Học phi công Pháp kỹ năng sinh tồn khi nhảy dù xuống biển
GiadinhNet - Theo trung tâm Đào tạo Cứu hộ và Sinh tồn thuộc không quân Pháp, để có thể cứu lấy mạng sống của mình khi nhảy dù xuống biển, các phi công phải thực hiện quy trình bốn bước bắt buộc.
Phi công Pháp huấn luyện sinh tồn trên biển. Ảnh: Ministre de la Defense
Khi tín hiệu báo động nhấp nháy trên bảng báo hiệu sự cố, điều đầu tiên các phi công lái máy bay chiến đấu nghĩ đến là phải tìm mọi cách đảm bảo an toàn cho máy bay của mình. Tuy nhiên, nếu mọi nỗ lực cứu máy bay đều vô ích, họ sẽ buộc phải nhấn vào chiếc nút màu đỏ đằng trước ghế lái để kích hoạt ghế phóng dù.
Nhưng việc thoát được ra ngoài chưa có nghĩa là mạng sống của các phi công được đảm bảo, trước mắt họ lúc này là một khoảng thời gian đấu tranh sinh tồn khó khăn mà chỉ những người được đào tạo bài bản và có tinh thần thép mới có thể vượt qua.
Thử thách càng trở nên khắc nghiệt hơn khi các phi công phải nhảy dù xuống mặt biển rộng lớn, nơi mạng sống của con người trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Theo trung tâm Đào tạo Cứu hộ và Sinh tồn thuộc không quân Pháp, để có thể cứu lấy mạng sống của mình khi nhảy dù xuống biển, các phi công phải thực hiện quy trình bốn bước bắt buộc.
1. Tìm mọi cách giữ bình tĩnh, tránh hoảng loạn không cần thiết
Đầu tiên, phi công cần phải cố gắng tiếp nước một cách an toàn, tháo dù khỏi người, điều chỉnh trang phục cho phù hợp với môi trường nhiệt độ nước biển (trường hợp thời tiết nắng nóng, phi công phải cởi bỏ bớt bộ đồ phòng hộ), tiếp cận và ổn định vị trí trên phao cứu hộ tự bơm.
2. Kích hoạt các thiết bị vô tuyến điện hoặc bắn pháo sáng để báo hiệu vị trí
Sau khi ổn định xong bước 1, bước tiếp theo, phi công cần phải làm ngay đó là nhanh chóng kích hoạt các thiết bị vô tuyến điện hoặc bắn pháo sáng để báo hiệu vị trí cho lực lượng tìm kiếm cứu nạn, đồng thời chuẩn bị tinh thần có thể được giải cứu bất cứ khi nào.
3. Đảm bảo lượng nước cho cơ thể
Sau khi ổn định trên phao, các phi công sẽ phải nghĩ ngay đến việc đảm bảo lượng nước cho cơ thể (trong trường hợp không có máy lọc nước biển, các phi công có thể pha nước ngọt dự trữ trong bộ cứu hộ với nước biển theo một tỷ lệ nhất định.
4. Tìm kiếm các nguồn thực phẩm
Bước cuối cùng mới là việc tìm kiếm các nguồn thực phẩm. Trong thực tế, một phi công khỏe mạnh có thể sống sót suốt 15 ngày lênh đênh trên biển mà không cần đến thức ăn.
Với những trang bị và kỹ năng trên, cơ hội sống sót của phi công khi phải nhảy dù xuống biển là rất cao, tuy nhiên họ vẫn phải giữ một tinh thần thép để sẵn sàng chịu đựng những thử thách phía trước khi phải đơn độc chống chọi với biển khơi, có thể trong nhiều ngày trời.
Một bộ dụng cụ sinh tồn của phi công chiến đấu cơ Pháp. Ảnh: Ministre de la Defense
Bên cạnh việc bắt buộc phải thực hiện nghiêm chỉnh 4 bước trong quy trình trên thì phi công cũng cần phải có những phương tiện, dụng cụ hỗ trợ đắc lực để đảm bảo khả năng sống sót tuyệt đối khi phi công nhảy dù xuống biển. Với phi công pháp, bộ dụng cụ sinh tồn được lắp đặt bên dưới ghế phóng dù chính là bộ dụng cụ hỗ trợ đắc lực cho các phi công trong quy trình bốn bước này.
Các thành phần của bộ dụng cụ sinh tồn được quy định dựa trên địa hình hoạt động của máy bay chiến đấu như địa hình biển, địa hình sa mạc, địa hình rừng nhiệt đới.
Thông thường, một bộ dụng cụ sinh tồn cho các phi công hoạt động trên địa hình biển bao gồm một phao tự phồng dành cho người, một phao tự phồng dành cho thiết bị vô tuyến điện, pháo sáng chống nước, một số viên đạm, đường glucose để đảm bảo năng lượng cho phi công, một số chai nước uống có thể tích 100 ml, thiết bị lọc nước biển cỡ nhỏ, dao sắc, thiết bị câu cá và một số vật dụng như kính râm, son dưỡng môi chống nẻ.
Các chuyên gia Pháp đánh giá rằng thực phẩm không được ưu tiên nằm trong bộ dụng cụ sinh tồn này bởi con người có thể sống sót nhiều ngày mà không có thức ăn, tuy nhiên nếu không có kính râm, mắt của các phi công rất dễ bị tổn hại dưới ánh mặt trời gay gắt, đồng nghĩa với việc họ không thể thực hiện các kỹ năng duy trì sự sống.
Sáng 14/6, máy bay Su-30MK2 số hiệu 8585 cất cánh từ sân bay Sao Vàng (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) thực hiện nhiệm vụ huấn luyện. Ít phút sau, lúc 7h29, tín hiệu từ chiếc tiêm kích biến mất. Chiếc Su-30MK2 này đã gặp sự cố tại khu vực đảo Mắt, cách TP Vinh chừng 40 km. Vị trí này cách sân bay Sao Vàng khoảng 200 km.
Ngay trong buổi sáng, nhiều tàu biên phòng, cứu nạn người đã vào cuộc tìm kiếm. Các đồn biên phòng tuyến biển cũng đặt trong tình trạng chuẩn bị phương tiện lực lượng sẵn sàng cơ động khi có lệnh.
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An thành lập sở chỉ huy tại đảo Mắt với nhiệm vụ thường trực tìm kiếm máy bay mất liên lạc. Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn được thành lập để huy động nhiều lực lượng. Tổng số phương tiện tham gia lên tới con số hàng trăm, trong đó có máy bay Mi171, Mi172; tàu cảnh sát biển thuộc hải đội 2, hải đội 137, tàu kiểm ngư; hàng trăm tàu cá của ngư dân.
Hai phi công trên chiếc Su-30MK2 mất tích là thượng tá Trần Quang Khải (43 tuổi, Phó trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn 923) và thiếu tá Nguyễn Hữu Cường (39 tuổi) Phó phi đội trưởng phi đội 1, Trung đoàn 923 đều được đánh giá là dày dạn kinh nghiệm. Sau gần 1 ngày tìm kiếm, hiện đã tìm được 1 trong hai phi công trên chiếc máy bay Su - 30MK2 mất tích ngoài biển Nghệ An.
Vùng biển vịnh Bắc Bộ thời điểm máy bay mất liên lạc theo ghi nhận có gió mạnh cấp 6-7, tương đương cấp gió của áp thấp nhiệt đới, biển động nhẹ.
Phạm Hậu(th)
Tiết khí Tiểu Tuyết năm 2024 khi nào? Những điều cần kiêng kỵ để mang lại may mắn cho cuối năm không phải ai cũng biết
Ở - 36 phút trướcGĐXH – Tiểu Tuyết là tiết khí thứ 20 trong 24 tiết khí trong năm, nằm sau tiết Lập Đông và cũng là tiết khí thứ 2 của mùa đông. Năm 2024, tiết Tiểu Tuyết sẽ kéo dài đến 06/12/2024 và cần biết những điều kiêng kỵ này để mang đến may mắn cho cuối năm.
Bàn thờ để 3 chén hay 5 chén nước là đúng nhất
Phong thủy - 1 giờ trướcGĐXH - Dâng kỷ nước lên bàn thờ gia tiên thể hiện lòng biết ơn, tôn kính của con cháu với ông bà tổ tiên, cùng thần linh giữ nhà. Kỷ nước thường được đi theo bộ 3 chén hoặc 5 chén.
Đây là lý do vì sao người mệnh này không nên trồng hoa nhài trong nhà
Phong thủy - 3 giờ trướcGĐXH - Hoa nhài vừa đẹp lại có mùi thơm, giúp thư giãn tinh thần và mang ý nghĩa phong thủy nhất định. Tuy nhiên, bài viết dưới đây sẽ tiết lộ kiểu người không nên trồng hoa nhài và những tác động bất ngờ mà loài hoa này có thể gây ra.
Quế Vân chăm lau rửa biệt thự chục tỷ, tiết lộ dự định bất ngờ
Không gian sống - 16 giờ trướcGĐXH - Qua khoảnh khắc dọn nhà của Quế Vân cũng có thể thấy ban công xanh mát nhà nữ ca sĩ. Cô đã tạo nên không gian sống rất lý tưởng, đầy hơi thở thiên nhiên.
Chọn giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành đem đến tài lộc, may mắn tuần mới từ 25/11 - 1/12/2024
Ở - 16 giờ trướcGĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, chọn các khung giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành trong tuần mới từ 25/11 - 1/12/2024, bạn có thể tham khảo dưới đây để đón điều lành, tránh điều không may.
Sắp hết năm, hãy vứt ngay 4 thứ này trong nhà!
Mẹo vặt - 19 giờ trướcCuối năm, mỗi gia đình sẽ tổng vệ sinh và vứt bỏ những đồ đạc không dùng đến trong nhà, để nhà cửa luôn sạch sẽ, ngăn nắp.
Mẹo xử lý cửa kính bị hấp hơi nước
Mẹo vặt - 19 giờ trướcCửa kính trong nhà dễ bị hấp hơi nước vào những ngày mưa ẩm, hay khi nhiệt độ bên trong và bên ngoài chênh lệch nhiều, phải làm sao để xử lý?
Đừng dại lắp 5 kiểu rèm này trong nhà, có loại hại sức khỏe trầm trọng
Không gian sống - 19 giờ trướcDù đắt hay rẻ tiền thì vẫn phải cảnh giác với 5 loại rèm cửa này.
Cách trồng cây chanh trong chậu sai quả quanh năm
Mẹo vặt - 23 giờ trướcGĐXH - Cách trồng chanh trong chậu không chỉ mang lại không gian xanh mát cho ngôi nhà mà còn cung cấp những trái chanh tươi ngon, giàu nguồn vitamin C.
Mẹo cất giữ gia vị cực hay để căn bếp luôn gọn gàng
Mẹo vặt - 1 ngày trướcVới vô số loại chai lọ gia vị khác nhau, việc sắp xếp chúng sao cho khoa học và thẩm mỹ lại là bài toán không hề đơn giản.
Nên đóng hay mở cửa sau khi sử dụng nhà vệ sinh
Không gian sốngGĐXH - Nhà vệ sinh sử dụng nhằm mục đích con người thực hiện các công việc vệ sinh cá nhân, tắm rửa mỗi ngày, nhưng liệu người dùng có thật sự biết câu trả lời đúng cho câu hỏi: "Khi không sử dụng phòng vệ sinh, nên đóng hay mở cửa?".