Hà Nội
23°C / 22-25°C

Học khối ngành xã hội và nhân văn có khó xin việc?

Chủ nhật, 08:09 20/03/2016 | Xã hội

Khối ngành khoa học xã hội và nhân văn đang có xu hướng bị các trường thu hẹp quy mô đào tạo. Một số chuyên gia cho rằng cạnh tranh nghề nghiệp ở khối ngành này khá lớn.

Theo thống kê của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD&ĐT, trong số hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ tại các địa phương năm 2013, chỉ 6% học sinh lựa chọn thi khối C. Năm 2015, 15,3% thí sinh đăng ký dự thi Lịch sử, thấp nhất trong số các môn tự chọn trong kỳ thi THPT quốc gia.

Thu hẹp dần ngành khoa học xã hội và nhân văn

Liên tiếp những năm qua, số học sinh thi vào các ngành khoa học xã hội ngày càng ít đi, quy mô đào tạo các ngành Văn học, Lịch sử, Triết học cũng thu hẹp dần.

Trước băn khoăn của nhiều học sinh cho rằng học ngành xã hội và nhân văn lạc hậu, lương thấp, thạc sĩ Đinh Việt Hải, Phó trưởng phòng Đào tạo, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: Thực tế, có sinh viên ngành Đông phương học đã hưởng lương 7 triệu đồng một tháng từ năm thứ ba tại công ty nước ngoài. Ra trường, cử nhân ngành này có thể nhận lương từ 17 đến 30 triệu đồng.

Thạc sĩ Đinh Việt Hải, Phó trưởng phòng Đào tạo, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Ảnh: Quyên Quyên.

"Tuy nhiên, giờ làm và thời gian đi lại từ 6h sáng đến 21h. Như vậy, đây cũng được gọi là lương cao dù bạn sẽ phải đánh đổi nhiều thời gian của tuổi thanh xuân", ông Hải nói.

Vị Phó trưởng phòng Đào tạo cũng cho hay một số ngành như Tâm lý học, Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành sẽ được trả lương theo tổ chức doanh nghiệp, tùy từng nơi khác nhau.

Một số ngành như Lịch sử, Triết học, Chính trị học chủ yếu làm việc trong cơ quan Nhà nước. Học sinh nên nhờ những người trong nghề tư vấn về chế độ và thu nhập.

Bên cạnh đó, học khối ngành khoa học xã hội và nhân văn, sinh viên có thể chuyển đổi công việc sang lĩnh vực liên quan tương đối dễ dàng. Vì vậy, thị trường lao động cạnh tranh lớn, bởi không chỉ có những người học và làm cùng ngành nghề với mình, mà mở rộng thêm ngành nghề khác.

Dự đoán Tâm lý học “lên ngôi”

Bạn đọc có câu hỏi về tuyển sinh cần tư vấn có thể gửi đến địa chỉ email toasoan@zing.vn.

Cũng theo ý kiến của thạc sĩ Đinh Việt Hải, khi Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN từ ngày 31/12/2015, lĩnh vực Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành sẽ thu hút người lao động từ khu vực các nước Đông Nam Á đến làm việc tại Việt Nam. Bởi vậy, ngành này sẽ có nhiều cạnh tranh hơn.

Sinh viên sau khi ra trường có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch, nhân viên điều hành, nhà quản lý, hoạch định những chính sách phát triển du lịch Việt Nam, hoặc tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn trong và ngoài nước.

Trong số các ngành khoa học xã hội và nhân văn, Tâm lý học được các chuyên gia nhận định có nhiều triển vọng.

Sinh viên sẽ được học về Tâm lý học Quản trị Kinh doanh (hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết bài toán về nhân sự, thị trường lao động, tâm lý), hay Tâm lý học lâm sàng.

Trong xã hội công nghiệp, con người bận rộn, năng động hơn, cuộc sống vật chất đầy đủ hơn, nhưng cũng phải đối mặt những hiện tượng tâm lý khác. Vì thế, nhu cầu về lĩnh vực này có thể tăng.

Bên cạnh đó, Tâm lý học tham vấn, Tâm lý học trị liệu sẽ được đẩy mạnh khi Bộ GD&ĐT đang dự thảo đề án đưa cán bộ tâm lý học đường vào các trường phổ thông, sẽ mở rộng tuyển những người sẽ được đào tạo về ngành này.

TS Phạm Mạnh Hà - chuyên gia tư vấn (Học viện Thanh thiếu niên) cũng cho rằng sắp tới, mỗi trường đều phải có cán bộ chăm sóc tâm lý cho học sinh. Đây là cơ sở để nhu cầu nhân lực ngành Tâm lý học tiếp tục tăng.

Có nhất thiết phải vào nhà nước?

TS Phạm Mạnh Hà nhấn mạnh thị trường lao động làm việc tại các cơ quan nhà nước ngày càng thu hẹp dần, vì vậy nếu học sinh nghĩ bắt buộc phải vào cơ quan nhà nước là điều khó khăn.

Ông Hà dẫn thông tin theo kế hoạch của Bộ Nội vụ, các bộ, ngành, địa phương phải tinh giản tối thiểu 10%, có nơi 20% cán bộ công chức, viên chức từ năm 2015 tới 2021. Vì vậy, việc tuyển bổ sung nhân sự mới rất ít, học sinh hãy thận trọng khi nghĩ đến việc lựa chọn công việc vào nhà nước.

“Những học sinh có gia đình, người quen làm cùng lĩnh vực thuộc cơ quan nhà nước sẽ có nhiều cơ hội hơn”, TS Hà nêu quan điểm.

Thạc sĩ Ngô Xuân Hiếu, Trưởng phòng Công tác Sinh viên, ĐH Hà Nội gửi thông điệp: “Những học sinh luôn trăn trở mình không phải 'con ông cháu cha', không có nhiều tiền thì không vào nhà nước. Các em đừng nghĩ đến điều đó, hãy nghĩ đến đam mê của mình để lựa chọn ngành nghề phù hợp”.

Theo Zing.vn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nam: 2 nữ sinh không may bị trượt chân ngã xuống hồ đuối nước thương tâm

Hà Nam: 2 nữ sinh không may bị trượt chân ngã xuống hồ đuối nước thương tâm

Thời sự - 7 phút trước

GĐXH - Một nhóm học sinh ở xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam rủ nhau ra hồ nước sau chân núi Mâm Xôi chơi. Không may, 2 em bị trượt chân dẫn đến đuối nước thương tâm.

Video: Thót tim cảnh người phụ nữ đi xe máy bất ngờ trượt ngã đúng lúc xe tải đi tới

Video: Thót tim cảnh người phụ nữ đi xe máy bất ngờ trượt ngã đúng lúc xe tải đi tới

Đời sống - 17 phút trước

GĐXH - Xe máy do người phụ nữ điều khiển khi đang tăng tốc vượt qua xe đạp phía trước thì bất ngờ trượt ngã ra đường, đúng lúc một xe tải từ hướng ngược lại tiến tới.

Truy tố người đàn ông hành hạ cụ già 86 tuổi

Truy tố người đàn ông hành hạ cụ già 86 tuổi

Pháp luật - 19 phút trước

Theo cáo buộc của VKS, Huỳnh Văn Giỏi nhiều lần quát tháo, chửi bới và dùng tay kéo lê, dùng chân đá vào người cụ T.

Học phí đắt đỏ, phụ huynh ‘đau đầu’ lựa chọn trường cho con

Học phí đắt đỏ, phụ huynh ‘đau đầu’ lựa chọn trường cho con

Xã hội - 22 phút trước

GĐXH - Việc chọn trường công hay tư cho con khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Để tìm được một môi trường giáo dục tốt, phù hợp với các em học sinh và điều kiện của từng gia đình là điều không đơn giản.

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Pháp luật - 22 phút trước

GĐXH - Theo Luật Đất đai 2024, việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất. Quy định này giúp người dân có đất bị thu hồi sớm "an cư, lạc nghiệp" để tiếp tục phát triển kinh tế.

6 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam lọt bảng xếp hạng châu Á

6 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam lọt bảng xếp hạng châu Á

Giáo dục - 54 phút trước

6 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng châu Á năm 2024 của Times Higher Education.

Cô gái 'ngáo đá' cầm dao xông vào trụ sở công an, tấn công 2 người

Cô gái 'ngáo đá' cầm dao xông vào trụ sở công an, tấn công 2 người

Pháp luật - 1 giờ trước

Sau khi sử dụng ma túy, Bích có biểu hiện "ngáo đá" và cầm dao xông vào trụ sở công an phường ở TPHCM, tấn công 2 người.

Hà Nội: Sau va chạm, ô tô Mercedes nằm 'phơi bụng'

Hà Nội: Sau va chạm, ô tô Mercedes nằm 'phơi bụng'

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Ô tô nhãn hiệu Mercedes di chuyển đến địa phận huyện Thanh Oai, Hà Nội bất ngờ lao vào xe máy đi cùng chiều, sau đó tiếp tục lao lên vỉa hè, đâm vào cột đèn chiếu sáng và bật ngửa “phơi bụng”.

Thông tin mới nhất vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai khiến 6 người tử vong

Thông tin mới nhất vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai khiến 6 người tử vong

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Liên quan đến vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai khiến 6 người tử vong, cơ quan công an đã tiến hành làm việc với các đơn vị liên quan để phục vụ công tác điều tra.

Tiết lộ 5 'bí kíp' ôn thi thần tốc dễ đạt điểm cao tối đa

Tiết lộ 5 'bí kíp' ôn thi thần tốc dễ đạt điểm cao tối đa

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Trong giai đoạn gấp rút, làm thế nào để tóm tắt và 'ôm gọn' kiến thức một cách hiệu quả cao đang là vấn đề được nhiều bạn học sinh cuối cấp tìm đến.

Top