Hoảng hồn ngực biến dạng, nhăn nhúm sau bơm mỡ nâng cấp vòng 1
GiadinhNet - Người phụ nữ U40 vì muốn nâng cấp vòng 1 nên đã nghe lời người quen đi bơm "mỡ Thái Lan tự thân", ai ngờ sau 5 năm, ngực chị nhăn như quả táo tàu, biến dạng hoàn toàn.
Cách đây 5 năm, chị T.T.N (SN 1985, tên nhân vật đã được thay đổi) nghe theo lời giới thiệu nên tìm đến một tiệm spa ở Hà Nội để bơm "mỡ Thái Lan tự thân" nâng cấp ngực. Tổng chi phí cho ca cải tạo này là 30 triệu đồng.
Thời gian đầu sau bơm, chị N bỗng sở hữu đôi gò bồng đảo căng đầy. Chị rất hài lòng, tự tin.
Tuy nhiên, 1 năm sau, chị bắt đầu thấy ngực nổi những cục gồ ghề, chạm vào cảm giác đau, khó chịu. Đi viện khám, chị được biết đó là những cục silicon lỏng bị vón cục, không hề là "mỡ Thái Lan tự thân" như chị vẫn tưởng.

Chịu đựng nỗi đau suốt hơn 3 năm, chị N (đã đổi tên) mới đi viện khám, nạo vét hậu quả của bơm silicon lỏng
Dù đã được lấy phần silicon vón cục ra khỏi cơ thể nhưng chị N vẫn còn thấy trong ngực có những cục cứng, vón cục, sờ vào rất đau. Tuy vậy, người phụ nữ U40 này vẫn chịu đựng được gần 3 năm, tuyệt nhiên không nói cho người thân biết.
Gần đây, chị N rất lo lắng vì ngực ngày càng nhăn nhúm, biến dạng, đau nhức thường xuyên, khó thở, chị mới đến Bệnh viện K khám.
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị biến chứng do bơm silicon lỏng dẫn đến nổi u cục sần sùi, ngực sưng đau, buộc phải nạo vét và buộc cắt bỏ tuyến sữa của bệnh nhân.
Tuy nhiên, do chất silicon lỏng được tiêm vào ngực đã di chuyển đi khắp nơi nên nạo vét một lần vẫn không thể dứt điểm. Cách đây 3 tháng, nữ bệnh nhân lại phải vào Bệnh viện K để nạo vét silicon thêm một lần nữa. Ngực bệnh nhân bị co rúm, lõm sâu, mất hoàn toàn hình dáng bầu ngực.
BS Trần Sinh Lục - Chuyên ngành phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Đại học Y Hà Nội, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân cho biết, khi đến khám, chị này rất mất tự tin. Silicon đã thâm nhiễm vào các vùng mô, ngực cứng như đá, có nguy cơ tạo các ổ viêm phá hủy ra ngoài vùng da bệnh nhân.
Để xử trí trường hợp này, bác sĩ sẽ đặt túi ngực kết hợp với mỡ tự thân để làm mềm những vùng da bị cứng. Tuy nhiên, BS. Lục đánh giá đây là một ca tương đối khó, do cơ thể bệnh nhân vẫn có thể còn silicon lỏng, việc đặt túi cần đảm bảo không gây tình trạng thải loại.
BS Lục cũng cảnh báo thực tế còn nhiều bệnh nhân bị tình trạng như nữ bệnh nhân này nhưng chưa được can thiệp y tế. Do một thời gian trào lưu tiêm "mỡ tự thân" - thực chất là silicon lỏng rộ lên thành mốt do chi phí rẻ, nhiều người lựa chọn phương pháp này.
Chỉ trong tháng 1/2019, bác sĩ đã tiếp nhận 3 ca có tiền sử tiêm silicon lỏng, trong đó có 1 ca tiêm vào mặt, 2 ca tiêm vào mông và ngực. Ca tiêm silicon vào mặt không thể xử lý được triệt để do lấy silicon ở mặt rất khó khăn, có nguy cơ ảnh hưởng đến thần kinh, tuyến nước bọt, nguy cơ gây liệt mặt, bệnh nhân phải chấp nhận sống chung với cục vón silicon suốt đời.
Theo các chuyên gia, trên thị trường không hề có mỡ nhân tạo mà đó chỉ là silicon dạng lỏng được thổi phồng công dụng. Đây là chất đã bị ngành y tế cấm dùng trong phẫu thuật thẩm mỹ từ năm 1992 do thường xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
T.Nguyên

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 1 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 1 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 2 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 23 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặpGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.