dọa tính mạng của trẻ. Ở trẻ có hệ miễn dịch suy giảm, chưa tiêm vaccine phòng ngừa ho gà, bệnh có diễn tiến nhanh chóng và nặng hơn.

Ảnh minh họa
Bệnh ho gà lây truyền qua đường nào?
Ho gà là một bệnh lý chỉ xuất hiện ở người, không xảy ra ở động vật. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng, nguy cơ bùng phát thành dịch cao. Nguy cơ mắc bệnh trên 80% khi tiếp xúc gần với người mắc bệnh.
Bệnh lây nhiễm mạnh nhất kể từ khi bệnh nhân bắt đầu có những triệu chứng đầu tiên. Con đường lây lan bệnh chủ yếu thông qua đường hô hấp. Khi người khỏe mạnh tiếp xúc với các giọt bắn có chứa vi khuẩn Bordetella Pertussis do người bệnh phát tán ra môi trường bên ngoài khi ho, hắt hơi, hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở họng, mũi, đờm, chất nôn, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Theo cảnh báo của Cục Y tế Dự phòng Việt Nam, bệnh ho gà có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt độ tuổi, giới tính, dân tộc và khu vực sống.
5 biến chứng đáng sợ của bệnh ho gà
Đa số biến chứng của bệnh ho gà xuất hiện khi bệnh phát sinh bội nhiễm do chăm sóc và điều trị muộn, không đúng cách. Các biến chứng thường gặp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe gồm:
Viêm phổi – viêm phế quản
Biến chứng viêm phổi – viêm phế quản thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ bị suy dinh dưỡng hay có sức đề kháng yếu. Biến chứng có thể bắt đầu từ tuần thứ 2 sau khi các cơn ho xuất hiện, gây nên các triệu chứng như sốt cao kéo dài, mệt mỏi, da tái xám. Một số trường hợp trẻ có thể khó thở khi bệnh tiến triển nặng.
Suy hô hấp
Bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh xảy ra ở mức độ nghiêm trọng có thể gặp phải biến chứng suy hô hấp. Biến chứng này khiến trẻ tăng cân bất thường, phù mặt và chân, tăng huyết áp, mạch đập nhanh, nổi tĩnh mạch cổ và có thể dẫn đến suy tim, gan to, đau…

Ảnh minh họa
Gây thiếu oxy
Suy hô hấp do ho gà có thể gây tổn thương hệ thần kinh và một số bệnh lý về não bộ nghiêm trọng như viêm não, xuất huyết não, phù não,… Các tổn thương này có thể xuất hiện từ tuần đầu tiên khi trẻ xuất hiện cơn ho gà với các triệu chứng như sốt cao đột ngột, da xám, môi tím, chân tay lạnh, xuất hiện co giật,… Khi có các biểu hiện này, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao, cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.
Ngoài các biến chứng trên, bệnh ho gà có thể gây nên một số biến chứng khác như xuất huyết kết mạc, tràn khí màng phổi, thắt thoát vị, sa trực tràng, viêm tai giữa, động kinh, chậm phát triển trí tuệ, tê liệt, thoát vị rốn và trực tràng,…
Chăm sóc trẻ bị ho gà
Đối với trẻ dưới 1 tuổi, khi có dấu hiệu mắc bệnh ho gà, trẻ sẽ được yêu cầu nhập viện để theo dõi và điều trị tích cực nhằm ngăn ngừa cơn ho khiến trẻ ngạt thở, ngừng thở.
Dựa vào thể trạng sức khỏe, độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu nhất cho trẻ.
Trẻ cần được hỗ trợ hút đờm dãi khi cơ thể tiết ra quá nhiều. Nếu trẻ gặp các vấn đề về hô hấp, khó thở, trẻ có thể được hỗ trợ thở oxy, thở máy. Đồng thời, bù nước, bù điện giải và bổ sung đủ dưỡng chất là một trong những nguyên tắc quan trọng trong điều trị ho gà.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.